Thủ tướng Nhật Bản và 3 mũi tên mới

VOV.VN - Với chính sách Abenomics mới, Thủ tướng Nhật Bản hy vọng sẽ đưa Nhật Bản vào một thời kỳ phát triển mà chất lượng cuộc sống được ưu tiên hàng đầu.

Bản chất thực của Abenomics mới

Ngày 24/9, trong cuộc họp báo sau khi giành thắng lợi được bầu lại làm Chủ tịch đảng LDP, ông Abe đã khẳng định rằng: “Từ ngày hôm nay (24/9) Abenomics sẽ chuyển sang giai đoạn hai”. (tạm gọi là Abenomics mới hay Abenomics 2).

Nếu như trong Abenomics 1 được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra với 3 mũi tên là thúc đẩy gói kích thích tài chính lớn, tăng chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu, thì ở Abenomics mới lần này 3 mũi tên mới của ông Abe là: “Xây dựng nền kinh tế mạnh để tạo ra hy vọng”, “Hỗ trợ tăng tỷ lệ sinh để nuôi dưỡng ước mơ” và “Đảm bảo một xã hội bình yên”. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt nhiều hy vọng với chính sách Abenomics mới. (ảnh: Reuters). 

Thực chất 3 mũi tên trong Abenomics mới có một nội dung mà ông Abe sẽ nỗ lực thực hiện là “xây dựng một xã hội phát triển của 100 triệu dân”, mà cụ thể ngày 7/10 vừa qua trong danh sách mới có thêm một Bộ trưởng mới phụ trách một Bộ mới là Bộ thúc đẩy phát triển xã hội.

Đạt được tham vọng thông qua Dự luật an ninh mới, Thủ tướng Abe bày tỏ thêm một tham vọng nữa là: “Sau khi thành công trong việc thông qua Dự luật an ninh, một mong muốn nữa là làm sao đạt được nhiều thành tựu ở lĩnh vực kinh tế”.

Nói như vậy không có nghĩa là việc đạt được thành tựu về mặt kinh tế của ông Abe sẽ được thực hiện ngay trong một sớm một chiều, mà là mong muốn chuyển sự quan tâm mang tính chính trị của nhân dân từ Dự luật an ninh sang “Dự án” kinh tế. 

Cụ thể, Thủ tướng Abe đã ngay lập tức đưa ra chính sách cụ thể cho Abenomics mới gồm 3 mục tiêu. Thứ nhất là thực hiện GDP khoảng 600.000 tỷ Yên (tương đương 5000 tỷ USD). Thứ hai, tăng tỷ lệ sinh lên mức trung bình 1,8 trẻ/bà mẹ vào năm 2020 nhờ các biện pháp hỗ trợ tài chính và giáo dục cho các gia đình, từ đó duy trì dân số ở mức 100 triệu người trong vòng 50 năm tới. Thứ ba, nhằm giảm bớt gánh nặng dân số già lên hệ thống phúc lợi xã hội.

Theo đó, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ xây dựng thêm nhiều nhà dưỡng lão, tạo dựng một xã hội mà lực lượng lao động trẻ không bị chi phối quá nhiều để chăm sóc người già.

Thực chất 3 mũi tên được đưa ra trong Abenomics giai đoạn 2 này không phải lần đầu nó được đề cập tới vào tháng 9 vừa qua mà nó đã được thống nhất tại phiên họp vào ngày 30/6/2015 với tên gọi là “Cải cách chiến lược tái phục hưng Nhật Bản 2015”.

Trong chiến lược này đã đưa ra mục đích chủ yếu là làm sao có thể vực dậy nền kinh tế Nhật Bản như nó đã vốn có trước đây mà cụ thể là chuyển việc cải thiện tình trạng giảm phát do thiếu nhu cầu (đã thực hiện trong giai đoạn 1 của Abenomics) sang việc tạo ra chính sách mới nhằm vượt qua “cái ách” của việc giảm dân số trầm trọng trong thời gian qua.

Nghĩa là Nhật Bản đồng thời với việc duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững mà còn cách tân ra một tư duy chủ nghĩa tư bản mới mà trong đó thông qua việc đầu tư một cách có hiệu qủa nhất và năng suất nhất trong môi trường đầu tư cạnh tranh sẽ phát huy tiềm năng của mỗi con người và từng địa phương. Và như vậy nếu dân số không mạnh, thì năng lực sản xuất của địa phương cũng không mạnh và Abenomics chắc chắn sẽ không thành công.

Ông Tono Taro- Nhà phân tích kinh tế tự do cho rằng, trong chính sách Abenomics mới, ông Abe đã đề cập tới cái gọi là tạo dựng xã hội 100 triệu dân. Trên thực tế cụm từ này trong giai đoạn 1960 đến 1992 đã sử dụng với nghĩa “Xã hội 100 triệu dân ở tầng lớp trung lưu”... và cụm từ này đến nay ít khi được dùng.

Do vậy, cái mà ông Abe cho là mới thực sự không mới, mà chỉ là “bình cũ” nhưng rượu cũng chưa hẳn là mới. Và cụm từ dùng cho tên một Bộ mới là Bộ thúc đẩy phát triển xã hội, thực sự là cụm từ đã vay mượn ý tưởng.

Trong giai đoạn thực hiện Abenomics 1, mặc dù hiệu quả của nó không được như mong đợi, nhưng cũng đã đạt được một số thành quả như ổn định thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế hồi phục.

Nhưng uy tín của ông Abe dần bị mất khi quyết tâm để Dự luật an ninh mới được thông qua. Do vậy, muốn khôi phục uy tín, không còn cách nào tốt hơn ông Abe phải đưa ra được chính sách mới, mà chính sách mới này phải cải thiện được nền kinh tế đang suy thoái. Abenommics 2 là “con bài” đầy hy vọng của Thủ tướng Abe.

Mới nhưng kém hiệu quả?

Chuyên gia kinh tế Nakano thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cho rằng, việc Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra mục tiêu sẽ tăng GDP của Nhật Bản lên 600.000 tỷ Yên (tương đương 5.000 tỷ USD) là mục tiêu hoàn hoàn đúng. Trong đó, trong vòng 20 năm sau, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nhật nếu duy trì ở mức 3%/năm, thì GDP của Nhật sẽ tăng gần gấp đôi khoảng 1 triệu tỷ Yên. Đây là tầm nhìn mà Nhật có thể sẽ đạt được chứ không hề viển vông. 

Tuy nhiên, theo chuyên gia Tono Taro, dù dùng là Abenomics mới hay 3 nũi tên mới thì mục đích của chính sách nào vẫn hướng về tương lai của Nhật bản. Và 3 mục tiêu chính trong Abenomics lần trước mặc dù đã đươc thực hiện, nhưng cũng không cần thiết để phải đưa ra 3 mũi tên mới trong Abenomics mới. Dư luận xã hội Nhật Bản tràn ngập trên Facebook với ý kiến bình luận rằng ông Abe đang “lừa dối chính mình”. 

Chính sách Abenomics sẽ mang lại sự phát triển vượt bậc cho Nhật Bản? (ảnh: KT).

Trong những người không phản đối Dự luật an ninh mới của Thủ tướng Abe, có nhiều người cũng đồng cảm và tin tưởng vào hiệu quả mà Abenomics mới sẽ mang lại, nhưng cũng có nhiều người không tin tưởng. Chính điều này làm tăng thêm mối lo ngại rằng tỷ lệ ủng hộ ông Abe sẽ tiếp tục giảm.Vậy có lẽ tốt hơn là ông Abe tiếp tục điều chỉnh và thực hiện tiếp 3 mục tiêu của Abenomics lần trước hơn là đưa ra Abenomics mới.

Nhưng theo ông Nakamura - Nhà giáo dục học thuộc Công ty cổ phần giáo dục Nakamura thì trong Abenomics mới có đưa ra một mục tiêu mới là hỗ trợ tăng tỷ lệ sinh để nuôi dưỡng ước mơ, trong đó sẽ tập trung vào xây dựng thêm nhiều nhà trẻ (hiện Nhật Bản đang thiếu nhà trẻ) là một công việc cự kỳ quan trọng. Điều này không có gì mới thể hiện việc nuôi dưỡng một con người không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, mà còn có cả của xã hội. Việc cụ thể hóa vào việc tăng tỷ lệ sinh là xây dựng thêm nhà trẻ là điều gần như toàn nhân dân Nhật Bản mong muốn. Vậy Abenomics mới cũng sẽ giải tỏa không chỉ tâm lý, tinh thần cho người dân Nhật Bản mà còn chuẩn bị cho tương lai lâu dài.

Một thực tế nữa là, sau khi ông Abe lên nắm quyền Thủ tướng vào tháng 12/2012, Nhật Bản lâm vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, không chỉ ở các Tập đoàn kinh tế lớn mà ngay cả những Công ty vừa và nhỏ cũng ngày càng thiếu. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật vẫn ở mức 3,5% và có dấu hiệu không hề giảm.

Đây là một nghịch lý đang tồn tại ở Nhật, trở thành bài toán khó. Do vậy, ông Abe không hẳn không có lý khi lập ra một Bộ mới là Bộ thúc đẩy phát triển xã hội, chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo.

Ở mũi tên thứ nhất trong Abenomics mới có đề cập cụ thể là làm sao kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời với nghĩa kim ngạch bán ra cũng sẽ tăng, kéo theo đồng lương của người lao động cũng tăng. Nhưng điều này không dễ dàng nếu như năng suất lao động không tăng thì việc lương tăng cũng khó có thể thực hiện.

Bấu víu vào tăng thuế có nên?

Theo lộ trình tháng 4/2017, thuế tiêu dùng sẽ tăng từ 8% lên 10%. Abenomisc mới cũng dựa vào việc tăng thuế này mà tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Chuyên gia tài chính Kozawa-Nguyên quan chức Bộ tài chính Nhật Bản và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng việc điều chỉnh thuế tiêu dùng lần này sẽ có khả năng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản ở tầm dài hạn, bởi lẽ tâm lý chẳng ai thích tăng thuế và như vậy sẽ khó cho chiến lược dài hạn mà chỉ phục vụ trước mắt.

Do đó, việc kích thích phát triển của một nền kinh tế không chỉ là cứ đưa ra chính sách tài chính mà là phải kết hợp cả chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế. Như vậy, trong giai đoạn tới dường như việc tiếp tục thực hiện “3 mũi tên” của Abenomics cũ có vẻ như hiệu quả hơn Abenomics mới lần này. 

Đối với thị trường ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên và đồng USD và các đồng tiền khác trên thế giới, Chuyên gia tài chính Kozawa-Nguyên quan chức Bộ tài chính Nhật Bản thì cho rằng sẽ không có sự biến động gấp gáp và mang tính mất cân đối. Tuy nhiên, điều này vẫn do chính thị trường ngoại tệ quyết định, còn nếu thị trường không quyết định về tỷ giá thì sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.    

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda thì cho rằng ở những thời điểm quan trọng thì sẽ có những điều chỉnh quan trọng, còn cụ thể hiện tại cũng khó có thể dự đoán tình hình kinh tế Nhật Bản trong tương lai có được như mong muốn mà Abenomics mới kỳ vọng.

Về sự biến đổi của giá cả trong thời gian tới, Ông Kuroda cũng cho biết rằng trong vòng 1 năm qua, giá cả lên xuống chủ yếu do giá dầu tăng hay giảm, do vậy nếu ngoài nguyên nhân này, giá cả trên thị trường sẽ tăng. Cộng với việc thuế tiêu thụ sẽ ở mức 10% (dự định vào tháng 4/2017) thay cho 8% hiện nay, thì việc kích thích nhu cầu của người tiêu dùng cũng không hề dễ dàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những bước thăng trầm của chính sách “Abenomics”
Những bước thăng trầm của chính sách “Abenomics”

(VOV) - Tuy chính sách này bước đầu đã giúp phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, nhưng cũng gặp phải những trở ngại.

Những bước thăng trầm của chính sách “Abenomics”

Những bước thăng trầm của chính sách “Abenomics”

(VOV) - Tuy chính sách này bước đầu đã giúp phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, nhưng cũng gặp phải những trở ngại.

Abenomics thất bại, kinh tế Nhật lại khủng hoảng?
Abenomics thất bại, kinh tế Nhật lại khủng hoảng?

VOV.VN - Đã có ý kiến cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở lại u ám như trước đây.

Abenomics thất bại, kinh tế Nhật lại khủng hoảng?

Abenomics thất bại, kinh tế Nhật lại khủng hoảng?

VOV.VN - Đã có ý kiến cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở lại u ám như trước đây.

Vì sao phải cứu “Abenomics”?
Vì sao phải cứu “Abenomics”?

VOV.VN - “Cần phải cứu lấy chương trình kinh tế Abenomic”, đó là lời khuyên của giới nghiên cứu đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Vì sao phải cứu “Abenomics”?

Vì sao phải cứu “Abenomics”?

VOV.VN - “Cần phải cứu lấy chương trình kinh tế Abenomic”, đó là lời khuyên của giới nghiên cứu đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Abenomics thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Abenomics thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

(VOV) - “Việt Nam luôn được coi là địa chỉ đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản”.

Abenomics thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

Abenomics thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

(VOV) - “Việt Nam luôn được coi là địa chỉ đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản”.

Chính sách Abenomics sẽ đưa kinh tế Nhật đến đâu?
Chính sách Abenomics sẽ đưa kinh tế Nhật đến đâu?

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách Abenomics của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khó đạt hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Chính sách Abenomics sẽ đưa kinh tế Nhật đến đâu?

Chính sách Abenomics sẽ đưa kinh tế Nhật đến đâu?

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách Abenomics của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khó đạt hiệu quả trong những năm tiếp theo.