Vai trò đồng minh của Mỹ ở Trung Đông có gì mới?

VOV.VN - Khơi dậy vai trò xung kích là một trong những chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo chỉ huy đồng minh của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Chiến lược chiến tranh ủy nhiệm được coi là truyền thống trong chính sách đối ngoại quân sự của Mỹ. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald.Trump, việc này còn được cụ thể hóa bằng cách khơi dậy vai trò xung kích của đồng minh Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Arab tại khu vực Trung Đông, được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.

Cờ Israel và Mỹ. Ảnh: National Review.

Ngả hẳn về phía Israel – đồng minh xung kích ở khu vực

Trong thời gian khá dài, các chính quyền tiền nhiệm Mỹ đều chủ trương giữ vai trò trung gian trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa Israel và Palestine theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Liên Hợp Quốc là công nhận sự tồn tại hai nhà nước với Jerusalem là Thủ đô của Nhà nước Palestine.

Tuy nhiên, các bước đi gần đây của Tổng thống Trump đã làm đảo lộn tình hình bằng việc (1) Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển sứ quán Mỹ đến thành phố này; (2) Đưa ra kế hoạch hòa bình hay còn gọi là “Thỏa thuận thế kỷ”, ông Trump đã thể hiện lập trường nghiêng hẳn về phía Israel, không tính đến lợi ích đầy đủ của người Palestine.

Tổng thống Trump giải thích rằng ông đã tìm ra một cách thức mới tạo nền hòa bình giữa Israel và Palestine. Theo đó, Israel sẽ có được sự an toàn cần thiết và người Palestine cũng sẽ có được một Nhà nước mà họ khao khát bấy lâu nay.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, Kế hoạch hòa bình của ông Trump đã mang lại cho Thủ tướng Israel Netanyahu tất cả những gì ông ấy muốn và mang đến cho người Palestine lợi ích rất ít ỏi, một dạng nhà nước bị cắt gọt, không có chủ quyền thích hợp, bao quanh bởi lãnh thổ của Israel và luồn lách giữa các khu định cư của người Do Thái, thậm chí là ở sâu dưới lòng đất.

Theo giới quan sát, trong các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, Washington thường quan tâm hơn tới Israel, bởi tiềm lực kinh tế-quân sự và vai trò xung kích của nước này trong khu vực. Bởi vậy, những động thái nêu trên được coi là “bảo trợ ngấm ngầm” cho chính quyền Thủ tướng Netanyahu và vực dậy tiềm năng xung kích của người đồng minh chí cốt.

“Ngầm” giao sứ mệnh cho Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh NATO của Mỹ tại khu vực. Chính quyền Mỹ của ông Trump đe dọa sẽ trừng phạt Ankara về việc nước này mua S-400 và tiếp nhận Dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ của Nga... Thậm chí, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman còn phàn nàn rằng “Rất đáng tiếc, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định hành động đơn phương” tại Syria.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn bỏ qua những động thái quân sự thái quá của Ankara trong việc kiểm soát khu vực, tấn công lực lượng người Kurd, chiếm đóng lãnh thổ Syria và phản ứng quân sự ở Idlib nhằm bảo vệ thành trì cuối cùng của phe đối lập Syria...

Theo giới phân tích, đây là những động thái hàm ý Mỹ ủng hộ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò cường quốc và là đội quân xung kích khu vực, nên việc trách cứ hoặc đe dọa trừng phạt đối với Ankara thực chất chỉ là để làm phép, khiến cho cơ hội hòa bình Syria và khu vực lại một lần nữa bị de dọa và nguy cơ chuyển hóa cuộc nội chiến tại đây thành chiến tranh giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ là không loại trừ.

Thúc đẩy thành lập MESA

Đối với các đồng minh Arab, ngay từ hồi tháng 5/2017, trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Saudi Arabia, Mỹ đã hối thúc việc thành lập Liên minh chiến lược Trung Đông mới (MESA), hay còn gọi là “NATO Arab”.

Liên minh mới này bao gồm, các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), Ai Cập, Jordan và Mỹ. Washington đặt ưu tiên hàng đầu của liên minh này là chống lại ảnh hưởng của Iran ngày càng gia tăng và sau đó là kiềm chế ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Đông.

Mỹ hy vọng một cấu trúc an ninh mạnh của khối Arab tại Trung Đông sẽ giúp Mỹ giải quyết những thách thức an ninh, giúp Mỹ giảm (tiến tới chấm dứt) sự hiện diện quân sự trực tiếp tại đây, đồng thời vẫn duy trì được vị thế chủ đạo và ngăn chặn được các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.

Tuy nhiên, ngày 9/4/2019, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi trong chuyến thăm Mỹ đã gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng và ông A.Al-Sisi đã thông báo cho Tổng thống Trump rằng Ai Cập sẽ không tham gia MESA, mặc dù trong cuộc gặp ông Trump đã ca ngợi những “cố gắng quan trọng” của Ai Cập trong cuộc chiến chống IS. Vì thế, cho đến nay cuộc họp đầu tiên của lãnh đạo các quốc gia thành viên MESA vẫn chưa diễn ra, bởi đã bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần.

Rời bỏ chức năng chiến đấu trực tiếp

Ngày 7/10/2019, Tổng thống Mỹ Trump đã quyết định rút toàn bộ cố vấn quân sự và đặc nhiệm đang hỗ trợ dân quân người Kurd ở Syria. Tuyên bố này, dù khá bất ngờ, song vẫn được hiểu là bước đi nhằm thực hiện cam kết tranh cử của ông, rằng sẽ đưa nước Mỹ thoát khỏi tình cảnh sa lầy trong những “cuộc chiến vô ích”.

Theo Tổng thống Trump, Mỹ đã thực hiện chiến dịch này trong gần 3 năm qua. Đã đến lúc phải rời khỏi những cuộc chiến “không hồi kết” như thế này và đưa những người lính Mỹ trở về nhà. Trách nhiệm hiện giờ thuộc về khu vực. Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh: “Mỹ sẵn sàng trở lại nếu những tay súng IS xuất hiện ở bất cứ nơi nào gần chúng ta (tức Mỹ)”.

Tuy nhiên, một lý do khác cũng được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra là, để tránh va chạm với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman cho rằng, tất cả là do Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh: “Lập trường của quân đội Mỹ đã và vẫn còn tương tự, việc tạo ra khu vực an ninh ở miền Bắc Syria là cách tốt nhất để duy trì sự ổn định.

Ông Jonathan Hoffman nói rằng, do Ankara hành động đơn phương, nên Mỹ rút lực lượng khỏi miền Bắc Syria để “tránh hướng tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo an toàn cho các quân nhân”. Theo giới phân tích, con bài của Mỹ dùng chiến tranh và can thiệp quân sự để lật đổ thể chế như ở Iraq, Syria, Libya... nay có thể sẽ không còn được sử dụng nữa.

Như vậy, toàn bộ những động thái của Mỹ ở Trung Đông trong thời gian vừa qua cho thấy, sự đổi mới trong chính sách đối với đồng minh khu vực là khơi dậy vai trò xung kích của chính các nước trong khu vực, nhằm rút quân Mỹ khỏi chức năng chiến đấu trực tiếp, nhưng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo bằng sức mạnh toàn diện và tuyệt đối của Mỹ về kinh tế, quân sự, khoa học-công nghệ đỉnh cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp
Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp

VOV.VN - Dù nhận phải nhiều lời lẽ chỉ trích về sự biệt lập, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump vẫn thể hiện đường lối cứng rắn và can thiệp quen thuộc.

Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp

Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp

VOV.VN - Dù nhận phải nhiều lời lẽ chỉ trích về sự biệt lập, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump vẫn thể hiện đường lối cứng rắn và can thiệp quen thuộc.

Có Mỹ “chống lưng”, Israel sẽ sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng?
Có Mỹ “chống lưng”, Israel sẽ sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng?

VOV.VN - Sự thay đổi chính sách của Mỹ khi công nhận các khu định cư ở Bờ Tây đã làm sâu sắc hơn cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hàng thập kỷ qua.

Có Mỹ “chống lưng”, Israel sẽ sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng?

Có Mỹ “chống lưng”, Israel sẽ sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng?

VOV.VN - Sự thay đổi chính sách của Mỹ khi công nhận các khu định cư ở Bờ Tây đã làm sâu sắc hơn cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hàng thập kỷ qua.

Món quà bất ngờ của Tổng thống Trump khiến Israel “mừng ra mặt”
Món quà bất ngờ của Tổng thống Trump khiến Israel “mừng ra mặt”

VOV.VN - Kế hoạch Hòa bình Trung Đông vừa được công bố là một “món quà chính trị khác” mà Tổng thống Mỹ Trump dành tặng cho Thủ tướng Israel Netanyahu.

Món quà bất ngờ của Tổng thống Trump khiến Israel “mừng ra mặt”

Món quà bất ngờ của Tổng thống Trump khiến Israel “mừng ra mặt”

VOV.VN - Kế hoạch Hòa bình Trung Đông vừa được công bố là một “món quà chính trị khác” mà Tổng thống Mỹ Trump dành tặng cho Thủ tướng Israel Netanyahu.

Góc nhìn kinh tế học về việc Mỹ thôi làm “cảnh sát quốc tế”
Góc nhìn kinh tế học về việc Mỹ thôi làm “cảnh sát quốc tế”

VOV.VN - Nước Mỹ đang có xu hướng tránh can thiệp quân sự vào các điểm nóng, thôi làm “cảnh sát quốc tế”. Đây được xem là sự thay đổi lớn của chính trị Mỹ.

Góc nhìn kinh tế học về việc Mỹ thôi làm “cảnh sát quốc tế”

Góc nhìn kinh tế học về việc Mỹ thôi làm “cảnh sát quốc tế”

VOV.VN - Nước Mỹ đang có xu hướng tránh can thiệp quân sự vào các điểm nóng, thôi làm “cảnh sát quốc tế”. Đây được xem là sự thay đổi lớn của chính trị Mỹ.

Kế hoạch hòa bình của Mỹ có đưa Israel-Palestine đến bàn đàm phán?
Kế hoạch hòa bình của Mỹ có đưa Israel-Palestine đến bàn đàm phán?

VOV.VN - Phần lớn các nhà quan sát lại có cái nhìn hoài nghi về triển vọng thành công của Kế hoạch Hòa bình Trung Đông bởi sự ủng hộ rõ ràng với Israel của Mỹ.

Kế hoạch hòa bình của Mỹ có đưa Israel-Palestine đến bàn đàm phán?

Kế hoạch hòa bình của Mỹ có đưa Israel-Palestine đến bàn đàm phán?

VOV.VN - Phần lớn các nhà quan sát lại có cái nhìn hoài nghi về triển vọng thành công của Kế hoạch Hòa bình Trung Đông bởi sự ủng hộ rõ ràng với Israel của Mỹ.

Mỹ tuyên bố ủng hộ “lợi ích hợp pháp” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)
Mỹ tuyên bố ủng hộ “lợi ích hợp pháp” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)

VOV.VN - Đặc phái viên Mỹ Jeffrey cho rằng những binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đóng quân tại Idlib có quyền tự vệ trước các cuộc tấn công của quân đội Syria.

Mỹ tuyên bố ủng hộ “lợi ích hợp pháp” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)

Mỹ tuyên bố ủng hộ “lợi ích hợp pháp” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)

VOV.VN - Đặc phái viên Mỹ Jeffrey cho rằng những binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đóng quân tại Idlib có quyền tự vệ trước các cuộc tấn công của quân đội Syria.