Thế giới 7 ngày:

Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích vì động thái ngang ngược ở Biển Đông

VOV.VN - Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận.

Ảnh chụp từ máy bay quân sự Philippines cho thấy hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông (Ảnh: Reuters)

1. Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích vì tham vọng ở Biển Đông

Sáng 18/6, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột" đã được khai mạc tại khách sạn Radisson Slavyaskaya ở Moscow.

Trong phát biểu khai mạc, Giáo sư Mosyakov Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học- Viện Hàn lâm Khoa học Nga (đơn vị chủ trì hội thảo) nhận định rằng, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố gây ra căng thẳng trên Biển Đông với việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80% diện tích Biển Đông.

Tuy nhiên, tuyên bố này của Trung Quốc không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Cũng trong ngày hôm nay, tại cuộc họp báo được tổ chức tại Washington DC, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhấn mạnh: Việc Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng cơ sở vật chất tại các tiền đồn mà Bắc Kinh vừa xây dựng tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ đối với Mỹ mà còn cả các nước trong khu vực, khiến căng thẳng gia tăng.

Dự kiến, những động thái gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ là chủ đề nóng tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ- Trung diễn ra trong 2 ngày 23-24/6 tới đây.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Danniel Russel khẳng định: “Chúng tôi sẽ đối thoại về những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên và tìm cách giải quyết các bất đồng cũng như kiểm soát những vấn đề mà chúng tôi chưa thể giải quyết được”.

Hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang bất đồng về tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc bao trùm hầu khắp Biển Đông. Mỹ cũng đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc dừng ngay việc cải tạo đảo trong khu vực.

“Những hành động của Trung Quốc là không công bằng với Mỹ và các nước khác trong khu vực. Việc Trung Quốc có thể triển khai quân đến các tiền đồn tại các đảo mà Trung Quốc đã cải tạo xong là đi ngược với mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực” ông Russel khẳng định.

Bãi đá Subi vào thời điểm 17/4 (ảnh trái) so với ngày 5/6 (Ảnh: The Diplomat)

2. Công bố hình ảnh vệ tinh về việc Trung Quốc cải tạo đảo trái phép

Ảnh vệ tinh mới nhất được công bố cho thấy, mỗi ngày Trung Quốc cải tạo trái phép 3,2 ha, tăng diện tích bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa đến 74% trong 2 tháng.

Theo The Diplomat, đoạn cải tạo trên bãi Subi đủ dài để xây dựng một đường băng 3 km. Cách bồi đắp bãi Subi rất giống với cách Trung Quốc đã làm trước đây, xây dựng đường băng trên Đá Chữ Thập. Điều này cho thấy  có thể Trung Quốc đang dự tính xây dựng đường băng trên cả bãi Subi. 

Những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ khiến các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế cũng vô cùng quan ngại.

Binh sĩ Nga tham gia tập trận tên lửa (Ảnh Sputnik News)

3. Quan hệ Nga - NATO tiếp tục căng thẳng

Ngay sau khi NATO khởi động hàng loạt các cuộc tập trận tại khu vực Đông Âu với mục đích đối phó khủng hoảng tương tự như Ukraine, quân đội Nga ngày 19/6 cũng tuyên bố sẽ tiến hành tập trận quân sự đáp trả.

Theo thông báo của Quân khu miền Đông Nga, các sư đoàn tên lửa đặt tại bán đảo Kamchatka đã được đặt trong tình trạng báo động cao trong đợt tập trận mới nhất bên bờ Thái Bình Dương.

Giới chức quân sự Nga cho biết, trong đợt tập trận lần này, hơn 400 binh sỹ tên lửa sẽ luyện tập các khoa mục từ đảm bảo an ninh khi đội hình di chuyển cho đến thực hành tác chiến phòng không.

Cùng ngày, Quân khu miền Đông Nga cũng thông báo đang tham gia tập trận cấp chiến dịch trong đó bao gồm bắn thử tên lửa với các hệ thống tên lửa đất đối đất Iskander-M thế hệ mới.

Tuy quan hệ có chiều hướng xấu đi giữa Nga và NATO nhưng phát biểu tại cuộc gặp với lãnh đạo các cơ quan thông tấn quốc tế đêm 20/6 bên lề Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Putin vẫn khẳng định rằng: Việc Nga bổ sung 40 quả tên lửa đạn đạo để đối phó với việc Mỹ đưa vũ khí sang các nước Đông Âu không có nghĩa chiến tranh hạt nhân sắp xảy ra.

Theo ông Putin, việc tăng thêm số tên lửa đạn đạo chỉ là để bảo vệ Nga và nhằm phản ứng với những mối đe dọa từ phương Tây trong bối cảnh Lầu Năm Góc được cho là sẽ đưa thêm nhiều loại vũ khí hạng nặng như xe tăng và pháo sang các nước Đông Âu sát biên giới với Nga.

NATO vừa “giương cung” nhắm vào Nga?

VOV.VN - Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga gây căng thẳng và khả năng sẽ có hành động quân sự đáp trả để bảo vệ lợi ích và an ninh của thành viên.
EU tiếp tục gia hạn trừng phạt Nga (Ảnh: Reuters)

4. Quan hệ Nga - EU cũng tiếp tục xấu đi

Ngày 17/6, đại diện 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã nhất trí gia hạn các lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng trong một cuộc họp tại Brussels, Bỉ. Các lệnh trừng phạt này trước đó dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 31/7 tới.

Phản ứng trước quyết định này của EU, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Uluykayev ngày 18/6 đã đề cập đến việc mở rộng cấm nhập khẩu nông sản từ EU như một “đòn trả đũa” lên khối này.

Ngày 20/6, Nga đã lên án việc EU mở rộng lệnh trừng phạt liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea là “một kiểu tống tiền vô nghĩa”.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, các lệnh trừng phạt này sẽ “không thể đem lại điều gì”. Nga cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt của EU là mang tính phân biệt và là một ví dụ kinh điển về việc một nhóm các nước chèn ép một nước khác.

Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng tại Charleston (Ảnh: Reuters)

5. Xả súng kinh hoàng tại Mỹ

Tối 17/6 (khoảng 8h sáng ngày 18/6 giờ Việt Nam), 9 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau khi một đối tượng xả súng điên cuồng tại một nhà thờ của người Mỹ gốc Phi ở thành phố Charleston, bang Nam Carolina, Mỹ.

Cảnh sát cho biết, hung thủ đã nổ súng vào đám đông các tín đồ tới cầu nguyện tại nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal vào khoảng 21h (theo giờ địa phương). 8 người đã thiệt mạng ngay tại chỗ, 1 người khác tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng.

Hung thủ vụ thảm sát - một thanh niên da trắng 21 tuổi - đã bị bắt giữ sau gần 1 ngày truy tìm. Theo cảnh sát, hung thủ Dylann Roof là một đối tượng có tiền án về ma túy. Cảnh sát cho biết khẩu súng tên này dùng để gây án là được bố tặng nhân dịp sinh nhật hồi tháng 4. Dylann Roof được cho là người có tâm lý phân biệt chủng tộc rất nặng nề.

Phát biểu tại cuộc họp báo tối 18/6, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã xác nhận nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ, đồng thời khẳng định sẽ đưa kẻ thực hiện vụ tấn công ra trước tòa án pháp lí.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18/6 bày tỏ “đau buồn và giận dữ” trước vụ xả súng tại nhà thờ Charleston khiến 9 người da đen thiệt mạng.

Ông Obama cũng bày tỏ thất vọng với bầu không khí chính trị tại Mỹ khiến việc thắt chặt khả năng sở hữu súng của bất kỳ một người dân Mỹ nào trở thành một việc gần như không thể thực hiện được”.

Phát biểu ngày 20/6, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton đã lên tiếng kêu gọi cải cách việc sở hữu súng và chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang lan tràn trên khắp nước Mỹ.

Bà Hillary Clinton cho rằng, Mỹ cần phải tiến hành nhiều biện pháp để giữ súng xa tầm tay những tên tội phạm và những kẻ tâm thần.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)

6. Tổng thống Mỹ được Hạ viện trao quyền đàm phán nhanh

Ngày 18/6, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA), còn gọi là quyền đàm phán nhanh dành cho Tổng thống.

TPA được thông qua với tỷ lệ 218 phiếu thuận và 208 phiếu chống. Tuy nhiên, dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA), điều khoản quan trọng trong TPA lại chưa được Hạ viện đưa ra bỏ phiếu.

Quyền đàm phán nhanh (TPA) là một công cụ thiết yếu để Mỹ và 11 quốc gia khác có thể sớm hoàn tất Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tổng thống Obama đang dồn toàn lực để thuyết phục các nghị sỹ của Đảng Dân chủ ủng hộ trao cho ông TPA và TAA. Việc TPA được thông qua sẽ mở đường cho Tổng thống Obama toàn quyền xúc tiến các cuộc đàm phán TPP với 11 quốc gia đối tác. 

Tỷ phú Mỹ Donald Trump (Ảnh: AP)
7. Tỷ phú Mỹ Donald Trump tuyên bố ra tranh cử Tổng thống

Ngày 16/6, tỷ phú người Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016 tới.

Sau tuyên bố trên, ông Trump đã có một bài diễn văn dài 1.700 từ khái quát cương lĩnh tranh cử của ông, trong đó đề cập đến các vấn đề nóng hiện nay như tổ chức khủng bố IS, Trung Quốc, Mexico.

Theo Yahoo News, trong cương lĩnh tranh cửa của mình, ông Trump khoe về sự giàu khó đến mức khó tin của mình cũng như khả năng đưa nước Mỹ trở lại ánh hào quang vĩ đại trong quá khứ.

Ông Donald Trump cũng tự tin khẳng định mình sẽ là Tổng thống Mỹ vĩ đại nhất trong lịch sử dù cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ vẫn chưa diễn ra.

Theo ông Trump, vấn đề thất nghiệp của Mỹ là rất đáng quan tâm và con số thực tế là từ 18-21% chứ không phải là chỉ 5,6 % do Chính phủ Mỹ công bố.

Ông Trump cho rằng, tỉ lệ người Mỹ có việc làm đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1978 và cam kết sẽ giành lại việc làm ở Trung Quốc và Mexico về cho người Mỹ bằng cách áp thuế cực nặng cho hàng hóa được đưa ra khỏi biên giới Mỹ.

Nhân viên y tế Hàn Quốc khử trùng phòng dịch MERS lây lan (Ảnh: RFI)

8. MERS có dấu hiệu lây lan ra nhiều quốc gia

Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) đang có chiều hướng lây lan tại nhiều quốc gia.

Trong khi tại Hàn Quốc, ngày 20/6 chính phủ Hàn Quốc thông báo chưa ghi nhận thêm trường hợp tử vong hay nhiễm mới nào - một dấu hiệu MERS dần được khống chế tại quốc gia này thì tại Thái Lan, chính quyền nước này đang tiếp tục tìm kiếm các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân vừa có kết quả dương tính với MERS.

Bộ Y tế Thái Lan đã có cuộc họp trực tuyến với các cơ sở y tế nước này trên toàn quốc và đưa ra 5 biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với dịch bệnh MERS. Theo đó các trung tâm xét nghiệm hoạt động 24/24, mở đường dây nóng cũng như theo dõi chặt các đối tượng trở về từ những khu vực đang có dịch bệnh MERS bùng phát. 

Bộ Y tế Thái Lan hôm 20/6 cho biết, tổng cộng 175 người đã bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân duy nhất được xác định nhiễm MERS tại nước này.

Thái Lan là quốc gia châu Á thứ 4 có bệnh nhân nhiễm MERS trong năm nay, sau Trung Quốc, Philippines và Hàn Quốc. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ
Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ

VOV.VN - Vụ xả súng xảy ra tại thờ cổ nổi tiếng của người da màu ở khu trung tâm hạt Charleston, bang Nam Carolina vào tối 17/6, làm 9 người thiệt mạng.

Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ

Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ

VOV.VN - Vụ xả súng xảy ra tại thờ cổ nổi tiếng của người da màu ở khu trung tâm hạt Charleston, bang Nam Carolina vào tối 17/6, làm 9 người thiệt mạng.

Tham vọng “nuốt trọn” Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần
Tham vọng “nuốt trọn” Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần

VOV.VN -Toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông là mở rộng hơn nữa căn cứ quân sự về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả.

Tham vọng “nuốt trọn” Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần

Tham vọng “nuốt trọn” Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần

VOV.VN -Toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông là mở rộng hơn nữa căn cứ quân sự về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả.

Nhiều người Thái Lan đã tiếp xúc với virus MERS
Nhiều người Thái Lan đã tiếp xúc với virus MERS

VOV.VN - Ngày19/6, Thái Lan tiếp tục tìm kiếm các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân vừa có kết quả dương tính với Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Nhiều người Thái Lan đã tiếp xúc với virus MERS

Nhiều người Thái Lan đã tiếp xúc với virus MERS

VOV.VN - Ngày19/6, Thái Lan tiếp tục tìm kiếm các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân vừa có kết quả dương tính với Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó “vẫy vùng” ở Biển Đông
Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó “vẫy vùng” ở Biển Đông

VOV.VN- Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này.

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó “vẫy vùng” ở Biển Đông

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó “vẫy vùng” ở Biển Đông

VOV.VN- Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này.

Những tuyên bố “nổ tung trời” của tỷ phú Mỹ Donald Trump
Những tuyên bố “nổ tung trời” của tỷ phú Mỹ Donald Trump

VOV.VN - Xuất hiện hào nhoáng tại tháp Trump trong lễ công bố tranh cử Tổng thống Mỹ ngày 16/6, tỷ phú Donand Trump lại có những phát ngôn “gây sốc”.

Những tuyên bố “nổ tung trời” của tỷ phú Mỹ Donald Trump

Những tuyên bố “nổ tung trời” của tỷ phú Mỹ Donald Trump

VOV.VN - Xuất hiện hào nhoáng tại tháp Trump trong lễ công bố tranh cử Tổng thống Mỹ ngày 16/6, tỷ phú Donand Trump lại có những phát ngôn “gây sốc”.