Trung Quốc và bài toán lựa chọn Nga hay Đức?

VOV.VN - Trung Quốc đang đặt ưu tiên cho việc ổn định tình hình kinh tế trong nước hơn là trấn an đồng minh “nhất thời” nhưng cực kỳ quan trọng.

Điều này được thể hiện thông qua việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chọn Đức là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của mình thay vì Nga, một đối tác lớn đã nhiều lần ủng hộ Trung Quốc trong thời gian gần đây. 

Kinh tế, trọng tâm hàng đầu trong quan hệ Đức-Trung 

Có thể thấy rằng, chuyến thăm Đức lần này của Thủ tướng Lý Khắc Cường tập trung rất nhiều vào việc kêu gọi đầu tư của Đức, nền kinh tế đầu tàu trong liên minh châu Âu và hiện vẫn duy trì được mức tăng trưởng rất tốt, trong bối cảnh Trung Quốc đang rất cần những động lực từ bên ngoài để vực dậy nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại sau nhiều năm phát triển “nóng”. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường và gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc. 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và người đồng cấp Angela Merkel trong một cuộc họp báo tại Berlin (Ảnh Reuters)

Chính vì thế, trong chuyến thăm lần này, Trung Quốc và Đức đã sớm phê chuẩn một hiệp định hợp tác trị giá tới 18,1 tỷ USD trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và công nghệ. 

Ông Lý ca ngợi Đức là “đầu tàu về hợp tác giữa Trung Quốc và châu Âu” và nhấn mạnh rằng Đức là nước duy nhất mà ông đến thăm tới hai lần sau khi nhậm chức vào năm 2013. 

Để đáp lại, bà Merkel cũng cho rằng cả Đức và Trung Quốc đều “đang thúc đẩy hợp tác rất sâu rộng không chỉ trong những lĩnh vực truyền thống” như thương mại và đầu tư mà còn trong y tế, giáo dục và thực phẩm. 

Nhiều nhà phân tích cho rằng, những “lời lẽ đầy chất ngoại giao” này cho thấy cả Đức và Trung Quốc đều rất coi trọng mối quan hệ song phương giữa một nước xuất khẩu hàng đầu và một thị trường đông dân nhất thế giới đều đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định. 

Trung Quốc sau nhiều năm tập trung phát triển kinh tế và duy trì mức độ tăng trưởng 2 con số đang cho thấy những dấu hiệu khựng lại bởi nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự phụ thuộc này càng lúc càng rõ rệt. 

Để tránh việc phụ thuộc này có thể dẫn đến nền kinh tế Trung Quốc suy yếu nếu thị trường dầu mỏ, than đá và các khoáng sản trên thế giới trải qua những “cơn nóng lạnh bất thường” về giá, Trung Quốc đang phải tính đến việc chuyển hướng sang các ngành công nghiệp “cơ bản” có giá trị bền vững và lâu dài hơn. 

Với toan tính như vậy, không khó hiểu khi Đức được Trung Quốc “đặt trong tầm ngắm” của mình bởi trình độ khoa học và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và cơ khí chính xác- 2 lĩnh vực xương sống của mọi ngành công nghiệp, luôn đứng vị trí hàng đầu. 

Trong khi đó, đối với Đức, Trung Quốc luôn là một thị trường “màu mỡ” và “đầy triển vọng”. Hàng hóa của Đức dù rất “chật vật” ngay trên “sân nhà” nhưng luôn được chào đón tại Trung Quốc. 

Ông Lý Khắc Cường và bà Merkel thăm một siêu thị tại Berlin (Ảnh AFP)

Đã hơn một thập kỷ qua, người dân Trung Quốc coi việc sở hữu các “món hàng Đức” như những chiếc xe Mercedes Benz, BMW và nhất là Audi là “biểu tượng cho sự thành công trong kinh doanh hay trong sự nghiệp của mình”. 

Chính vì thế, việc tiếp tục duy trì sự hiện diện của các thương hiệu Đức tại Trung Quốc cũng được các nhà lãnh đạo Đức quan tâm hàng đầu trong bối cảnh những thương hiệu này đang vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tại các thị trường khác trên thế giới. 

Hong Kong- vấn đề hai bên đều muốn né tránh 

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Đức ngày 10/10 diễn ra trong bối cảnh những cuộc biểu tình tại Hong Kong đang diễn ra trong cao trào và đang là tâm điểm của mọi sự chú ý trên toàn cầu nhất là sau khi cảnh sát Hong Kong đã buộc phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình. 

Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đức đều tránh không trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình. 

Trái với bản tính quyết liệt và rõ ràng trong khi phải đối mặt với các vấn đề quốc tế, bà Merkel chỉ bày tỏ hy vọng rằng tình hình Hong Kong “sẽ sớm lắng dịu và được giải quyết thông qua sự trao đổi cởi mởi để tìm ra một giải pháp có thể làm hài lòng người dân Hong Kong”. 

Cả Đức và Trung Quốc đều không muốn bàn quá nhiều về vấn đề Hong Kong (Ảnh AFP)

Trong khi đó, ông Lý Khắc Cường lại ca ngợi “mức độ tự chủ cao độ” mà Đặc khu Hành chính Hong Kong được hưởng khi trở về với Trung Quốc vào năm 1997 và đảm bảo rằng lãnh đạo Hong Kong sẽ “tiếp tục duy trì sự thịnh vượng cho Đặc khu cũng như đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ người dân Hong Kong khỏi bị thiệt hại về người và của (trong thời gian diễn ra biểu tình”. 

Ông Lý Khắc Cường cũng không quên nhắn nhủ rằng vấn đề Hong Kong là “việc nội bộ của Trung Quốc”. 

Tuy nhiên, nếu như vấn đề Hong Kong được coi là chỉ mới phát sinh và “hoàn toàn không mong muốn” trước chuyến công du của ông Lý Khắc Cường và dù là chuyện “không mấy vui vẻ gì” nhưng vẫn có thể được cả Trung Quốc và Đức gạt sang một bên thì vấn đề về mối quan hệ với Nga lại là “một vấn đề cực kỳ nan giải”. 

Nga- nhân tố chia rẽ mối quan hệ Đức-Trung? 

Có thể nói ít có nước nào có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến quan hệ Đức và Trung Quốc như Nga, quốc gia có mối liên kết lịch sử và chính trị cực kỳ rõ rệt với cả hai nước nói trên. 

Sự cởi mở và đầy thiện chí trong các cuộc thảo luận về hợp tác kinh tế giữa Đức và Trung Quốc đã ngay lập tức nhường chỗ cho sự dè dặt và “nhìn nhau mà hành động” khi lãnh đạo hai nước đề cập đến mối quan hệ với Nga hay cụ thể hơn là cách hành xử với Nga liên quan đến tình hình Ukraine. 

Đây có thể coi là vấn đề mà Trung Quốc và Đức khó có thể “nhìn chung một hướng” và đồng tâm nhất trí bởi những tính toán “được”, “mất” của hai bên là “quá lớn” và “rất rõ ràng”. 

Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nêu rõ phương Tây cần phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến tình hình Ukraine. 

Một đường ống khí đốt từ Nga sang Trung Quốc (Ảnh AP)

Ông Lý khẳng định rằng điều này không giúp cải thiện mối quan hệ Nga và phương Tây mà còn có thể khiến mối quan hệ này trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. 

Các nhà phân tích cho rằng, những tuyên bố ủng hộ Nga “rõ rệt” như vậy đã cho thấy, Trung Quốc dù đặt Đức là đối tác kinh tế hàng đầu của mình, cũng không muốn “phậnt ý” Nga, nước mà Trung Quốc vừa ký kết thỏa thuận khí đốt kéo dài 10 năm trị giá tới hơn 400 tỷ USD. 

Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rằng, nền kinh tế trong nước đang rất “khát” nhiên liệu và việc Nga buộc phải tìm một thị trường mới để cung cấp khí đốt khi bị phương Tây áp đặt lệnh cấm vận sẽ khiến Trung Quốc “được hơn là mất” trong khi thương thảo và hợp tác với Nga. Chính vì thế, việc Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Nga không phải là điều khó hiểu. 

Trong khi đó, Đức khó có thể “thẳng thắn” như Trung Quốc trong vấn đề áp đặt lệnh trừng phạt với Nga. Dù cũng biết rằng nếu quá cứng rắn với Nga Đức có thể sẽ phải đối mặt với “một mùa Đông lạnh lẽo” khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu và điều này kéo theo nhiều hệ lụy “không thể tính hết được”, thì Đức cũng không thể công khai ủng hộ Nga. 

Điều này là bởi Đức là thành viên NATO và là đầu tàu của châu Âu, là điểm sáng duy nhất về kinh tế trong một châu Âu đang phải “thắt lưng buộc bụng” do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc Đức công khai ủng hộ Nga sẽ khiến Đức bị các nước châu Âu cô lập và có thể đánh mất hoàn toàn vị thế hàng đầu của mình. 

Chính vì thế, Đức phải rất linh hoạt trong cách hành xử với Nga. Điều này thể hiện rất rõ khi Thủ tướng Đức Angela Merkel nhiều lần lên tiếng sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt Nga nhưng cũng nhiều lần trì hoãn với lý do “hãy cho Nga một cơ hội cuối cùng”. 

Ngay cả khi áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, các lệnh trừng phạt của Đức thường được đưa ra sau cùng và thường bị đánh giá là “nhẹ nhàng hơn” so với các đối tác phương Tây. 

Như vậy, dù đặt nặng vấn đề lợi ích kinh tế khi chọn Đức là điểm đặt chân đầu tiên trong chuyến công du châu Âu kéo dài 7 ngày của mình, ông Lý Khắc Cường vẫn không thể gạt sang một bên mối quan hệ “mật thiết” với Nga. Điều này không chỉ thể hiện qua các cuộc đàm phán giữa ông và bà Merkel mà còn thông qua việc Nga chính là chặng dừng chân tiếp theo của ông Lý Khắc Cường với rất nhiều vấn đề hệ trọng cần phải bàn thảo. 

Nhiều người cho rằng, với việc Trung Quốc công khai ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine, chuyến công du Nga của ông Lý Khắc Cường sẽ được cho là “dễ thở” hơn nhiều so với chuyến thăm Đức trước đó. 

Tuy nhiên, cũng không ít người hoài nghi về sự dễ dàng này bởi mối quan hệ Nga-Trung cũng từng trải qua không ít thăng trầm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Lý Khắc Cường: Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc

Ông Lý cảnh báo các thế lực bên ngoài không can thiệp vào công việc của Hong Kong.

Thủ tướng Lý Khắc Cường: Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc

Thủ tướng Lý Khắc Cường: Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc

Ông Lý cảnh báo các thế lực bên ngoài không can thiệp vào công việc của Hong Kong.

Trung Quốc đưa 3 tàu tuần duyên đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản
Trung Quốc đưa 3 tàu tuần duyên đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

VOV.VN - Ba tàu tuần duyên được Trung Quốc gửi đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 18/10 lần lượt mang số hiệu là 2305, 2101, 2112.

Trung Quốc đưa 3 tàu tuần duyên đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

Trung Quốc đưa 3 tàu tuần duyên đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

VOV.VN - Ba tàu tuần duyên được Trung Quốc gửi đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 18/10 lần lượt mang số hiệu là 2305, 2101, 2112.

Ông Lý Khắc Cường được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc
Ông Lý Khắc Cường được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc

(VOV) -Nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Lý Khắc Cường sẽ kéo dài 5 năm.

Ông Lý Khắc Cường được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc

Ông Lý Khắc Cường được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc

(VOV) -Nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Lý Khắc Cường sẽ kéo dài 5 năm.

Nga, Trung Quốc ký 38 thỏa thuận quan trọng về khí đốt và tài chính
Nga, Trung Quốc ký 38 thỏa thuận quan trọng về khí đốt và tài chính

VOV.VN - Các thỏa thuận nói trên được ký ngày 13/10 nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Nga, Trung Quốc ký 38 thỏa thuận quan trọng về khí đốt và tài chính

Nga, Trung Quốc ký 38 thỏa thuận quan trọng về khí đốt và tài chính

VOV.VN - Các thỏa thuận nói trên được ký ngày 13/10 nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Vài nét về Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Vài nét về Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

(VOV) -Tân Thủ tướng Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh cải cách, trong đó có tái cơ cấu nội các 

Vài nét về Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Vài nét về Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

(VOV) -Tân Thủ tướng Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh cải cách, trong đó có tái cơ cấu nội các 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm 3 nước châu Âu
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm 3 nước châu Âu

VOV.VN - Ngày 9/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ lên đường bắt đầu chuyến thăm kéo dài 9 ngày tới 3 nước châu Âu và tham dự một số hội nghị.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm 3 nước châu Âu

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm 3 nước châu Âu

VOV.VN - Ngày 9/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ lên đường bắt đầu chuyến thăm kéo dài 9 ngày tới 3 nước châu Âu và tham dự một số hội nghị.

Thủ tướng Trung Quốc hội đàm với Tổng thống Nga
Thủ tướng Trung Quốc hội đàm với Tổng thống Nga

VOV.VN - Hai bên sẽ ký nhiều thỏa thuận quan trọng về năng lượng hạt nhân, khí tự nhiên, tài chính và ngân hàng.

Thủ tướng Trung Quốc hội đàm với Tổng thống Nga

Thủ tướng Trung Quốc hội đàm với Tổng thống Nga

VOV.VN - Hai bên sẽ ký nhiều thỏa thuận quan trọng về năng lượng hạt nhân, khí tự nhiên, tài chính và ngân hàng.

Trung Quốc, EU nhất trí tăng cường chống khủng bố
Trung Quốc, EU nhất trí tăng cường chống khủng bố

VOV.VN - Trung Quốc phản ứng dè dặt trước lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama về việc tham gia liên minh quốc tế tiêu diệt các tay súng.

Trung Quốc, EU nhất trí tăng cường chống khủng bố

Trung Quốc, EU nhất trí tăng cường chống khủng bố

VOV.VN - Trung Quốc phản ứng dè dặt trước lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama về việc tham gia liên minh quốc tế tiêu diệt các tay súng.

Diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản
Diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản

VOV.VN -Trung Quốc cho biết, 3 tàu Hải cảnh của nước này ngày 18/10 đã “tuần tra” trong khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư hay còn gọi là Senkaku.

Diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản

Diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản

VOV.VN -Trung Quốc cho biết, 3 tàu Hải cảnh của nước này ngày 18/10 đã “tuần tra” trong khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư hay còn gọi là Senkaku.