Sản xuất túi nylon, bao bì và sản phẩm nhựa sẽ phải chịu mức thuế cao

VOV.VN - Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi nylon, bao bì và sản phẩm nhựa khác...

Chỉ thị số 33 (ngày 20/8/2020) nêu rõ, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong ngành, lĩnh vực và địa bàn quản lý (hoàn thành trước ngày 30/10/2020).

Yêu cầu các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện: tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi nylon khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...)

Trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa.... dùng một lần tại công sở.

Đối với Bộ Tài chính, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi nylon, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi nylon.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn... Bộ Công Thương tổ chức đánh giá hiện trạng phát triển ngành nhựa và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển ngành nhựa theo hướng phát triển bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nhà bán lẻ Nhật Bản tính tiền túi nylon từ năm 2020
Các nhà bán lẻ Nhật Bản tính tiền túi nylon từ năm 2020

Theo kế hoạch này, Chính phủ Nhật Bản sẽ cố tạo cho người tiêu dùng nước này có thói quen mang túi đi chợ và từ đó tiến tới thay đổi lối sống của mình...

Các nhà bán lẻ Nhật Bản tính tiền túi nylon từ năm 2020

Các nhà bán lẻ Nhật Bản tính tiền túi nylon từ năm 2020

Theo kế hoạch này, Chính phủ Nhật Bản sẽ cố tạo cho người tiêu dùng nước này có thói quen mang túi đi chợ và từ đó tiến tới thay đổi lối sống của mình...

Chiến dịch kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon
Chiến dịch kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon

Nylon là một loại chất liệu khó phân hủy (thời gian phân hủy từ 500 – 1000 năm), nguy hại đối với môi trường và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Chiến dịch kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon

Chiến dịch kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon

Nylon là một loại chất liệu khó phân hủy (thời gian phân hủy từ 500 – 1000 năm), nguy hại đối với môi trường và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Châu Âu cam kết giảm 80% lượng túi nylon vào năm 2025
Châu Âu cam kết giảm 80% lượng túi nylon vào năm 2025

VOV.VN - Các quy định mới sẽ buộc người tiêu dùng phải dùng các loại túi có thể tái sử dụng hoặc phải trả thêm phí nếu dùng túi nylon.

Châu Âu cam kết giảm 80% lượng túi nylon vào năm 2025

Châu Âu cam kết giảm 80% lượng túi nylon vào năm 2025

VOV.VN - Các quy định mới sẽ buộc người tiêu dùng phải dùng các loại túi có thể tái sử dụng hoặc phải trả thêm phí nếu dùng túi nylon.