Thế giới 24h: Hàn- Triều vừa đàm phán, vừa triển khai vũ khí, tàu ngầm

VOV.VN - Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang tìm cách tác động đến tiến trình đàm phán bằng các hoạt động quân sự “khiêu khích”.

1, Ngày 24/8, vòng đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã bước sang ngày thứ ba trong nỗ lực cuối cùng để giảm bớt căng thẳng. 

Sau gần 10 giờ đàm phán trong vòng đàm phán đầu tiên và hơn 24 giờ đàm phán trong 2 ngày tiếp theo, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy, đàm phán đã đạt được tiến bộ trong việc làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay. 

Lính Hàn Quốc tuần tra gần biên giới (Ảnh: Reuters)

Đàm phán diễn ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang tìm cách tác động đến tiến trình đàm phán bằng các hoạt động quân sự “khiêu khích”, bao gồm việc tăng gấp đôi số lượng các khẩu đội pháo cối ở biên giới liên Triều và triển khai 50 tàu ngầm trên vùng biển gần biên giới hai nước.

Còn về phía Triều Tiên, nước này yêu cầu Hàn Quốc tắt hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền ở biên giới. 

Đáp lại lời yêu cầu nói trên, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye  cho biết họ sẽ vẫn duy trì loa phóng thanh và các chương trình truyền thanh ở biên giới nếu Triều Tiên chưa chịu xin lỗi rõ ràng.

Bà Park nói: “[Triều Tiên] nên có lời xin lỗi rõ ràng... và bảo đảm rằng sẽ không có khiêu khích nào nữa”.

Theo AFP, trong khi Triều Tiên điều động tàu ngầm và pháo binh thì máy bay Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích giả định ở khu vực cách không xa biên giới Hàn-Triều.

2, Lầu Năm Góc thông báo, một loạt các vụ nổ đã xảy ra tại căn cứ quân sự Mỹ ở phía nam Tokyo, Nhật Bản

Vụ nổ làm cháy một kho hàng ở căn cứ quân sự này. Lực lượng cứu hỏa ngay lập tức được điều động đến hiện trường. 

Vụ nổ làm cháy một kho hàng ở căn cứ quân sự này. (ảnh: Telegraph.co.uk)

Kho hàng, nơi bị cháy, là khu vực chứa dầu và đạn dược. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận thông tin về vụ cháy nổ trên và cho biết hiện chưa có thông tin về thương vong. Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra.

Sau vụ nổ, phía Nhật Bản đã yêu cầu Mỹ áp dụng các biện pháp đề phòng để đảm bảo an toàn cho các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh: “Chúng tôi yêu cầu có thêm thông tin và một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ nổ. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp đất nước Nhật Bản phải áp dụng các biện pháp an toàn để tránh những sự cố như vậy trong tương lai”.

3, Trong lúc các điều tra viên đang tiếp tục truy tìm nghi phạm chính đằng sau vụ nổ làm chết nhiều người tuần qua tại Thái Lan thì cảnh sát nước này lại phát hiện thêm một quả bom ở Thủ đô Bangkok

Poster treo thưởng cho việc hỗ trợ truy bắt nghi phạm trong vụ nổ chết người ở Bangkok. (Ảnh: Sky News)

Chỉ huy đội rà phá bom mìn thuộc cảnh sát Thái Lan cho biết quả bom được tìm thấy trên trên đường Sukhumvit 81- một trong các con đường đông đúc nhất Bangkok. 

Hiện các nhà điều tra chưa xác định được liệu thiết bị nổ này có mối liên kết nào với vụ nổ khiến nhiều người thương vong tại đền Erawan và một vụ nổ thứ hai gần sông không gây chết người hay không.

4, Theo Bộ trưởng Nội vụ Đức, có tới 100 công dân Đức đã chết khi chiến đấu cho nhóm thánh chiến tàn bạo IS ở Syria và Iraq. 

Tạp chí của IS ca ngợi 2 anh em người Đức "hy sinh" cho IS. (Ảnh: Daily Mail).

Nói chuyện với tờ báo Đức Bild am Sonntag, Bộ trưởng Nội vụ của nước này Thomas de Maziere gợi ý về khả năng khoảng 700 người mang quốc tịch Đức đã gia nhập nhóm khủng bố IS kể từ năm 2012.

Đáng lo ngại hơn, 1/3 số chiến binh này đã cố gắng quay trở về nước Đức, làm gia tăng các quan ngại về an ninh.

Các con số phản ánh mức độ khó khăn trong việc dò tìm và nhận diện làn sóng người chạy sang Syria và Iraq, nơi hầu hết các chiến binh sử dụng bí danh để che giấu danh tính thật của họ.

5, Ngày 24/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc gặp gỡ, trong đó có nội dung thảo luận về hạn ngạch tiếp nhận người nhập cư, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu đang rất cấp bách. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Pháp Francois Hollande. (ảnh: AFP)

Trong thông báo ngày 23/8, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, đây là một vấn đề nghiêm trọng và khó có thể mô tả giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng nhập cư lúc này.

Còn Thủ tướng Đức Merkel thì cho rằng cuộc khủng hoảng nhập cư là vấn đề lớn nhất mà Liên minh châu Âu phải đối mặt hiện nay và nó còn khó khăn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.

Trước đó, ngày 23/8, hơn 5.000 người di cư đã tới Serbia trong nỗ lực tiến về Tây Âu sau khi Macedonia mạnh tay ngăn chặn làn sóng người nhập cư tràn vào nước này.

Trong khi những người di cư bị dồn đến bước đường cùng phải rời bỏ đất nước, thì các quốc gia châu Âu cũng không thể ngay lập tức đối phó được với làn sóng nhập cư ồ ạt và đang không ngừng tăng lên, đẩy cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu vào tình thế hỗn loạn và bạo lực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàn Quốc tiếp tục bắc loa tuyên truyền hướng về phía Triều Tiên
Hàn Quốc tiếp tục bắc loa tuyên truyền hướng về phía Triều Tiên

VOV.VN - Quân đội Hàn Quốc hôm nay (24/8) tiếp tục các chương trình truyền thanh tuyên truyền tại Khu vực Phi quân sự ( DMZ) với Triều Tiên.

Hàn Quốc tiếp tục bắc loa tuyên truyền hướng về phía Triều Tiên

Hàn Quốc tiếp tục bắc loa tuyên truyền hướng về phía Triều Tiên

VOV.VN - Quân đội Hàn Quốc hôm nay (24/8) tiếp tục các chương trình truyền thanh tuyên truyền tại Khu vực Phi quân sự ( DMZ) với Triều Tiên.

Xung đột Triều Tiên: Cả Mỹ-Hàn-Triều đều là “kịch sĩ” đại tài
Xung đột Triều Tiên: Cả Mỹ-Hàn-Triều đều là “kịch sĩ” đại tài

Cả Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đều không muốn xảy ra chiến tranh nhưng vì thể diện nên phải cố gồng mình, không bên nào chịu xuống thang trước.

Xung đột Triều Tiên: Cả Mỹ-Hàn-Triều đều là “kịch sĩ” đại tài

Xung đột Triều Tiên: Cả Mỹ-Hàn-Triều đều là “kịch sĩ” đại tài

Cả Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đều không muốn xảy ra chiến tranh nhưng vì thể diện nên phải cố gồng mình, không bên nào chịu xuống thang trước.

Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi rõ ràng
Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi rõ ràng

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc cho biết họ sẽ vẫn duy trì loa phóng thanh và các chương trình truyền thanh ở biên giới nếu Triều Tiên chưa chịu xin lỗi rõ ràng.

Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi rõ ràng

Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi rõ ràng

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc cho biết họ sẽ vẫn duy trì loa phóng thanh và các chương trình truyền thanh ở biên giới nếu Triều Tiên chưa chịu xin lỗi rõ ràng.

50 tàu ngầm rời căn cứ, Triều Tiên tăng cường khả năng tấn công?
50 tàu ngầm rời căn cứ, Triều Tiên tăng cường khả năng tấn công?

VOV.VN- Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23/8 cho biết đã phát hiện các dấu hiệu bất thường về binh sĩ và tàu ngầm từ phía Triều Tiên.

50 tàu ngầm rời căn cứ, Triều Tiên tăng cường khả năng tấn công?

50 tàu ngầm rời căn cứ, Triều Tiên tăng cường khả năng tấn công?

VOV.VN- Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23/8 cho biết đã phát hiện các dấu hiệu bất thường về binh sĩ và tàu ngầm từ phía Triều Tiên.

Hàn Quốc - Triều Tiên tiếp tục đối thoại, tránh nguy cơ đối đầu
Hàn Quốc - Triều Tiên tiếp tục đối thoại, tránh nguy cơ đối đầu

VOV.VN - Vòng đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã bước sang ngày thứ ba trong nỗ lực cuối cùng để giảm bớt căng thẳng. 

Hàn Quốc - Triều Tiên tiếp tục đối thoại, tránh nguy cơ đối đầu

Hàn Quốc - Triều Tiên tiếp tục đối thoại, tránh nguy cơ đối đầu

VOV.VN - Vòng đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã bước sang ngày thứ ba trong nỗ lực cuối cùng để giảm bớt căng thẳng.