Vụ cựu điệp viên bị đầu độc: Mỹ-Nga khẩu chiến, Anh mừng thầm

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng,việc Mỹ và EU xem xét trừng phạt Nga cho thấy Anh phần nào thành công trong chiến dịch lôi kéo các đồng minh đứng về nước này.

Hãng tin Reuters dẫn một nguồn thạo tin hôm 25/3 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét trục xuất một số nhà ngoại giao Nga, nhằm bày tỏ lập trường đứng về phía Anh, liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang  Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại thành phố Salisbury, Anh ngày 4/3 vừa qua.

Cựu điệp viên hai mang  Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh. Ảnh: Daily star.

Thông báo này được đưa ra khoảng 3 ngày sau khi Liên minh Châu Âu ban hành tuyên bố chung cho biết khối này đồng nhất với quan điểm của Anh, cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên nêu trên và nhất trí thực thi các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga. Giới phân tích cho rằng, các động thái của Mỹ và EU cho thấy Anh đã phần nào thành công trong chiến dịch lôi kéo các đồng minh đứng về phía nước này trong cuộc chiến chống lại Nga.

Mỹ xem xét trừng phạt Nga

Tổng thống Donald Trump đã đưa ra quyết định theo khuyến cáo của các cố vấn. Theo nguồn tin mật, ông Trump bàn bạc vấn đề vào ngày 23/3 với Đại sứ Mỹ ở Nga Jon Huntsman, Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Chris Wray cùng nhiều quan chức cấp cao khác về việc trục xuất nhà ngoại giao Nga.

Người phát ngôn của Nhà Trắng Raj Shah  nhấn mạnh: "Mỹ đang đứng cùng với Anh trong việc lên án hành động  của Nga. Tổng thống luôn cân nhắc lựa chọn để Nga phải chịu trách nhiệm trước các hành vi của mình". Một nguồn tin khác cho biết, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đang bàn bạc với các đối tác Châu Âu để quyết định số lượng chính xác các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất.

Cũng theo nguồn tin trên, quyết định sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Hội đồng Châu Âu (EC) với Nga sau hành động triệu hồi đại sứ của khối tại Nga được đưa ra vào tuần trước và không loại trừ khả năng trục xuất các nhà ngoại giao Nga trên toàn Châu Âu.

Hiện tại, các đồng minh thân cận đang hối thúc chính quyền ông Donald Trump đưa ra bước đi để cho thấy sức mạnh của phương Tây. Gần 20 quốc gia Châu Âu được kỳ vọng sẽ trục xuất các quan chức Nga cùng nhiều biện pháp trừng phạt khác.

Nằm trong mưu tính của Anh

Nhiều nhà quan sát cho rằng, dù vụ việc cựu điệp viên hai mang Skripal bị đầu độc chưa kết thúc, vở kịch vẫn chưa hạ màn, song có thể thấy được phần nào kế sách của London mượn tay Mỹ, EU và NATO chống Nga. Nói cách khác, Anh đang kêu gọi Mỹ, NATO và EU phát động một cuộc chiến tranh lạnh với Nga.

Cáo buộc do chính phủ Anh đưa ra với cái cớ là, Nga đã sử dụng chất độc hóa học để thực hiện vụ tấn công tại Anh, nghiêm trọng hơn, nước Nga đã dùng vũ khí hóa học tấn công vào nước Anh, một thành viên của NATO. Theo logic đó, Anh sẽ viện dẫn điều 5 của hiệp ước NATO quy định “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ ngay lập tức  nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy.

James Petras, giáo sư tại Đại học Binghamton cho biết, đây cũng có thể là chiến lược của Anh nhằm kéo EU gần hơn với nước này. Sau sự kiện Brexit, nước Anh không còn nhận được sự ủng hộ của nhiều thành viên trong EU về nhiều vấn đề đối ngoại, đặc biệt, Anh còn phải chịu những điều khoản gây tổn hại đến Trung tâm tài chính London. Do vậy Anh muốn lợi dụng vụ điệp viên bị đầu độc như một cách xây dựng lại cầu nối với EU.

Câu hỏi đặt ra là liệu Anh có thực sự thành công trong vai diễn của mình? Theo giới phân tích, London đã đẩy vụ việc đi quá xa và bây giờ rơi vào thế "đâm lao phải theo lao". Dù ra sức thuyết phục, nhưng không phải Anh đều nhận được sự đồng tình của tất cả các đồng minh. Ngoại trừ Mỹ, Pháp, Đức khẳng định lập trường đứng về phía Anh, một số nước như Italy và Hy Lạp vẫn bày tỏ sự hoài nghi và phản đối động thái của Anh thắt chặt trừng phạt với Nga.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras  nêu rõ, ông muốn thấy được đầy đủ bằng chứng trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì. “Tôi cho rằng chúng ta cần phải bày tỏ sự đoàn kết với nước Anh và người dân Anh. Nhưng chúng ta cũng cần phải điều tra và hành động một cách có trách nhiệm”.

Nga quyết không lép vế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 25/3 cho biết, Đại sứ Nga tại Anh đã tiếp nhận  những câu trả lời không đầy đủ về cuộc điều tra vụ cựu điệp viên bị đầu độc của Anh. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-1, bà Maria Zakharova cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, tất cả những gì Đại sứ Nga tại London nhận được chỉ là những câu hồi  đáp mơ hồ. Chất lượng cuộc điều tra mà phía Anh đang tiến hành đầy bất ngờ, với những kết luận vội vã và thiếu sự phối hợp", bà lưu ý.

Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Mỹ ra tuyên bố khẳng định, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ không nên bị mắc kẹt và căng thẳng hơn liên quan đến những câu chuyện được dàn dựng rõ ràng, như vụ cựu điệp viên  Sergei Skripal bị đầu độc.  Tuyên bố nêu rõ: “Trong những ngày gần đây, truyền thông Mỹ đã hùa theo tâm lý chống Nga, để phát động chiến dịch quy mô lớn nhằm gây ảnh hưởng đến uy tín của Nga. Nhà Trắng đã phần nào thành công trong việc ngăn chặn phát tán những tin giả, tác động tiêu cực tới quan hệ song phương. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, quan hệ Nga –Mỹ là quan hệ đa tầng, góp phần đảm bảo sự ổn định của toàn thế giới do đó không nên bị ảnh hưởng bởi những vụ việc đã được dàn dựng”.

Tuyên bố lưu ý, điều quan trọng là phải tiến hành điều tra “chuyên nghiệp và bình tĩnh”, đồng thời phối hợp hành động tránh để vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai. Tuyên bố cũng nêu rõ, các nỗ lực trừng phạt Nga sẽ bị đáp trả mạnh mẽ. 

Không chỉ dừng lại ở lời nói, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày cho biết, cơ quan này nắm trong tay tài liệu khẳng định Mỹ phát triển chất độc thần kinh A-234, loại khí độc được cho là đã bị sử dụng để sát hại cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái ông. 

Hãng tin Sputnik dẫn lời người đứng đầu phòng nghiên cứu Trung tâm hóa học và phân tích thuộc Viện khoa học của Bộ Quốc phòng Nga, ông  Igor Rybalchenko cho biết:

 “Thực tế vào năm 1998, chúng tôi đã nghiên cứu một bản thảo có chứa các dữ liệu do Cục Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (NBS) công bố,  trong đó có thông tin của khoảng 300.000 hợp chất và được cập nhật thường xuyên. Chúng tôi đặc biệt chủ ý đến 1 loại phốt phát hữu cơ, có khả năng gây tử vong rất cao. Sau khi nghiên cứu tên loại chất này, chúng tôi xác định đây chính chất độc thần kinh A-234 hay được biết đến với tên gọi khác là Novichok như Ngoại trưởng Anh Boris Jonhson đã đề cập"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU đồng ý với quan điểm Anh vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc
EU đồng ý với quan điểm Anh vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý với quan điểm của Anh trong vụ cựu điệp viên Nga Sergey Skripal và con gái của ông này bị đầu độc.

EU đồng ý với quan điểm Anh vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

EU đồng ý với quan điểm Anh vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý với quan điểm của Anh trong vụ cựu điệp viên Nga Sergey Skripal và con gái của ông này bị đầu độc.

Mưu đồ của phương Tây đối với Nga qua vụ gián điệp hai mang bị đầu độc
Mưu đồ của phương Tây đối với Nga qua vụ gián điệp hai mang bị đầu độc

VOV.VN - Anh và EU quy kết trách nhiệm cho Nga liên quan đến vụ điệp viên hai mang bị đầu độc, trong khi đó Nga luôn lên tiếng phủ nhận và cảnh báo đáp trả.

Mưu đồ của phương Tây đối với Nga qua vụ gián điệp hai mang bị đầu độc

Mưu đồ của phương Tây đối với Nga qua vụ gián điệp hai mang bị đầu độc

VOV.VN - Anh và EU quy kết trách nhiệm cho Nga liên quan đến vụ điệp viên hai mang bị đầu độc, trong khi đó Nga luôn lên tiếng phủ nhận và cảnh báo đáp trả.

EU sẽ trừng phạt Nga vì vụ đầu độc cựu điệp viên
EU sẽ trừng phạt Nga vì vụ đầu độc cựu điệp viên

VOV.VN - Liên minh châu Âu đang cân nhắc áp đặt thêm một số biện pháp mới nhằm vào Nga từ ngày 26/3 tới.

EU sẽ trừng phạt Nga vì vụ đầu độc cựu điệp viên

EU sẽ trừng phạt Nga vì vụ đầu độc cựu điệp viên

VOV.VN - Liên minh châu Âu đang cân nhắc áp đặt thêm một số biện pháp mới nhằm vào Nga từ ngày 26/3 tới.

Châu Âu chia rẽ trong vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc
Châu Âu chia rẽ trong vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

VOV.VN - EU đã cho thấy sự chia rẽ, khi không phải thành viên nào cũng đồng tình với kết luận Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ cựu điệp viên bị đầu độc.

Châu Âu chia rẽ trong vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

Châu Âu chia rẽ trong vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

VOV.VN - EU đã cho thấy sự chia rẽ, khi không phải thành viên nào cũng đồng tình với kết luận Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ cựu điệp viên bị đầu độc.