Thế giới 7 ngày: Vấn đề Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ- Trung

VOV.VN - Mỹ quan ngại về "tốc độ và phạm vi cải tạo đảo" của Trung Quốc  trên Biển Đông, còn phía Trung Quốc lại chỉ trích ý định của Mỹ "tuần tra gần các đảo nhân tạo"

Ảnh chụp từ vệ tinh do Trung tâm CSIS (Mỹ) công bố cho thấy Trung Quốc ráo riết cải tạo các bãi đá thành đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa (Ảnh AFP)
1. Quan hệ Mỹ - Trung đang đứng trước nguy cơ đối đầu căng thẳng ở châu Á. Lầu Năm Góc đang xem xét kế hoạch điều tàu, máy bay tuần tra tới sát khu vực 12 hải lý quanh 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Báo cáo, đích danh chỉ trích việc Trung Quốc san lấp và xây dựng công trình quy mô lớn ở Biển Đông, khẳng định Trung Quốc đã mở rộng gấp 400 lần diện tích các đảo mà nước này chiếm đóng, coi đó là việc làm gây mất an ninh và ổn định trong khu vực.
Phản ứng trước việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/5 lên tiếng phản bác “Báo cáo về tình hình quân sự Trung Quốc năm 2015” do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng báo cáo của Mỹ là không đúng sự thật và  Mỹ đang tuyên truyền về “thuyết mối đe doạ quân sự Trung Quốc”, hiểu sai về quá trình xây dựng và phát triển chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.

Tiếp đó, trước thông tin về việc Mỹ dự định tuần tra quân sự tại khu vực bãi đã được cải tạo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/5, tuyên bố Bắc Kinh “cực kỳ quan ngại” về dự định của phía Mỹ.

>> Xem thêm: Chiến lược “Hai gọng kìm” của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

>> Xem thêm: Tham vọng sâu xa của Trung Quốc khi tìm cách khống chế Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh Reuters)
2.  Ngày 16/5 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm 2 ngày tới Trung Quốc. Mục đích của chuyến thăm nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác kinh tế- thương mại, an ninh mạng, và các vấn đề quốc tế như Biển Đông, Triều Tiên và hạt nhân Iran.v.v...

Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp Biển Đông đã khiến hai bên không giải quyết được những vướng mắc.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington cảm thấy băn khoăn về tốc độ và phạm vi cải tạo đất của Trung Quốc trên biển Đông. “Thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị, tôi thúc giục Trung Quốc hành động cùng các bên làm giảm căng thẳng và tăng triển vọng cho một giải pháp ngoại giao” ông Kerry nhấn mạnh.

Song, sau cuộc gặp ông Vương Nghị thông báo không có dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng ở biển Đông, bất chấp Mỹ thúc giục.
Ngoại trưởng Vương Nghị nói thêm dẫu cho khác biệt về quan điểm nhưng Trung Quốc hy vọng các bên liên quan sẽ tiếp tục đối thoại để cải thiện sự hiểu biết về vấn đề này, đồng thời cam kết tự do hàng hải, hòa bình và ổn định trong khu vực.

>> Xem thêm: Ngoại trưởng Trung Quốc 'lạnh nhạt' trước đề xuất Biển Đông của Mỹ

>> Xem thêm: Báo Trung Quốc "đe" chiến tranh hạt nhân với Mỹ tại Biển Đông

Tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và tàu chiến PF16 của Philippines trong cuộc tập trận chung trên Biển Đông (Ảnh chụp 12/5/2015, Reuters)
3. Ngày 9/5, phát ngôn viên hải quân Philippines Lued Lincuna đã thông báo cuộc tập trận ngày 12/5 giữa nước này và Nhật sẽ diễn ra ở khu vực Vinh Manila và Vịnh Subic trên Biển Đông. Cuộc tập trận chung này diễn ra trong bối cảnh vấn đề Biển Đông đang nóng lên từng ngày, khiến có các bên liên quan không khỏi e ngại.

Phó Đô đốc Hải quân Philippines Jesus Millan ngày 10/5 cũng trấn an dư luận rằng cuộc tập trận chung không liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. “Cuộc tập trận chỉ nhằm mục đích an ninh, để tránh các cuộc chạm trán trên biển, các vụ việc bất ngờ”.

Trong một diễn biến khác, hải quân Trung Quốc và Nga cũng bắt đầu cuộc tập trận chung 10 ngày trên biển Địa Trung Hải, có tên gọi "Phối hợp trên biển -2015", bắt đầu từ 11/5. Bộ Quốc phòng hai nước đều ra tuyên bố nêu rõ, lần tập trận chung này "không nhằm vào bên thứ 3 và cũng không liên quan tới tình hình chính trị trong khu vực", chỉ nhằm mục đích đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển trong khu vực.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ban hành luật cấm các biểu tượng của Liên Xô (cũ) (Ảnh AFP)
4. Tổng thống Ukraine hôm 15/5 đã công bố một loạt đạo luật gây tranh cãi nhằm xóa bỏ một giai đoạn lịch sử quan trọng khi còn nằm trong Liên bang Xô viết. Theo đó, Ukraine sẽ cấm và hình sự hóa việc sử dụng các biểu tượng thời Xô Viết, cấm tuyên truyền và sử dụng các biểu tượng này nơi công cộng như cờ, hình ảnh, hình vẽ trên huy hiệu có hình búa, liềm và ngôi sao 5 cánh…
Song song với việc đó, chính phủ Ukraine sẽ đổi tên một loạt thành phố được đặt theo tên các nhà lãnh đạo thời Xô Viết trước đây. Tổng cộng 25 thành phố có thể bị thu hồi tên gắn liền với quá trình lịch sử.

Bước đi này một lần nữa khẳng định chính sách hướng Tây của Ukraine, nhưng lại được dự báo sẽ làm sâu sắc hơn những chia rẽ tại quốc gia đang chìm trong khủng hoảng này.

>> Xem thêm: Khủng hoảng Ukraine tạo thế giằng co Đông- Tây

Một tòa án Ai Cập hôm thứ Bảy (16/5) đã kết án tử hình Tổng thống bị lật đổ của Ai Cập Mohammed Morsi  (Ảnh AP)
5. Một tòa án ở Ai Cập ngày 16/5 đề xuất bản án tử hình đối với cựu Tổng thống Mohamed Morsi và hơn 100 thành viên khác của Tổ chức Anh em Hồi giáo vì liên quan đến vụ vượt ngục hàng loạt vào năm 2011. 

Trước đó, ngày 21/4, một tòa án Ai Cập đã tuyên án 20 năm tù giam đối với Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi cùng nhiều thành viên khác của tổ chức Anh em Hồi giáo với tội danh bắt giữ và tra tấn người biểu tình đối lập năm 2012.

Cựu Tổng thống Morsii bị quân đội lật đổ sau các cuộc biểu tình chống chính phủ của ông vào năm 2013. Chính phủ do quân đội nắm quyền sau đó đã cấm Tổ chức Anh em Hồi giáo hoạt động.

Những bản án liên quan đến tính mạng của các bị can này sẽ được chuyển đến Đại giáo sỹ Hồi giáo, quan chức tôn giáo tối cao của Ai Cập xin ý kiến trước khi thực thi. 
Phán quyết cuối cùng sẽ được Tòa án Ai Cập công bố vào ngày 2/6 tới đây.

  Những người di cư Myanmar và Bangladesh tại một cơ sở hỗ trợ nhân đạo, sau khi được cứu thoát khỏi vụ đắm tàu tại bờ biển Kuala Langsa, Aceh, Indonesia (Ảnh EFE)
6. Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 14/5 tuyên bố, nước này sẽ hỗ trợ những người di cư thuộc cộng đồng người Hồi giáo Rohingya thiểu số, bởi đây là một trách nhiệm nhân đạo.
Trước đó, ngày 10/5, lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia đã cứu sống khoảng 600 người Rohingya từ Myanmar và Bangladesh bị mắc kẹt ngoài khơi bờ biển nước này sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển.

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, hàng nghìn người, trong đó phần lớn là người Rohingya tại Myanmar và Bangladesh đã bị những kẻ buôn người bỏ mặc đói khát trên biển sau khi Thái Lan đẩy mạnh các chiến dịch chống buôn người thời gian gần đây, làm gia tăng làn sóng người tị nạn ồ ạt đổ tới Malaysia và Indonesia.

Người dân thủ đô Kathmandu (Nepal) thu dọn đồ đạc sau vụ động đất ngày 12/5 (Ảnh EFE)

7. Chỉ trong chưa đầy 3 tuần, Nepal đã hứng chịu 2 trận động đất 7,9 richter (ngày 25/4) và 7,3 richter (ngày 12/5). Hai trận động đất đã khiến hơn 8.000 người thiệt mạng và gần 2 chục ngàn người khác bị thương.

Cũng trong ngày 12/5, một trực thăng thuỷ quân lục chiến Mỹ đã mất tích khi đang cứu hộ động đất ở Nepal.

Đến ngày 16/5, quân đội Nepal cho biết, đã tìm thấy thi thể của 6 lính thủy đánh bộ Mỹ và 2 binh sỹ Nepal trên chiếc trực thăng cứu hộ của Mỹ bị rơi ở vùng động đất Nepal.

Xác trực thăng UH-1 Huey được tìm thấy sau nhiều ngày tìm kiếm tích cực của quân đôi Mỹ và quân đội Nepal ở vùng đồi núi phía Đông Bắc thủ đô Kathmandu của Nepal./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine quyết 'đoạn tuyệt' với nước Nga
Ukraine quyết 'đoạn tuyệt' với nước Nga

VOV.VN -Tổng thống Ukraine hôm qua công bố một loạt đạo luật gây tranh cãi nhằm xóa bỏ một giai đoạn lịch sử quan trọng khi còn nằm trong Liên bang Xô viết.

Ukraine quyết 'đoạn tuyệt' với nước Nga

Ukraine quyết 'đoạn tuyệt' với nước Nga

VOV.VN -Tổng thống Ukraine hôm qua công bố một loạt đạo luật gây tranh cãi nhằm xóa bỏ một giai đoạn lịch sử quan trọng khi còn nằm trong Liên bang Xô viết.

Trung-Mỹ đứng trước nguy cơ đụng độ vũ trang ở Biển Đông?
Trung-Mỹ đứng trước nguy cơ đụng độ vũ trang ở Biển Đông?

VOV.VN -Mỹ - Trung đang đứng trước nguy cơ đối đầu trực tiếp căng thẳng nhất ở châu Á, dễ dẫn đến bùng phát đụng độ vũ trang.

Trung-Mỹ đứng trước nguy cơ đụng độ vũ trang ở Biển Đông?

Trung-Mỹ đứng trước nguy cơ đụng độ vũ trang ở Biển Đông?

VOV.VN -Mỹ - Trung đang đứng trước nguy cơ đối đầu trực tiếp căng thẳng nhất ở châu Á, dễ dẫn đến bùng phát đụng độ vũ trang.

 Tham vọng sâu xa của Trung Quốc khi tìm cách khống chế Biển Đông
Tham vọng sâu xa của Trung Quốc khi tìm cách khống chế Biển Đông

VOV.VN -Tranh chấp trên Biển Đông mang lại cho Trung Quốc nhiều mối lợi và cũng là cơ hội để nước này phô trương sức mạnh quân sự với Mỹ.

 Tham vọng sâu xa của Trung Quốc khi tìm cách khống chế Biển Đông

Tham vọng sâu xa của Trung Quốc khi tìm cách khống chế Biển Đông

VOV.VN -Tranh chấp trên Biển Đông mang lại cho Trung Quốc nhiều mối lợi và cũng là cơ hội để nước này phô trương sức mạnh quân sự với Mỹ.