Thế giới lo ngại khủng bố trở lại từ cuộc chiến tại Iraq

VOV.VN - Không chỉ các quốc gia Trung Đông, mà nhiều nước khác đều lo sợ về bóng đen khủng bố lan rộng.

Tại một số nước, các nhóm phiến quân người Sunni đã lần đầu xuất hiện và hoạt động theo hình mẫu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng cận Đông. Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo cuộc khủng hoảng tại Iraq có nguy cơ hỗn loạn như tình hình Syria và khả năng trở lại mạnh mẽ của khủng bố.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng cận Đông đã đổi tên thành Vương quốc Hồi giáo sau khi tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo trên phần lãnh thổ chiếm được của Iraq và Syria. Lực lượng cựu đoan tiếp tục mở rộng rộng phạm vi tấn công tới thủ đô Baghdad, sau khi đánh chiếm nhiều khu vực ở miền Bắc và Trung Iraq, trong đó có 2 thành phố dầu mỏ, tài chính chiến lược Tikrit và Mosul.

Các tay súng lực lượng Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng cận Đông diễu hành trên đường phố Iraq (Ảnh AP)

Diễn biến bạo lực gia tăng tại Iraq khiến cả thế giới không khỏi lo ngại, nhất là nguy cơ chiến sự sẽ leo thang sang các quốc gia láng giềng.

Bộ trưởng Nội vụ Lebanon Nohad Machnouk đã cảnh báo về sự xuất hiện lần đầu tiên của các nhóm phiến quân Hồi giáo Sunni tại thủ đô Beirut. Ông Machnouk cho rằng, “sự thành công” của Vương quốc Hồi giáo đang trở thành động lực và hình mẫu cho các nhóm phiến quân tại Lebanon.

“Chúng tôi phải thừa nhận rằng những gì đang xảy ra tại Iraq đã kích thích các nhóm vũ trang tại Lebanon tin rằng chúng có thể làm được như vậy tại Lebanon. Trong 2 tháng qua, sự tăng cường an ninh tại Lebanon đã cản trở được âm mưu và hoạt động của các nhóm phiến quân”, ông Machnouk nói.

Không chỉ với Lebanon, các nước như Syria, Jordani và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đứng ngồi không yên trước ảnh hưởng từ diễn biến bạo lực tại Iraq.

Thậm chí, các nước Đông Nam Á giờ đây cũng đối mặt với nỗi lo khủng bố trở lại. Nhà chức trách Indonesia và Singapore đã lên tiếng bày tỏ lo ngại những kẻ Hồi giáo cực đoan sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho khu vực Đông Nam Á.

Cả Indonesia và Singapore đều xác nhận có công dân tham gia thánh chiến tại Iraq và Syria, và lo sợ rằng khi trở về, những người này sẽ làm sống lại các mạng lưới khủng bố nguy hiểm.

Đối phó với tình hình Iraq, Mỹ và các nước châu Âu lúc này đặt ưu tiên hàng đầu là “phòng thủ”. Việc Iraq phải viện đến trợ giúp từ bên ngoài đã được nhắc đến, song sau cuộc chiến hao người tốn của 10 năm, Mỹ và phương Tây không khỏi lo sợ bị sa lầy lần nữa tại chiến trường Iraq.

Bên cạnh đó, sự có mặt của binh sĩ nước ngoài có thể là cái cớ để các nhóm cực đoan kích động người dân và chiêu mộ thêm một lực lượng lớn chống chính quyền Iraq.

Cùng với lo ngại nhiều người châu Âu tham gia thánh chiến có thể trở về tấn công những mục tiêu ở Mỹ và châu Âu, các nước này đang triển khai các biện pháp tăng cường an ninh sân bay./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị
Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị

VOV.VN - Thủ tướng Maliki cũng nhấn mạnh việc từ bỏ “trận chiến” lúc này là hành vi của người yếu đuối.

Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị

Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị

VOV.VN - Thủ tướng Maliki cũng nhấn mạnh việc từ bỏ “trận chiến” lúc này là hành vi của người yếu đuối.

Quân đội Iraq chuẩn bị chiếm lại Tikrit
Quân đội Iraq chuẩn bị chiếm lại Tikrit

VOV.VN - Quân đội Iraq đang chuẩn bị triển khai một cuộc tấn công nhằm đánh bật quân nổi dậy người Sunni khỏi thành phố Tikrit.

Quân đội Iraq chuẩn bị chiếm lại Tikrit

Quân đội Iraq chuẩn bị chiếm lại Tikrit

VOV.VN - Quân đội Iraq đang chuẩn bị triển khai một cuộc tấn công nhằm đánh bật quân nổi dậy người Sunni khỏi thành phố Tikrit.

Thủ tướng Iraq cáo buộc người Kurd bao che cho các nhóm cực đoan
Thủ tướng Iraq cáo buộc người Kurd bao che cho các nhóm cực đoan

VOV.VN - Thành phố Arbil, nơi có đông người Kurd sinh sống, đã trở thành “tổng hành dinh” của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông.

Thủ tướng Iraq cáo buộc người Kurd bao che cho các nhóm cực đoan

Thủ tướng Iraq cáo buộc người Kurd bao che cho các nhóm cực đoan

VOV.VN - Thành phố Arbil, nơi có đông người Kurd sinh sống, đã trở thành “tổng hành dinh” của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông.

Iraq hoãn họp quốc hội và đứng trước nguy cơ sụp đổ
Iraq hoãn họp quốc hội và đứng trước nguy cơ sụp đổ

VOV.VN - Trong khi đó quân đội nước này vẫn tỏ ra bất lực trên chiến trường dù được cả Nga lẫn Mỹ giúp sức.

Iraq hoãn họp quốc hội và đứng trước nguy cơ sụp đổ

Iraq hoãn họp quốc hội và đứng trước nguy cơ sụp đổ

VOV.VN - Trong khi đó quân đội nước này vẫn tỏ ra bất lực trên chiến trường dù được cả Nga lẫn Mỹ giúp sức.

Nga hối thúc nỗ lực quốc tế ngăn chặn chính quyền Iraq và Syria sụp đổ
Nga hối thúc nỗ lực quốc tế ngăn chặn chính quyền Iraq và Syria sụp đổ

VOV.VN - Quan chức Nga cảnh báo các thế lực khủng bố có thể tạo ra những thực thể nhà nước mới để cai trị người Hồi giáo một cách vô cùng hà khắc.

Nga hối thúc nỗ lực quốc tế ngăn chặn chính quyền Iraq và Syria sụp đổ

Nga hối thúc nỗ lực quốc tế ngăn chặn chính quyền Iraq và Syria sụp đổ

VOV.VN - Quan chức Nga cảnh báo các thế lực khủng bố có thể tạo ra những thực thể nhà nước mới để cai trị người Hồi giáo một cách vô cùng hà khắc.

Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui
Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui

VOV.VN - Quyết định này có thể trở thành một “con dao” chính trị xẻ “chiếc bánh” Iraq thành nhiều mảnh.

Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui

Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui

VOV.VN - Quyết định này có thể trở thành một “con dao” chính trị xẻ “chiếc bánh” Iraq thành nhiều mảnh.

Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng
Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng

VOV.VN -Trong khi có người ủng hộ Thủ tướng Iraq tranh cử nhiệm kỳ 3 thì nhiều người cho rằng, nếu Thủ tướng đắc cử, Iraq sẽ bị chia rẽ và vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng

Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng

VOV.VN -Trong khi có người ủng hộ Thủ tướng Iraq tranh cử nhiệm kỳ 3 thì nhiều người cho rằng, nếu Thủ tướng đắc cử, Iraq sẽ bị chia rẽ và vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Thứ trưởng Ngoại giao Iran: Tehran không cho phép Iraq bị chia tách
Thứ trưởng Ngoại giao Iran: Tehran không cho phép Iraq bị chia tách

VOV.VN - Iran cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào để chia tách Iraq là việc làm đi ngược lại Hiến pháp của nước này và không có lợi cho bất kỳ ai.

Thứ trưởng Ngoại giao Iran: Tehran không cho phép Iraq bị chia tách

Thứ trưởng Ngoại giao Iran: Tehran không cho phép Iraq bị chia tách

VOV.VN - Iran cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào để chia tách Iraq là việc làm đi ngược lại Hiến pháp của nước này và không có lợi cho bất kỳ ai.

Iraq hoãn phiên họp Quốc hội do bế tắc chính trị
Iraq hoãn phiên họp Quốc hội do bế tắc chính trị

VOV.VN - Quốc hội Iraq hôm nay (7/7) thông báo hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 8/7 đến 12/8 tới.

Iraq hoãn phiên họp Quốc hội do bế tắc chính trị

Iraq hoãn phiên họp Quốc hội do bế tắc chính trị

VOV.VN - Quốc hội Iraq hôm nay (7/7) thông báo hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 8/7 đến 12/8 tới.

Nhóm khủng bố Iraq lấy cắp nhiều vật liệu hạt nhân
Nhóm khủng bố Iraq lấy cắp nhiều vật liệu hạt nhân

VOV.VN - Đại sứ Liên Hợp Quốc tại Iraq cho biết, các vật liệu hạt nhân bị lấy cắp có thể được sử dụng trong sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. 

Nhóm khủng bố Iraq lấy cắp nhiều vật liệu hạt nhân

Nhóm khủng bố Iraq lấy cắp nhiều vật liệu hạt nhân

VOV.VN - Đại sứ Liên Hợp Quốc tại Iraq cho biết, các vật liệu hạt nhân bị lấy cắp có thể được sử dụng trong sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. 

IAEA: Vật liệu hạt nhân bị lấy cắp tại Iraq không quá nguy hiểm
IAEA: Vật liệu hạt nhân bị lấy cắp tại Iraq không quá nguy hiểm

VOV.VN - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ngày 10/7 cho biết, các vật liệu hạt nhân này không thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về mặt an ninh.

IAEA: Vật liệu hạt nhân bị lấy cắp tại Iraq không quá nguy hiểm

IAEA: Vật liệu hạt nhân bị lấy cắp tại Iraq không quá nguy hiểm

VOV.VN - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ngày 10/7 cho biết, các vật liệu hạt nhân này không thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về mặt an ninh.