Ukraine kỳ vọng một thắng lợi chiến lược để lật ngược tình thế trước Nga?

VOV.VN - 6 tháng tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng trong xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Phương Tây đang kỳ vọng Ukraine giành một thắng lợi chiến lược quyết định hòng xoay chuyển tình thế. Nhưng chỉ có ý chí chính trị thôi có lẽ là không đủ…

Mới đây khi trả lời phỏng vấn của CBS News, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns nói rằng thời gian 6 tháng tới trong xung đột Ukraine sẽ rất quan trọng.

Theo ông Burns, Tổng thống Nga Putin đang nhận định rằng phương Tây sẽ trở nên mệt mỏi khi phải hỗ trợ cho Ukraine và thời thế đang nghiêng về phía Nga. Trước tình huống đó, ông Burns gợi ý phương Tây cần phải nỗ lực để chứng minh điều ngược lại.

Nga được dự báo sẽ sớm mở cuộc tấn công lớn trước khi xe tăng và các vũ khí khí tài khác của phương Tây kịp chuyển tới Ukraine. Một số nhà phân tích lập luận rằng các trận chiến dữ dội bên trong và xung quanh thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine đã là một phần của cuộc tấn công đó, hoặc chí ít là giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch đó.

Trước hết phải có thực lực

Ở đây cần phải nhận thức rõ rằng nếu Ukraine tiếp tục lối đánh như hiện nay, đối đầu trực diện với đối phương theo kiểu tác chiến tiêu hao thời Thế chiến I, thì theo logic đơn giản, khác biệt giữa hai nước về dân số và nguồn lực sẽ quyết định kết quả của xung đột quân sự. Sau khi cơ sở hạ tầng của Ukraine đã bị tàn phá dữ dội và nhiều triệu người dân Ukraine đã di tản sang nước khác (ước tính 9 triệu người Ukraine đã sơ tán qua ngả Ba Lan), thì một cuộc xung đột vũ trang với một đối phương có dân số gấp 4 lần Ukraine sẽ chỉ có thể kết thúc theo hướng có lợi cho Nga.

Giới quan sát phương Tây cho rằng, để thay đổi cục diện hiện nay (đang có lợi cho Nga), Ukraine cần có đủ lực lượng để phá vỡ thế bế tắc, ngăn cản đà tiến của quân Nga và xoay sở để đạt một thắng lợi quyết định trên chiến trường. Theo họ, Ukraine cần chiến đấu chủ động theo ý đồ riêng của họ. Mà để đạt được điều này, Ukraine lại cần thêm từ phương Tây các xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo tầm xa, và quan trọng nhất là máy bay chiến đấu.

Mỹ và các đồng minh đã đáp ứng một số yêu cầu của Ukraine về các hệ thống vũ khí hiện đại hơn. Gần đây, một số nước đã quyết định cung cấp cho Ukraine xe tăng hiện đại Leopard 2 cùng một số xe tăng chiến đấu chủ lực khác. Tuy nhiên, quá trình này rất chậm. Đàm phán kéo dài và hoạt động huấn luyện các kíp lái của Ukraine bị trì hoãn. Thực tế này khiến Ukraine lo ngại các vũ khí khí tài mới sẽ không đến kịp chiến trường vào lúc họ cần đến nhất.

Giới quan sát phương Tây nhận định, Tổng thống Nga Putin gần như chắc chắn hy vọng chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ cản trợ quá trình hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine. Việc hy vọng đó là hoàn toàn có lý vì chủ đề viện trợ cho Ukraine thường bị chính trị hóa cao độ, nhất là trong thời kỳ bầu cử nhạy cảm. Nếu đợt này, Mỹ quyết định bỏ rơi Ukraine, quốc gia Đông Âu này sẽ khó bề duy trì sức kháng cự quốc phòng trước Nga trong thời gian dài, bất chấp việc các nước NATO khác ở châu Âu đã cố gắng ủng hộ Ukraine về vật chất. Ba Lan, Estonia, Phần Lan và các nước gần kề Nga đã vét sạch kho vũ khí của họ để viện trợ cho Ukraine nhưng nguồn cung linh kiện từ các nước đó lại quá nhỏ để có thể duy trì sức chống đỡ của Ukraine.

Liệu có xúc tác cho bước ngoặt lớn?

Cuộc xung đột vũ trang đang tiến đến một điểm nút mang tính quyết định, dựa trên hai biến số sau: Thứ nhất, viện trợ của phương Tây sẽ kéo dài bao lâu; và thứ hai, kho vũ khí đạn dược của Nga sẽ đủ dùng đến bao giờ? Dựa trên kho vũ khí của Nga từ thời Chiến tranh Lạnh, ông Putin có thể tự tin vượt qua phương Tây về mặt này. Đấy là chưa kể Nga còn nhận được lượng vũ khí đạn dược từ Iran và có thể một số nguồn khác nữa.

Việc phương Tây viện trợ cho Ukraine không dựa duy nhất vào ý chí chính trị - đây trước hết là vấn đề về số lượng thực tế có trong tay.

Ngay cả khi ý chí chính trị đó vẫn còn, phương Tây vẫn không thể cung cấp đủ cho Ukraine trong dài hạn, trừ phi Mỹ và các đồng minh châu Âu quyết định đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

Nói một cách đơn giản, nhìn vào tỷ lệ hao hụt cao vũ khí đạn dược của Ukraine trong xung đột quân sự với Nga, phương Tây sẽ cần phải chuyển cơ chế vận hành ngành công nghiệp quốc phòng của mình từ “dung lượng thấp, vừa đáp ứng đủ” trong 30 năm qua sang cách tiếp cận “phòng ngừa”, chủ động cho ra lò lượng lớn vũ khí đạn dược để duy trì cuộc chiến trường kỳ với một đối thủ tầm cỡ.

Như vậy, hầu hết các nước NATO ở châu Âu cần phải thay đổi quyết liệt cách tư duy của họ về hệ thống chuẩn bị vũ khí khí tài. Điểm quan trọng là họ phải chấp nhận đầu tư tiền thật vào tái vũ trang. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa hề có dấu hiệu cho thấy các nước châu Âu nào chuyển đổi theo hướng đó, dù chỉ là ở mức độ thảo luận, ngoại trừ một số nước ở sườn phía Đông của NATO, đặc biệt là Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển và các nước Baltic.

Riêng Mỹ đã có những chuyển động đáng lưu ý, đó là tăng sản lượng đạn lựu pháo 155mm lên gấp 5 lần, cũng như đẩy mạnh sản xuất pháo phản lực cơ động cao HIMARS.

Trong khi đó, Nga đã chuyển công nghiệp quốc phòng của mình sang trạng thái thời chiến.

Giới phân tích và học giả đồn đoán rằng chiến sự tại Ukraine sẽ kéo dài trong nhiều năm. Trong trường hợp phương Tây mệt mỏi, không đủ sức viện trợ cho Ukraine, còn Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine, thì có thể xuất hiện kịch bản Ukraine chuyển từ xung đột quy ước sang tác chiến du kích.

Tuy nhiên, không loại trừ phương Tây sẽ cân nhắc kịch bản sau: Gia tăng vũ khí cho Ukraine như nước này đòi hỏi, từ đó gây trở ngại thực sự cho quân Nga trong vòng 6 tháng tới đây, từ đó tạo ra những biến động trên chính trường Nga. Các nhà quan sát phương Tây đi theo hướng này trên cơ sở liên hệ với lịch sử Nga, trong đó những thất bại quân sự của Nga trên chiến trường nước ngoài có thể dẫn tới các biến cố trong nước, chẳng hạn như khi quân đội Sa hoàng thua quân đội Nhật Bản vào năm 1905 hay khi quân đội Liên Xô sa lầy ở Afghanistan vào thập niên 1980./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Zelensky bất ngờ tới Anh, đề nghị phương Tây cấp thêm vũ khí
Tổng thống Zelensky bất ngờ tới Anh, đề nghị phương Tây cấp thêm vũ khí

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky được cho đã hạ cánh xuống nước Anh trong chuyến thăm bất ngờ tới London vào ngày 8/2. Kiev đang hối thúc phương Tây viện trợ thêm vũ khí khí tài cho họ đối đầu với đà tiến của quân Nga.

Tổng thống Zelensky bất ngờ tới Anh, đề nghị phương Tây cấp thêm vũ khí

Tổng thống Zelensky bất ngờ tới Anh, đề nghị phương Tây cấp thêm vũ khí

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky được cho đã hạ cánh xuống nước Anh trong chuyến thăm bất ngờ tới London vào ngày 8/2. Kiev đang hối thúc phương Tây viện trợ thêm vũ khí khí tài cho họ đối đầu với đà tiến của quân Nga.

Nhà sáng lập Wagner nói sẵn sàng đấu máy bay với Ukraine trên bầu trời Bakhmut
Nhà sáng lập Wagner nói sẵn sàng đấu máy bay với Ukraine trên bầu trời Bakhmut

VOV.VN - Hôm 6/2 sáng lập viên tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga, Prigozhin, tuyên bố sẵn sàng trực tiếp cận chiến trên không với các lực lượng Ukraine để giành quyền kiểm soát thành phố Bakhmut, nơi Nga và Ukraine giao tranh dữ dội thời gian qua.

Nhà sáng lập Wagner nói sẵn sàng đấu máy bay với Ukraine trên bầu trời Bakhmut

Nhà sáng lập Wagner nói sẵn sàng đấu máy bay với Ukraine trên bầu trời Bakhmut

VOV.VN - Hôm 6/2 sáng lập viên tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga, Prigozhin, tuyên bố sẵn sàng trực tiếp cận chiến trên không với các lực lượng Ukraine để giành quyền kiểm soát thành phố Bakhmut, nơi Nga và Ukraine giao tranh dữ dội thời gian qua.

Ukraine sẽ không dùng vũ khí phương Tây "để bắn vào lãnh thổ Nga"
Ukraine sẽ không dùng vũ khí phương Tây "để bắn vào lãnh thổ Nga"

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov mới đây nói với các nhà báo rằng Ukraine không có ý định sử dụng vũ khí tiên tiến do các nước phương Tây cung cấp để đánh vào lãnh thổ Nga.

Ukraine sẽ không dùng vũ khí phương Tây "để bắn vào lãnh thổ Nga"

Ukraine sẽ không dùng vũ khí phương Tây "để bắn vào lãnh thổ Nga"

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov mới đây nói với các nhà báo rằng Ukraine không có ý định sử dụng vũ khí tiên tiến do các nước phương Tây cung cấp để đánh vào lãnh thổ Nga.

Đức cẩn trọng tránh xung đột Nga-NATO khi cân nhắc viện trợ vũ khí cho Ukraine
Đức cẩn trọng tránh xung đột Nga-NATO khi cân nhắc viện trợ vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 2/2 nói rằng khi lựa chọn viện trợ vũ khí cho Ukraine, Đức đã cẩn trọng xem xét mọi quyết định để tránh đi quá xa, ngăn ngừa nguy cơ xung đột nổ ra giữa NATO và Nga.

Đức cẩn trọng tránh xung đột Nga-NATO khi cân nhắc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Đức cẩn trọng tránh xung đột Nga-NATO khi cân nhắc viện trợ vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 2/2 nói rằng khi lựa chọn viện trợ vũ khí cho Ukraine, Đức đã cẩn trọng xem xét mọi quyết định để tránh đi quá xa, ngăn ngừa nguy cơ xung đột nổ ra giữa NATO và Nga.

Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?
Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?

VOV.VN - Khác với nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp không có chính sách quá rõ ràng đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Quan điểm của Pháp đã cứng rắn hơn nhưng nước này vẫn muốn trung gian hòa giải cho Nga và Ukraine.

Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?

Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?

VOV.VN - Khác với nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp không có chính sách quá rõ ràng đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Quan điểm của Pháp đã cứng rắn hơn nhưng nước này vẫn muốn trung gian hòa giải cho Nga và Ukraine.

Phương Tây sai lầm khi viện trợ vũ khí hạng nặng hiện đại cho Ukraine?
Phương Tây sai lầm khi viện trợ vũ khí hạng nặng hiện đại cho Ukraine?

VOV.VN - Giới quan sát dự báo, kế hoạch của NATO gia tăng vũ khí hiện đại hạng nặng (bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực) cho Ukraine sẽ khiến cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây càng lan rộng và có thêm nhiều người Ukraine thiệt mạng.

Phương Tây sai lầm khi viện trợ vũ khí hạng nặng hiện đại cho Ukraine?

Phương Tây sai lầm khi viện trợ vũ khí hạng nặng hiện đại cho Ukraine?

VOV.VN - Giới quan sát dự báo, kế hoạch của NATO gia tăng vũ khí hiện đại hạng nặng (bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực) cho Ukraine sẽ khiến cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây càng lan rộng và có thêm nhiều người Ukraine thiệt mạng.

Kịch bản Nga tấn công hạt nhân nếu Mỹ và Đức “vượt lằn ranh đỏ”
Kịch bản Nga tấn công hạt nhân nếu Mỹ và Đức “vượt lằn ranh đỏ”

VOV.VN - Nga nhiều lần cảnh báo phương Tây chớ viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Nga xem động thái Mỹ và Đức cung cấp xe tăng tối tân cho Ukraine là ngưỡng mới nguy hiểm. Giới quan sát đánh giá về khả năng Nga đánh chặn bằng đòn hạt nhân…

Kịch bản Nga tấn công hạt nhân nếu Mỹ và Đức “vượt lằn ranh đỏ”

Kịch bản Nga tấn công hạt nhân nếu Mỹ và Đức “vượt lằn ranh đỏ”

VOV.VN - Nga nhiều lần cảnh báo phương Tây chớ viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Nga xem động thái Mỹ và Đức cung cấp xe tăng tối tân cho Ukraine là ngưỡng mới nguy hiểm. Giới quan sát đánh giá về khả năng Nga đánh chặn bằng đòn hạt nhân…

Chiến dịch quân sự của Nga có thể kết thúc trước khi xe tăng Mỹ-Đức kịp tới Ukraine
Chiến dịch quân sự của Nga có thể kết thúc trước khi xe tăng Mỹ-Đức kịp tới Ukraine

VOV.VN - Vừa rồi phương Tây tỏ ra rầm rộ trong viện trợ xe tăng hạng nặng cho Ukraine để đối đầu với Nga. Thế nhưng viện trợ đó có quy mô nhỏ và đòi hỏi thời gian dài. Trong khi đó, Nga có thể đặt mục tiêu "giải quyết nhanh" trước khi các xe tăng đó kịp tới.

Chiến dịch quân sự của Nga có thể kết thúc trước khi xe tăng Mỹ-Đức kịp tới Ukraine

Chiến dịch quân sự của Nga có thể kết thúc trước khi xe tăng Mỹ-Đức kịp tới Ukraine

VOV.VN - Vừa rồi phương Tây tỏ ra rầm rộ trong viện trợ xe tăng hạng nặng cho Ukraine để đối đầu với Nga. Thế nhưng viện trợ đó có quy mô nhỏ và đòi hỏi thời gian dài. Trong khi đó, Nga có thể đặt mục tiêu "giải quyết nhanh" trước khi các xe tăng đó kịp tới.