Sydney (Australia) cắt giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần

VOV.VN - Hơn 30 công ty thuộc nhiều lĩnh vực như giải trí, nhà hàng, khách sạn tại Sydney đã cam kết giảm việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Hành động này nằm trong kế hoạch xây dựng Sydney trở thành thành phố không rác thải nhựa dùng một lần vào năm 2030. Theo thông tin từ Hội đồng thành phố Sydney, cho đến lúc này đã có hơn 30 cơ quan, tổ chức đã ký vào cam kết giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Thị trưởng Sydney Clover Moore (áo xanh lá cây, ở giữa) chụp ảnh cùng đại diện các công ty ký cam kết giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Đăng ký tham gia cam kết này, các công ty sẽ giảm thiểu việc sử dụng các chai nước, ống hút, cốc, các bộ đồ ăn… làm từ nhựa dùng một lần tại văn phòng công ty, tại nơi kinh doanh cũng như các sự kiện mà công ty tổ chức.

Thị trưởng thành phố Sydney Clover Moore khẳng định, việc tham gia vào các cam kết này chứng tỏ ngày càng nhiều công ty quyết tâm trong việc giảm thiểu tác hại của đồ nhựa dùng một lần đến môi trường. Thị trưởng Clover Moore nói:  “Cùng nhau hành động chúng ta sẽ giảm thiểu được các tác động đến môi trường và thể hiện cho thế giới biết rằng các doanh nghiệp tại Sydney đi đầu trong việc xây dựng một tương lai không rác thải”.

Ông Julian Ledger, CEO của YHA,công ty cho thuê nhà nghỉ giá rẻ lớn nhất Australia cho biết, tham gia vào cam kết này, công ty đã dừng việc bán các chai nước bằng nhựa, sử dụng các chai nước tái sử dụng, lắp thêm nhiều vòi phun nước uống. Việc làm này không chỉ giúp công ty giảm thiểu rác thải nhựa mà còn góp phần nâng cao nhận thức của những khách hàng sử dụng nhà nghỉ.

Để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các công ty trong việc giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thành phố Sydney đã xây dựng bảng hướng dẫn các cá nhân và tổ chức sử dụng đồ dùng thay thế đồ nhựa dùng một lần.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ mỗi phút, có khoảng 1 triệu chai nước nhựa được bán ra trên toàn thế giới song chỉ chưa đầy 50% trong số này được mang đi tái chế. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ống hút được làm từ nhựa dùng một lần có thể tồn tại tới 600 năm và thường bị đổ xuống nước. Nếu tiếp tục đà này thì đến năm 2050 trên biển sẽ có nhiều đồ nhựa hơn là cá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo động tình trạng rác thải nhựa ở các bờ biển trên khắp thế giới
Báo động tình trạng rác thải nhựa ở các bờ biển trên khắp thế giới

VOV.VN - Thay vì là nơi khiến người ta cảm thấy thư giãn, nhiều bãi biển nổi tiếng thế giới giờ đây dường như trở thành bãi rác với ngập tràn rác thải nhựa.

Báo động tình trạng rác thải nhựa ở các bờ biển trên khắp thế giới

Báo động tình trạng rác thải nhựa ở các bờ biển trên khắp thế giới

VOV.VN - Thay vì là nơi khiến người ta cảm thấy thư giãn, nhiều bãi biển nổi tiếng thế giới giờ đây dường như trở thành bãi rác với ngập tràn rác thải nhựa.

Hô “biến” rác thải nhựa thành loa bluetooth
Hô “biến” rác thải nhựa thành loa bluetooth

VOV.VN -Trước vấn nạn rác thải nhựa tràn ngập bãi biển, 2 nhà phát minh trẻ người Anh đã nảy ra ý tưởng: tái chế rác thải nhựa thành những chiếc loa Bluetooth.

Hô “biến” rác thải nhựa thành loa bluetooth

Hô “biến” rác thải nhựa thành loa bluetooth

VOV.VN -Trước vấn nạn rác thải nhựa tràn ngập bãi biển, 2 nhà phát minh trẻ người Anh đã nảy ra ý tưởng: tái chế rác thải nhựa thành những chiếc loa Bluetooth.

Hiểm họa từ đồ nhựa dùng 1 lần
Hiểm họa từ đồ nhựa dùng 1 lần

VOV.VN -Các nhà khoa học đã phát hiện có nhiều loại hạt vi nhựa khác nhau trong đồ nhựa chỉ dùng 1 lần.

Hiểm họa từ đồ nhựa dùng 1 lần

Hiểm họa từ đồ nhựa dùng 1 lần

VOV.VN -Các nhà khoa học đã phát hiện có nhiều loại hạt vi nhựa khác nhau trong đồ nhựa chỉ dùng 1 lần.

Lý Sơn nói không với rác thải nhựa
Lý Sơn nói không với rác thải nhựa

VOV.VN -Hàng năm, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phải hứng chịu hàng trăm tấn rác thải nhựa trôi dạt vào bờ, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế địa phương.

Lý Sơn nói không với rác thải nhựa

Lý Sơn nói không với rác thải nhựa

VOV.VN -Hàng năm, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phải hứng chịu hàng trăm tấn rác thải nhựa trôi dạt vào bờ, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế địa phương.