Bộ Công Thương đề xuất 3 nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

VOV.VN - Các nhóm giải pháp tập trung thúc đẩy kết nối giữa cung và cầu, hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu.

7 tồn tại cần khắc phục

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu diễn ra sáng 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá: mặc dù hoạt động xuất khẩu hàng hóa năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là xuất khẩu chuyển từ dựa mạnh vào dầu thô sang dựa mạnh vào nhóm hàng điện tử. Nếu không tính 2 mặt hàng là điện thoại và máy vi tính, linh kiện điện tử, tăng trưởng xuất khẩu cả nước năm 2017 chỉ đạt 15,8%.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị.

Xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể là khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu. Do sản xuất và xuất khẩu của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh hơn.

Mặt khác, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, cụ thể là còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á, một số mặt hàng phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Cùng với đó, sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho xuất khẩu, khiến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc.

“Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được cải thiện so với trước đây nhưng chưa thật sự bền vững. Đây đó vẫn xuất hiện tình trạng sản phẩm xuất khẩu bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam”, Bộ trưởng nói.

Riêng đối với mặt hàng nông sản, dù đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu trên thị trường ngoài nhưng việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của ta vẫn chưa thâm nhập được như sữa, thịt lợn, rau quả.

Thủ tục hành chính về cơ bản đã thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn còn một số vấn đề, một số quy định chưa được hợp lý. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, chi phí của nền kinh tế còn cao, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

3 nhóm giải pháp lớn

Trước những kết quả đã đạt được cùng những tồn tại cần khắc phục, tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp 3 nhóm giải pháp lớn nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2018. Trong đó, nhóm giải pháp tác động vào phía cung, bao gồm các giải pháp tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu.

Nhóm giải pháp tác động vào phía cầu gồm các giải pháp đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

Nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu, gồm các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 8,73% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 8,73% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu nông sản năm 2018 sẽ lập nhiều kỷ lục mới
Xuất khẩu nông sản năm 2018 sẽ lập nhiều kỷ lục mới

VOV.VN - Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang có tốc độ tăng trưởng khá với hai con số. Đây là tín hiệu tốt để xuất khẩu nông sản lập nên những kỷ lục mới. 

Xuất khẩu nông sản năm 2018 sẽ lập nhiều kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản năm 2018 sẽ lập nhiều kỷ lục mới

VOV.VN - Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang có tốc độ tăng trưởng khá với hai con số. Đây là tín hiệu tốt để xuất khẩu nông sản lập nên những kỷ lục mới. 

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh trong quý I
Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh trong quý I

VOV.VN - Xuất khẩu gạo đang có nhiều khởi sắc khi kim ngạch tăng trưởng mạnh trong quý đầu tiên của năm 2018.

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh trong quý I

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh trong quý I

VOV.VN - Xuất khẩu gạo đang có nhiều khởi sắc khi kim ngạch tăng trưởng mạnh trong quý đầu tiên của năm 2018.