Thế giới 24h: Trung Quốc cần tuân thủ phán quyết vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Philippines ngày 29/2 yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng tài Quốc tế sắp công bố liên quan đến vụ kiện Biển Đông.

1. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh: “Philippines và cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa cũng như cùng tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Hình ảnh vệ tinh bãi Chữ Thập bị Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh AFP

“Nếu Trung Quốc không đáp ứng lời kêu gọi của chúng tôi, phải chăng Trung Quốc đang coi mình đứng trên cả luật pháp”, ông Rosario nói. 

Theo ông Rosario, phán quyết về vụ kiện Biển Đông sẽ được Tòa công bố vào tháng 5 tới và Manila và Bắc Kinh đã gặp nhau vài lần để đối thoại về những tranh chấp trên Biển Đông nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào. 

2. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump đang nắm lợi thế khá lớn trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 năm nay. 

Cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nới rộng đáng kể khoảng cách trước các đối thủ trong đảng mình ngay trước thềm “Siêu Thứ 3”, ngày có số lượng các bang tổ chức bầu cử sơ bộ lớn nhất nước Mỹ.

Ông Trump và bà Clinton đang chiếm nhiều ưu thế so với các đối thủ trong cùng đảng trước thềm ngày Siêu thứ 3. Ảnh AP

Theo kết quả thăm dò kiến vừa được hãng truyền thông CNN và Công ty nghiên cứu dư luận ORC công bố hôm nay (29/2 theo giờ địa phương), có tới 49% cử tri Cộng hòa ủng hộ tỷ phú Donald Trump trong khi đối thủ cạnh tranh sát sao nhất của ông này là Thượng nghị sỹ Marco Rubio chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ 16%. 

Về phía Đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng dẫn trước ứng cử viên Bernie Sanders với khoảng cách khá rộng là 55%-38% tỷ lệ cử tri ủng hộ. 

Bà Clinton được đánh giá cao hơn ông Sanders về khả năng giải quyết các vấn đề của nước Mỹ cũng như đảm đương vai trò Tổng tư lệnh, trong khi ông Sanders lại “ăn” điểm hơn trong tiêu chí trung thực và độ tin cậy.

Theo dự đoán thì bà Clinton và ông Trump sẽ chiến thắng trong ngày “Siêu Thứ 3” sắp tới và có nhiều cơ hội trở thành ứng cử viên tổng thống chính thức của mỗi đảng. 

3. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 29/2 gợi ý rằng, Syria có thể trở thành một quốc gia liên bang. 

Ông Ryabkov cho biết: “Dù không ở vị trí có thể đánh giá triển vọng về việc thiết lập một nhà nước liên bang ở Syria khi mà tiến trình định hình tương lai của Syria còn chưa bắt đầu, nhưng tôi cho rằng, nếu kết quả của các cuộc đối thoại, tham vấn và tranh luận về tương lai của Syria khiến các bên đi đến kết luận chung rằng mô hình liên bang là cần thiết để đảm bảo sự đoàn kết, bền vững, độc lập và tự chủ của Syria, thì ai có thể phản đối được điều đó?”.

Syria trong tương lai liệu có thể trở thành một quốc gia liên bang? Ảnh AP

Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura dự kiến nối lại các cuộc đàm phán về hòa bình cho Syria vào ngày 7/3 tới. Hiện các bên đang thực thi lệnh ngừng bắn để tạo bầu không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán này, đồng thời tạo điều kiện cho các viện trợ nhân đạo. 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện quân sự dọc biên giới với Syria, cho rằng bất cứ sự can thiệp quân sự nào của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đạp đổ kế hoạch ngừng bắn hiện nay ở Syria.

4. Một sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ hồi tháng 1 vì ăn trộm khẩu hiệu tuyên truyền ở nước này thừa nhận đã “phạm sai lầm nghiêm trọng”. 

Reuters ngày 29/2 cho biết, Otto Warmbier, 21 tuổi, sinh viên Đại học Virginia đã bị bắt trước khi lên máy bay rời Triều Tiên sang Trung Quốc liên quan đến vụ việc nói trên.

Warmbier cúi đầu xin lỗi vì hành vi sai trái của mình. Ảnh KCNA

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Warmbier nói: “Tôi thừa nhận đã lấy trộm một khẩu hiệu tuyên truyền tại khu vực dành cho các nhân viên của Khách sạn Quốc tế Yanggakdo”. 

Theo KCNA, Warmbier khai nhận, một người trợ tế đã đề nghị tặng anh ta một chiếc xe hơi cũ trị giá 10.000USD nếu anh ta có thể mang đến một nhà thờ ở Mỹ một khẩu hiệu tuyên truyền của Triều Tiên. Ngoài ra, người này cam kết rằng sẽ trả cho mẹ của anh ta 200.000USD nếu anh ta bị Triều Tiên bắt giữ và không thể trở về nước. 

Cũng theo KCNA, Warmbier thừa nhận: “Tội của tôi là rất nghiêm trọng và có tính toán từ trước” và cho biết anh ta “rất cảm động về hành động nhân văn của Triều Tiên về hành động tội phạm nghiêm trọng của tôi. 

5. Ngày 29/2, một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại một trường học ở Hải Khẩu, đảo Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, khiến 10 học sinh bị thương, trong đó có 2 em bị thương nặng. 

Theo thông tin của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các nạn nhân bao gồm 6 bé trai và 4 bé gái. Các em bị tấn công khi đang xếp hàng về nhà sau khi kết thúc buổi học sáng 29/2. Sau khi thực hiện vụ tấn công, đối tượng đã tự sát. 

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ tấn công. Ảnh Reuters

Một nhân chứng kể lại, kẻ tấn công đã dùng dao đâm, chém bừa bãi vào các học sinh. Con dao đối tượng sử dụng để gây án dài hơn 20 cm.

Sau khi vụ việc xảy ra, các học sinh bị thương đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần đó.  

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, kẻ tấn công là Li Sijun, 45 tuổi. Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc quan ngại với chiến lược của Australia về Biển Đông
Trung Quốc quan ngại với chiến lược của Australia về Biển Đông

VOV.VN - Trước đó, Australia đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc quan ngại với chiến lược của Australia về Biển Đông

Trung Quốc quan ngại với chiến lược của Australia về Biển Đông

VOV.VN - Trước đó, Australia đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông
Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông

VOV.VN - Mỹ cáo buộc Trung Quốc hành động quân sự hóa Biển Đông, trong khi Trung Quốc lại tố ngược lại

Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông

Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông

VOV.VN - Mỹ cáo buộc Trung Quốc hành động quân sự hóa Biển Đông, trong khi Trung Quốc lại tố ngược lại

Trung Quốc bao biện gì khi đưa vũ khí ra Biển Đông?
Trung Quốc bao biện gì khi đưa vũ khí ra Biển Đông?

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/2 lên tiếng bao biện rằng nước này cần đưa vũ khí ra Biển Đông để tự vệ trước nguy cơ quân sự hóa của Mỹ.

Trung Quốc bao biện gì khi đưa vũ khí ra Biển Đông?

Trung Quốc bao biện gì khi đưa vũ khí ra Biển Đông?

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/2 lên tiếng bao biện rằng nước này cần đưa vũ khí ra Biển Đông để tự vệ trước nguy cơ quân sự hóa của Mỹ.

Mỹ có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông
Mỹ có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, đô đốc Harry Harris tuyên bố sẽ cân nhắc điều tàu ngầm và tăng cường khu trục hạm tới Biển Đông.

Mỹ có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông

Mỹ có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, đô đốc Harry Harris tuyên bố sẽ cân nhắc điều tàu ngầm và tăng cường khu trục hạm tới Biển Đông.

Mỹ hối thúc ông Tập Cận Bình ngừng quân sự hóa Biển Đông
Mỹ hối thúc ông Tập Cận Bình ngừng quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN- Mỹ ngày 26/2 hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuân thủ cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Mỹ hối thúc ông Tập Cận Bình ngừng quân sự hóa Biển Đông

Mỹ hối thúc ông Tập Cận Bình ngừng quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN- Mỹ ngày 26/2 hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuân thủ cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.