Vũ khí “độc” của ông Trump với Trung Quốc là...trái phiếu cổ?

VOV.VN - Các nhà sưu tập trái phiếu “cổ” đang vận động hành lang chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump để buộc Bắc Kinh phải “trả nợ”.

Động thái tiếp theo của Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thể là một cuốn sách lịch sử theo đúng nghĩa đen. Bởi, chính quyền của Tổng thống Trump đang nghiên cứu khả năng đòi lại các “món nợ” trái phiếu mà Trung Quốc đã bán từ trước khi thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC).

Các tờ trái phiếu Trung Quốc có thể được tìm thấy trong các ngăn kéo hay trên tầng gác mái của hàng nghìn hộ dân ở Mỹ, hoặc trên Ebay - nơi đã bán chúng cho các nhà sưu tập đồ cổ với giá chỉ vài trăm USD mỗi tờ. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), sau khi thay thế Trung Hoa Dân Quốc (ROC), chưa bao giờ thừa nhận khoản đó, dù điều đó không ngăn cản được các nỗ lực hàng chục năm qua về việc đòi “con nợ” phải thanh toán.

Trái phiếu cổ Đường sắt Hukuang của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Giờ đây, khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung đang tăng nhiệt cùng quan điểm cứng rắn của Tổng thống Trump, những người chủ của các tờ trái phiếu cổ đó đang hy vọng ông sẽ lưu tâm đến trường hợp của họ.

Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross đã gặp những người chủ các tờ trái phiếu và người đại diện của họ.

Kirbyjon Caldwell, mục sư của một nhà thờ lớn tại Texas và là cố vấn tinh thần cho George W. Bush, đã bị cơ quan quản lý chứng khoán Hoa Kỳ cáo buộc bán những tờ trái phiếu này cho những người về hưu già. (Caldwell đã khẳng định mình vô tội và cho rằng trái phiếu là hợp pháp).

“Với Tổng thống Trump, đó hoàn toàn là một trò chơi bóng mới”, Jonna Bianco một chủ trang trại gia súc ở Tennessee nói. Jonna Bianco là người dẫn đầu một nhóm đại diện cho những người chủ nắm giữ trái phiếu của Trung Quốc từ thời tiền cách mạng (năm 1949) và là người đã gặp Tổng thống Trump.

Từ trái sang: Tổng thống Trump, Jonna Bianco và Brian Kennedy ngày 12/8/2018. Ảnh: Bianco

Tấm trái phiếu Đường sắt Hukuang (Hukuang Railway) trông khá đẹp: được in với đường viền trang trí công phu và có một dấu ấn lớn. Tấm trái phiếu này được bán vào năm 1911 để gọi vốn tài trợ xây dựng tuyến đường sắt kéo dài từ Hán Khẩu đến Tứ Xuyên của Trung Quốc.

Mỹ trước đây đã từng nói đến khoản tiền chảy vào Trung Quốc đầu thế kỷ 20 là “ngoại giao USD” - một cách để xây dựng mối quan hệ với Bắc Kinh bằng việc giúp nước này công nghiệp hóa.

Sau khi triều đại nhà Thanh bị lật đổ vào năm 1911, Trung Hoa Dân Quốc đã bắt đầu khai thác thị trường vốn quốc tế để kêu gọi tài trợ. Hoạt động này bao gồm cả việc bán một loạt các trái phiếu (dựa trên vàng). Đây cũng là loại trái phiếu mà Bianco đang hy vọng có thể trở thành đòn bẩy chính trị hữu ích trong cuộc thương chiến của ông Trump với Trung Quốc.

“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bác bỏ các nghĩa vụ đối với các trái phiếu này do chúng là khoản nợ của Trung Quốc trước năm 1949. Nhưng làm như vậy là mâu thuẫn với tuyên bố của PRC rằng họ là sự kế thừa duy nhất đối với các quyền chủ quyền của ROC”, Bianco nói trong một tuyên bố về câu chuyện này. .

Bianco cho biết bà đã dành nhiều năm để nghiên cứu vấn đề này và nhận được sự đồng thuận từ nhiều lãnh đạo cấp cao trước kia của Mỹ, trong đó có cả Bill Bennett - người từng là Bộ trưởng Giáo dục Mỹ thời Tổng thống Ronald Reagan, Brian Kennedy - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Claremont và Michael Socarras - người được Tổng thống Bush đề cử làm tư vấn cho Không quân.

Theo bà Bianco, Trung Quốc hiện chỉ còn nợ một phần đối với các trái phiếu cổ, bởi họ đã từng thanh toán các khoản trái phiếu do các nhà đầu tư Anh nắm giữ năm 1987 như một phần của thỏa thuận bàn giao Hong Kong đã đàm phán với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Và nếu Trung Quốc không chịu trả các khoản nợ chưa thanh toán, nước này nên bị cấm bán trái phiếu mới trên các thị trường quốc tế.

Bà Bianco cho rằng, Trung Quốc hiện đang nợ hơn 1.000 tỷ USD với các trái phiếu cổ này. Con số này đã được điều chỉnh theo lạm phát, tiền lãi và các thiệt hại khác.

Nguồn tin thân cận với Bộ Tài chính Mỹ cho biết, vấn đề trái phiếu cổ Trung Quốc đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, các gợi ý của Quỹ những người nắm giữ trái phiếu Mỹ (ABF) cho rằng khả năng bán lại trái phiếu cổ cho chính phủ Mỹ rồi sau đó để họ trao đổi với phía Trung Quốc là không khả thi về mặt pháp lý. Người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ từ chối bình luận.

Những trái phiếu cổ này có những hạn chế như thời gian đã kéo dài và nghĩa vụ pháp lý của các chính phủ thừa kế đối với các khoản nợ của chính phủ tiền nhiệm sau những biến động dân sự là khá mờ nhạt.

Một trường hợp tương tự khá nổi tiếng là Liên Xô. Liên Xô thoái thác khoản trái phiếu được bán dưới thời Sa hoàng, gây thiệt hại cho hàng ngàn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng với tư cách là một thực thể pháp lý, các chế độ chính trị kế thừa cả những khoản nợ của chế độ tiền nhiệm. Hầu hết các chính phủ chọn trả các khoản trái phiếu của chế độ trước đó một phần là vì họ không muốn các nhà đầu tư xa lánh đối với các trái phiếu mới của mình.

“Tôi nghĩ rằng tất cả những người làm việc cho Tổng thống Trump ở Bộ Tài chính đều cho rằng đây là điều điên rồ”, ông Mitu Gulati, giáo sư luật tại Đại học Duke và là chuyên gia tái cấu trúc nợ có chủ quyền nói.

“Thế nhưng tôi chẳng thể giúp được gì. Ở cấp độ pháp lý, đây là những khoản nợ hoàn toàn hợp lệ. Tuy nhiên, bạn phải nhờ một luật sư cực giỏi mới mong đòi được các khoản nợ cổ này”, ông Galuti nói thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?
Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ
Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

VOV.VN -Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin nói rằng Tổng thống Trump và ông Tập mặc dù họ có mối quan hệ tốt về các mặt khác nhưng lại là “kẻ thù” trong thương mại.

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

VOV.VN -Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin nói rằng Tổng thống Trump và ông Tập mặc dù họ có mối quan hệ tốt về các mặt khác nhưng lại là “kẻ thù” trong thương mại.

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”
Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

VOV.VN -Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi của chủ nghĩa thương mại bá quyền và các biện pháp gây sức ép của Mỹ.

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

VOV.VN -Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi của chủ nghĩa thương mại bá quyền và các biện pháp gây sức ép của Mỹ.