Vì sao Bắc Kinh giữ im lặng trong vụ Snowden?

(VOV) - Giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc đứng ngoài cuộc vụ Snowden là cách giải quyết khôn ngoan nhất.

Kể từ khi Edward Snowden, người tiết lộ những hoạt động theo dõi bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA ngay khi đang ẩn náu tại Hong Kong, rồi sau đó lại rời Hong Kong sang Nga, chính phủ Trung Quốc kiên quyết không đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc này.

Những người biểu tình ủng hộ Edward Snowden giơ cao tấm ảnh của anh bên ngoài cổng lãnh sự quan Mỹ tại Hong Kong ngày 13/6/2013 (Ảnh: Reuters)

Vụ việc diễn ra đúng thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lên cao sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh đứng sau đội quân tin tặc, liên tục tấn công và ăn cắp thông tin của chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Thêm vào đó, khi Snowden rời Hong Kong sang Nga, chính quyền Mỹ tiếp tục đả kích và cho rằng chính phủ Trung Quốc đã cho phép Snowden rời Hong Kong. Nhà Trắng thậm chí còn đe rằng việc Hong Kong “cố tình thả Snowden bất chấp đề nghị bắt giữ của Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Trung”.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn không hề suy chuyển. Theo ông Zhu Feng, một nhà phân tích các vấn đề quốc tế, sở dĩ nhà chức trách Trung Quốc giữ im lặng vì “vụ Snowden là vấn đề nhạy cảm. Bắc Kinh dường như có rất ít lựa chọn”.

Cho đến nay, ngoài việc phủ nhận cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia là một điệp viên của Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến trường hợp của Snowden.

Các quan chức chính phủ và phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến Snowden, chỉ thỉnh thoảng mới công bố một số bài báo cáo buộc Washington nhưng với giọng điệu lúc rắn, lúc mềm.

Theo tác giả của những bài báo trên, rõ ràng Snowden đã giáng một đòn chí mạng cho chính quyền Washington sau khi họ cáo buộc Trung Quốc đang bảo trợ cho những hacker tồi tệ nhất trên thế giới.

Tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài bình luận mới đây tuyên bố: “Bên từ trước đến nay luôn đổ lỗi cho người khác đạo diễn các vụ tấn công mạng hóa ra lại tồi tệ hơn cả. Từ nay trở đi, ai còn tin những lời buộc tội?”.

Bài xã luận đăng trên Nhân dân nhật báo khẳng định Bắc Kinh “không chấp nhận sự phản đối của Washington”. Báo này chỉ trích Mỹ đã biến từ một “mô hình của nhân quyền” thành “kẻ nghe lén”, “kẻ thao túng quyền lực trên mạng Internet” và “kẻ xâm nhập hệ thống mạng của các nước khác”.

Ngược lại, xã luận của Tân Hoa xã tỏ ra mềm mỏng hơn khi nhấn mạnh rằng: “Cả Bắc Kinh và Washington đều hiểu rõ rằng không thể để một vụ việc nhỏ làm tổn thương tới một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới. Việc hai nước tiếp tục phát triển quan hệ song phương sẽ có lợi cho cả đôi bên”.

Trung Quốc có thể can thiệp

Về mặt pháp lý, Bắc Kinh có thể can thiệp vụ Snowden nếu phía Mỹ yêu cầu giới chức Hong Kong dẫn độ, bất kể hệ thống pháp luật của Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh, độc lập với Trung Quốc đại lục.

Hiệp ước dẫn độ Washington ký với Hong Kong năm 1996, cho phép trưởng đặc khu hành chính Hong Kong có quyền từ chối một yêu cầu dẫn độ nếu việc dẫn độ có thể gây ảnh hưởng đến "quốc phòng, ngoại giao, lợi ích công cộng thiết yếu hoặc chính sách" của chính quyền trung ương Trung Quốc.

Kể từ khi Bắc Kinh có trách nhiệm đối ngoại và quốc phòng với Hong Kong, trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) buộc phải tham khảo hướng dẫn chỉ đạo của Bắc Kinh về một vấn đề “nhạy cảm” như vậy trước khi hành động.

Tuy nhiên theo các nhà phân tích, khả năng Bắc Kinh sẽ ngăn chặn yêu cầu dẫn độ của Mỹ là rất thấp vì điều này có thể mang đến những hệ lụy xấu trong quan hệ giữa hai cường quốc.

Giáo sư Zhu Feng nói: “Tôi nghĩ rằng khả năng Bắc Kinh sẽ cố gắng can thiệp vào quá trình dẫn độ là vô cùng thấp. Bởi việc can thiệp sẽ tạo ra sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đang tìm cách đưa mối quan hệ song phương với Mỹ lên một tầm cao mới”.

Ông Jia Qingguo, Phó Giám đốc một Trung tâm Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cho rằng, vụ việc này xảy ra không lâu sau cuộc họp thượng đỉnh ở California giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, nó mang đến những rắc rối nhiều hơn là một cơ hội cho Trung Quốc.

Cũng theo ông Jia Qingguo, Bắc Kinh sẽ không đưa ra bất kỳ một bình luận nào liên quan đến tương lai Snowden và sẽ chỉ tôn trọng quyết định của toà án Hong Kong.

Snowden đã từng tiết lộ việc chọn Hong Kong làm nơi ẩn náu vì những quy định của pháp luật tại đây có thể bảo vệ được anh ta và khẳng định sẽ chống lại bất cứ nỗ lực dẫn độ nào của Mỹ.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, ông Lương Chấn Anh, trong một bài phát biểu mới đây cũng đã tuyên bố: “Sẽ xử lý trường hợp của Snowden phù hợp với pháp luật của Hong Kong”.

Bình luận về vụ việc này, giáo sư Su Hao của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh nói: “Chính phủ Trung Quốc chọn cách đứng ngoài cuộc dường như là cách giải quyết hợp lý nhất cho vấn đề này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung người tiết lộ bí mật động trời về tình báo Mỹ
Chân dung người tiết lộ bí mật động trời về tình báo Mỹ

(VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ.

Chân dung người tiết lộ bí mật động trời về tình báo Mỹ

Chân dung người tiết lộ bí mật động trời về tình báo Mỹ

(VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ.

Vụ Snowden, Bắc Kinh giữ chiến thuật 'im lặng là vàng'
Vụ Snowden, Bắc Kinh giữ chiến thuật 'im lặng là vàng'

Không tổ chức họp báo, không tranh luận công khai, Trung Quốc chỉ đưa ra những tuyên bố chung chung sau vụ việc.

Vụ Snowden, Bắc Kinh giữ chiến thuật 'im lặng là vàng'

Vụ Snowden, Bắc Kinh giữ chiến thuật 'im lặng là vàng'

Không tổ chức họp báo, không tranh luận công khai, Trung Quốc chỉ đưa ra những tuyên bố chung chung sau vụ việc.

Cho phép Snowden sang Moscow, Hong Kong chọc giận Mỹ
Cho phép Snowden sang Moscow, Hong Kong chọc giận Mỹ

(VOV) -Chính phủ Mỹ trước đó đã yêu cầu chính phủ Đặc khu Hành chính Hong Kong phát hành lệnh tạm giữ Snowden

Cho phép Snowden sang Moscow, Hong Kong chọc giận Mỹ

Cho phép Snowden sang Moscow, Hong Kong chọc giận Mỹ

(VOV) -Chính phủ Mỹ trước đó đã yêu cầu chính phủ Đặc khu Hành chính Hong Kong phát hành lệnh tạm giữ Snowden

Vụ điệp viên Snowden thử thách quan hệ Mỹ-Nga-Trung Quốc
Vụ điệp viên Snowden thử thách quan hệ Mỹ-Nga-Trung Quốc

(VOV) - Việc E.Snowden vẫn đang có mặt tại Nga đang đặt quan hệ Nga-Mỹ và cả Trung Quốc trước một thử thách mới.

Vụ điệp viên Snowden thử thách quan hệ Mỹ-Nga-Trung Quốc

Vụ điệp viên Snowden thử thách quan hệ Mỹ-Nga-Trung Quốc

(VOV) - Việc E.Snowden vẫn đang có mặt tại Nga đang đặt quan hệ Nga-Mỹ và cả Trung Quốc trước một thử thách mới.