Thế giới 7 ngày: Hành động ở Biển Đông, Trung Quốc tự cô lập mình

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố, những động thái mà Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông đang khiến Bắc Kinh tự cô lập mình.

1. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, Mỹ không tìm kiếm sự xung đột với Trung Quốc, song những động thái mà Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông đang khiến Bắc Kinh tự cô lập mình.

Đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép
 trên Biển Đông (Ảnh Reuters).

Khuyến khích các nước khác tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nói: "Chúng tôi không tìm cách yêu cầu người khác phải lựa chọn theo bên nào. Chúng tôi biết rằng ngày càng có nhiều quốc gia tìm đến với chúng tôi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì Trung Quốc đang có những bước đi mà tôi e rằng họ đang tự cô lập mình, thúc đẩy tình hình đi theo hướng mà không ai trong chúng ta mong muốn".

2. Một cơn bão tuyết được dự báo mạnh nhất kể từ năm 1922 tấn công thủ đô Washington và nhiều bang khác dọc bờ Đông nước Mỹ. 

Bão tuyết tấn công bờ Đông nước Mỹ (Ảnh ABC)

Cơn bão tuyết đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 85 triệu người dân Mỹ. Có ít nhất 20 bang của nước Mỹ đang nằm trong đường di chuyển của cơn bão. Trong đó, các bang Tennessee, North Carolina, Virginia, Maryland, Pennsylvania và D.C. đã thông báo tình trạng khẩn cấp

Văn phòng Chính phủ và các dịch vụ giao thông công cộng ở thủ đô Washington – gồm xe buýt - tạm ngưng hoạt động để tránh cơn bão tuyết tồi tệ nhất trong lịch sử. Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố lên kế hoạch ngừng chạy lúc 23 giờ tối 22/1 và dự kiến đóng cửa trong 2 ngày.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Virginia đã triển khai 400 binh sĩ để đối phó với các trường hợp khẩn cấp. Trong khi tại bang New York, 600 binh sĩ Vệ binh Quốc gia cũng trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Tính đến chiều 22/1 (theo giờ Mỹ), đã có 9 người thiệt mạng do bão tuyết. Theo đó, 3 người thiệt mạng do bão tuyết ở Washington D.C, Philadelphia và New York. Ngoài ra, các vụ tai nạn do băng tuyết cũng làm 6 người thiệt mạng tại các bang Arkansas, Tennessee và Kentucky.

3. Không khí lạnh kỷ lục và tuyết dày bao phủ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của hàng triệu người dân Trung Quốc.

Bắc Kinh, Trung Quốc đang hứng chịu đợt giá rét nhất trong hàng thập kỷ qua (Ảnh Tân Hoa xã).

Trung Quốc cũng đang ở trong tình trạng lạnh giá nhất trong hàng thập kỷ qua khi nhiệt độ trung bình giảm hơn 10 độ C so với cùng kỳ hàng năm. Tại thành phố Bắc Kinh nhiệt độ trung bình ở mức -14 đến -12 độ C, có nơi -17 độ C, là mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Ngày 23/1, Cơ quan khí tượng trung ương Trung Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo màu Vàng về tình trạng bão tuyết, trong khi Bộ Giao thông nước này cũng đưa ra cảnh báo cấp 1 (mức cảnh báo cao nhất) về khả năng xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Hàng trăm trạm tránh rét khẩn cấp với sức chứa hơn 100.000 người đã được lập nên, gần các nhà ga và bến xe khách giúp người dân tránh rét.

4. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 23/1 có cuộc gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhân chuyến thăm Tehran. Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đến thăm Iran kể từ sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này được dỡ bỏ. 

Đây là chặng dừng chân cuối trong khuôn khổ chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc đến 3 nước Trung Đông là Saudi Arabia, Ai Cập và Iran từ 19-23/1/2016.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP)
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ebrahim Rahimpour cho biết, nhân chuyến thăm lần này của Chủ tịch Trung Quốc, hai nước sẽ ký khoảng 16 hiệp định, bao gồm một thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Ai Cập của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 20-21/1, hai nước đã cam kết thúc đẩy hợp tác song phương theo sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, đồng thời ký kết 21 thỏa thuận hợp tác kinh tế-thương mại trị giá 15 tỷ USD.

5. Nhiều chuyên gia lo ngại, vòng đàm phán đa phương về vấn đề Syria, dự kiến diễn ra tại Geneva ngày 25/1 tới, có thể bị trì hoãn vì bất đồng Nga- Mỹ.

Tòa nhà đổ nát tại Salma, Syria (Ảnh AP)

Liên Hợp Quốc đứng ra làm trung gian để tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình Syria giữa chính phủ Syria và lực lượng đối lập, dự kiến sẽ diễn ra vào 25/1. Tuy nhiên, có những lo ngại cho rằng, vòng đàm phán đa phương về vấn đề Syria có thể bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do nhiều vấn đề, trong đó có bất đồng giữa Nga và Mỹ về thành phần đối lập tham gia đàm phán. 

Sau hội đàm tại Zurich (Thụy Sĩ) mới đây, ngoại trưởng hai nước vẫn chưa đi đến thống nhất về danh sách thành phần tham gia.

Nga và Iran đến nay vẫn phản đối lập trường của Saudi Arabia, Mỹ và châu Âu về việc kiên quyết loại bỏ Tổng thống Syria al-Assad khỏi tiến trình chuyển giao chính trị. Hay như việc Nga coi nhóm Ahrar-as-Sham và Jaish al-Islam là khủng bố và không được phép tham gia vào tiến trình chính trị Syria kéo dài 18 tháng do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, thì phương Tây cho rằng các phe nhóm này là hợp pháp.

6. Châu Âu đang thực sự bế tắc trong giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Người tị nạn vượt biển cập bến đảo Piraeus, gần Athens, Hy Lạp (Ảnh AP).
Hội đồng châu Âu cảnh báo khối này chỉ còn chưa đầy 2 tháng để giải quyết cuộc khủng hoảng hoặc phải đối mặt với viễn cảnh tồi tệ ở phía trước là sự sụp đổ của khu vực tự do thị thực Schengen.
Cơ quan bảo vệ biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex) thống kê được mỗi ngày có hơn 2.000 người di cư tới Liên minh châu Âu kể từ sau Giáng sinh vừa qua.

Đối phó với thực tế này, nhiều nước châu Âu như Áo, Đan Mạch và Thụy Điển đã siết chặt kiểm soát người nhập cảnh vì lo ngại các nguy cơ mất an ninh do dòng người di cư ồ ạt.

Những thực tế này cho thấy hiệp định Schengen, vốn cho phép "tự do đi lại" cho người dân giữa 22 nước thành viên và 4 quốc gia ngoài Liên minh châu Âu đang dần mất hiệu lực, khiến không ít ý kiến các nước khu vực, trong đó có Đức lo ngại. Thỏa thuận Schengen về tự do đi lại vốn được coi là “nguyên tắc quan trọng” và là một trong những “thành tựu” lớn nhất của Liên minh châu Âu.

Trên thực tế, các biện pháp thắt chặt hay đóng cửa biên giới đã làm dấy lên căng thẳng giữa các nước láng giềng châu Âu, cho thấy cuộc khủng hoảng nhập cư dẫn đến nhiều thách thức lớn hơn mà châu Âu phải giải quyết nếu như muốn tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này.
7. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng 23/1 đã đến thủ đô Riyadh của Saudi Arbia để thảo luận với giới chức quốc gia vùng Vịnh Arab về quan hệ đang căng thẳng với Iran cũng như tiến trình hòa bình cho Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Saudi Arabia thảo luận về Syria và Iran (
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh các quốc gia vùng Vịnh Arab lo lắng vì các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Tehran với nhóm P5+1 hồi tháng 7 năm ngoái.

Ngoại trưởng Mỹ cũng mong muốn có thể thúc đẩy sự đồng thuận của các nước trong khu vực về danh sách phe đối lập Syria tham gia đối thoại hòa bình do Liên Hợp Quốc bảo trợ dự kiến diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ, vào cuối tháng 1/2016.

8. Chiều 22/1 (theo giờ địa phương) một vụ xả súng kinh hoàng xảy ra tại trường cộng đồng La Loche thuộc tỉnh Saskatchewan, miền Tây Canada. Theo thông báo của cảnh sát Canada, 4 người đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong vụ xả súng trường học nghiêm trọng nhất tại nước này trong nhiều thập kỷ qua. 

Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng (Ảnh cắt từ truyền hình ABC).

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ gọi vụ xả súng là “cơn ác mộng tồi tệ nhất”. 

Hiện giới chức Canada đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa, đồng thời công bố không còn mối nguy hiểm nào sau khi sơ tán học sinh trường La Loche tới nơi an toàn.

Xả súng hiếm khi xảy ra tại Canada, một nước có các luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn Mỹ. Với 4 người thiệt mạng, vụ xả súng tại trường La Loche là vụ tấn công trường học nghiêm trọng nhất tại Canada kể từ sau vụ xả súng năm 1989 làm 14 sinh viên thiệt mạng tại Montreal.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
Tổng thống Mỹ Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

VOV.VN - Chưa ai biết nơi mà gia đình Tổng thống Obama sẽ tới vào thời điểm 20/1/2017, khi tổng thống kế nhiệm tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol.

Tổng thống Mỹ Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Tổng thống Mỹ Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

VOV.VN - Chưa ai biết nơi mà gia đình Tổng thống Obama sẽ tới vào thời điểm 20/1/2017, khi tổng thống kế nhiệm tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol.

Những nhà lãnh đạo nữ được dự báo sẽ “làm nên chuyện” năm 2016
Những nhà lãnh đạo nữ được dự báo sẽ “làm nên chuyện” năm 2016

VOV.VN - Đã đến lúc chúng ta cần phải đặt câu hỏi: Tại sao không có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo? Phụ nữ điều hành thế giới, tại sao không?

Những nhà lãnh đạo nữ được dự báo sẽ “làm nên chuyện” năm 2016

Những nhà lãnh đạo nữ được dự báo sẽ “làm nên chuyện” năm 2016

VOV.VN - Đã đến lúc chúng ta cần phải đặt câu hỏi: Tại sao không có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo? Phụ nữ điều hành thế giới, tại sao không?

Vòng đàm phán đa phương về Syria có nguy cơ bị trì hoãn?
Vòng đàm phán đa phương về Syria có nguy cơ bị trì hoãn?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia lo ngại, vòng đàm phán đa phương về vấn đề Syria, dự kiến diễn ra tại Geneva ngày 25/1 tới, có thể bị trì hoãn vì bất đồng Nga- Mỹ. 

Vòng đàm phán đa phương về Syria có nguy cơ bị trì hoãn?

Vòng đàm phán đa phương về Syria có nguy cơ bị trì hoãn?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia lo ngại, vòng đàm phán đa phương về vấn đề Syria, dự kiến diễn ra tại Geneva ngày 25/1 tới, có thể bị trì hoãn vì bất đồng Nga- Mỹ. 

Cựu bộ trưởng Mỹ đổ lỗi về sự trỗi dậy của IS cho lãnh đạo Syria-Iraq
Cựu bộ trưởng Mỹ đổ lỗi về sự trỗi dậy của IS cho lãnh đạo Syria-Iraq

VOV.VN - Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Gates hạ thấp trách nhiệm của Mỹ trong sự trỗi dậy của khủng bố IS và đổ lỗi về điều này cho ban lãnh đạo Syria và Iraq.

Cựu bộ trưởng Mỹ đổ lỗi về sự trỗi dậy của IS cho lãnh đạo Syria-Iraq

Cựu bộ trưởng Mỹ đổ lỗi về sự trỗi dậy của IS cho lãnh đạo Syria-Iraq

VOV.VN - Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Gates hạ thấp trách nhiệm của Mỹ trong sự trỗi dậy của khủng bố IS và đổ lỗi về điều này cho ban lãnh đạo Syria và Iraq.

Tổng thống Đức "mổ xẻ" vấn đề nhập cư
Tổng thống Đức "mổ xẻ" vấn đề nhập cư

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Davos, Tổng thống Đức Joachim Gauck đã đề cập đến những thách thức mà châu Âu phải đối mặt liên quan đến người nhập cư.

Tổng thống Đức "mổ xẻ" vấn đề nhập cư

Tổng thống Đức "mổ xẻ" vấn đề nhập cư

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Davos, Tổng thống Đức Joachim Gauck đã đề cập đến những thách thức mà châu Âu phải đối mặt liên quan đến người nhập cư.