Thu hút FDI: Coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần đổi mới trong tư duy về thu hút và sử dụng FDI, coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng.

Tiếp tục chương trình khảo sát tìm hiểu thực trạng tình hình đầu tư nước ngoài, góp ý hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị về “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2030”, sáng nay, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với thành phố Hà Nội.

Qua thảo luận các đại biểu đã thẳng thắn chỉ rõ một số vướng mắc, bất cập trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua tại thành phố Hà Nội như: Việc lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư còn phụ thuộc vào tính chủ động của từng địa phương mà thiếu tính định hướng từ bộ, ngành trung ương. Quy định pháp luật ở một số lĩnh vực còn chồng chéo, thiếu tính nhất quán rõ ràng; thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ, ngành và địa phương; vẫn còn cơ chế xin cho ở các bộ ngành, đặc biệt đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trước thực trạng trên, UBND thành phố Hà Nội đã góp ý vào dự thảo Đề án "Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030", đề nghị, Đề án cần xem xét xây dựng chiến lược quy hoạch về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài quốc gia, coi đây là giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, vùng.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Hà Nội về thu hút vốn FDI.

Đối với địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế, việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cần được xem xét chặt chẽ, vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia phải được đặt lên hàng đầu. Đối với Thủ đô Hà Nội và các địa phương thuộc vùng Thủ đô, tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, giá trị tăng cao, có tính lan tỏa, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; nghiên cứu và phát triển để hình thành trung tâm tài chính, công nghệ quốc gia và khu vực.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao kết quả thu hút FDI của thành phố Hà Nội trong 30 năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

Qua thực tiễn của Hà Nội có thể thấy, trong giai đoạn tới đây, ít nhất trong 10 năm tới, trước yêu cầu, bối cảnh, điều kiện, cơ hội thách thức rất mới, cần đổi mới trong tư duy về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển, coi các nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng. Đặc biệt, phải đổi mới trong tư duy chuyển từ thu hút sang đầu tư phát triển và phải chọn lọc các nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập quốc tế.

“Trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc tranh chấp thương mại giữa các nước lớn, sự dịch chuyển giữa cấu trúc thương mại đầu tư trong toàn cầu, đây là cơ hội để chúng ta thu hút đầu tư. Với trọng tâm là thể chế, chính sách và thực thi vai trò của quản lý Nhà nước để tăng cường hơn nữa thu hút, quản lý và sử dụng vốn FDI với quan điểm hết sức coi trọng nội lực nhưng ngoại lực cũng quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Nền kinh tế phải hội nhập sâu rộng với quốc tế, chúng ta coi FDI như một thành phần kinh tế hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam khuyến khích phát triển mạnh mẽ cùng với các thành phần kinh tế trong nước” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo báo cáo tính đến 31/12/2018, thành phố Hà Nội có gần 4.500 dự án còn hiệu lực thực hiện với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 36,6 tỷ USD; trong đó, giai đoạn 1989 - 2005 thu hút 10,95 tỷ USD, giai đoạn 2006 - 2014 thu hút 15,22 tỷ USD, giai đoạn 2015 - 2018 thu hút 15,11 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2018, Hà Nội thu hút FDI đạt khoảng 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017, đứng đầu cả nước và cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp tăng gần 3 lần sau 10 năm
Thu hút đầu tư vào nông nghiệp tăng gần 3 lần sau 10 năm

VOV.VN - Qua 10 năm thực hiện chính sách tam nông, thu hút đầu tư vào nông nghiệp tăng 2,93 lần với số lượng doanh nghiệp đạt trên 7.000. 

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp tăng gần 3 lần sau 10 năm

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp tăng gần 3 lần sau 10 năm

VOV.VN - Qua 10 năm thực hiện chính sách tam nông, thu hút đầu tư vào nông nghiệp tăng 2,93 lần với số lượng doanh nghiệp đạt trên 7.000. 

Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội có thể đứng đầu cả nước
Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội có thể đứng đầu cả nước

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, thu hút dòng vốn FDI của Hà Nội đạt khoảng 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017.

Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội có thể đứng đầu cả nước

Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội có thể đứng đầu cả nước

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, thu hút dòng vốn FDI của Hà Nội đạt khoảng 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017.

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum: Tạo đột phá trong thu hút đầu tư
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum: Tạo đột phá trong thu hút đầu tư

VOV.VN - Nhờ đơn giản thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, thân thiện và trách nhiệm, nhiều nhà đầu tư đã chọn tỉnh Kon Tum làm “bến đỗ".

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum: Tạo đột phá trong thu hút đầu tư

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum: Tạo đột phá trong thu hút đầu tư

VOV.VN - Nhờ đơn giản thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, thân thiện và trách nhiệm, nhiều nhà đầu tư đã chọn tỉnh Kon Tum làm “bến đỗ".

Những “lỗ hổng” trong thu hút đầu tư Nhật Bản
Những “lỗ hổng” trong thu hút đầu tư Nhật Bản

VOV.VN - Tính đến cuối tháng 10/2018, Vùng ĐBSCL thu hút 170 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) Nhật Bản với tổng vốn đăng ký khoảng 2.214 triệu USD.

Những “lỗ hổng” trong thu hút đầu tư Nhật Bản

Những “lỗ hổng” trong thu hút đầu tư Nhật Bản

VOV.VN - Tính đến cuối tháng 10/2018, Vùng ĐBSCL thu hút 170 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) Nhật Bản với tổng vốn đăng ký khoảng 2.214 triệu USD.