Đại biểu Quốc hội: “Không thể nói có án lệ là có ngay được”

VOV.VN - Nhiều ý kiến nhấn mạnh, việc hình thành án lệ là đúng với tinh thần cải cách tư pháp, đúng với thực tiễn nhưng cần có thời gian.

Án lệ có đảm bảo "tuân theo pháp luật"?

Áp dụng án lệ trong tố tụng dân sự mới chỉ được quy định là nguyên tắc tại Điều 21 của dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) sửa đổi và hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về thủ tục, trình tự công nhận án lệ.

Hơn nữa, trong dự thảo cũng chưa làm rõ được trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì TAND áp dụng án lệ như thế nào; chưa có tiêu chí, điều kiện để áp dụng án lệ trong tố tụng dân sự…Do đó, nhiều đại biểu Quốc hội thống nhất với hướng chưa quy định trong BLTTDS mà nên quy định trong Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn áp dụng án lệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, vấn đề án lệ đã được Bộ Chính trị bàn khi xây dựng các Nghị quyết về cải cách tư pháp. Nghị quyết 49 năm 2015 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 khẳng định chủ trương cho phép nghiên cứu áp dụng án lệ.

Thực tế lâu nay Hội đồng Thẩm phán TANDTC hằng năm vẫn tổng kết thực hiện xét xử căn cứ vào những loại án như: an ninh quốc gia, tham nhũng, kinh tế, ma túy… để có Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn về từng loại án cụ thể. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, thực ra đấy là án lệ.  

“Bây giờ Hội đồng Thẩm phán TANDTC tổng kết những vụ việc có tính chuẩn mực để ra Nghị quyết hướng dẫn chung, trên cơ sở đó các tòa án địa phương có những vụ việc tương tự thì áp dụng án lệ. Đây không phải là nguồn của luật được Quốc hội ban hành nhưng là căn cứ để tòa án áp dụng. Những nước theo luật thành văn cũng cho phép áp dụng án lệ theo việc áp dụng tương tự, còn nhiều nước án lệ khẳng định đây là một nguồn luật”, ông Uông Chu Lưu phân tích thêm.

Đánh giá quy định án lệ là điểm có tính cách mạng, Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nhấn mạnh, việc án lệ đối với thế giới không còn xa lạ nhưng với Việt Nam là mới nhưng cần nghiên cứu áp dụng.

Việc đảm bảo nguyên tắc tòa xem xét, xét xử theo pháp luật yêu cầu án lệ phải được biến thành căn cứ pháp luật, theo đại biểu, vấn đề này giải quyết bằng quy định án lệ được ban hành, hủy bỏ theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, tức thể hiện trong văn bản có tính chất pháp luật thì mới được áp dụng.

“Án lệ giải quyết được vấn đề xã hội dân sự và quan hệ dân sự vốn rất phát triển, luôn biến động và pháp luật không thể điều chỉnh được tất cả”, đại biểu nêu quan điểm và bày tỏ đồng tình với quy định như dự thảo luật.

Án lệ là hướng tốt

Theo đại biểu Bùi Văn Phương - Phó đoàn ĐBQH Ninh Bình, án lệ là hướng tốt, vì qua tổng kết xét xử thấy được điều gì đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy trình, được xã hội thừa nhận, đảm bảo công bằng, hợp lý. Nó cũng giúp cho người dân đối chiếu khi có vụ việc tương tự.

Tuy nhiên, đại biểu Bùi Văn Phương bày tỏ, án lệ không phải nói có là ra mà cần có thời gian, đòi hỏi cả quá trình từ tư duy đến nhận thức, phụ thuộc trình độ dân trí, sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, sự công tâm của hội đồng xét xử để tổng kết các vụ xét xử trở thành án lệ.

“Định hướng là hoàn toàn đúng nhưng để có 1 án lệ không phải là chuyện dễ dàng. Do đó tôi đồng tình chưa cụ thể trong luật mà để Hội đồng thẩm phán TANDTC tổng kết, hướng dẫn”, đại biểu đề nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ông Nguyễn Kim Khoa cũng nhấn mạnh cần xác định khái niệm án lệ cho rõ, đảm bảo chính xác, đúng theo công lý, tránh tùy tiện trong áp dụng. Việc tổng kết kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn ở Việt Nam là cần thiết để đảm bảo tính khả thi.

Cũng theo đại biểu, tư tưởng cải cách tư pháp của Trung ương và Bộ Chính trị, trong đó có nghiên cứu áp dụng án lệ là hoàn toàn chính xác. Vì luật không chỉ áp dụng cho Việt Nam mà còn đảm bảo hội nhập quốc tế tốt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến trái chiều về quy định Tòa án không được từ chối giải quyết
Ý kiến trái chiều về quy định Tòa án không được từ chối giải quyết

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”.

Ý kiến trái chiều về quy định Tòa án không được từ chối giải quyết

Ý kiến trái chiều về quy định Tòa án không được từ chối giải quyết

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”.

 Cùm chân người bị tạm giam là chưa phù hợp Hiến pháp
Cùm chân người bị tạm giam là chưa phù hợp Hiến pháp

VOV.VN -Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thể hiện quan điểm này khi thẩm tra dự án Luật tạm giữ, tạm giam.

 Cùm chân người bị tạm giam là chưa phù hợp Hiến pháp

Cùm chân người bị tạm giam là chưa phù hợp Hiến pháp

VOV.VN -Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thể hiện quan điểm này khi thẩm tra dự án Luật tạm giữ, tạm giam.

Tổng Thư ký Ban Ki Moon phát biểu trước Quốc hội Việt Nam
Tổng Thư ký Ban Ki Moon phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Chiều 23/5, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon có chuyến thăm và phát biểu tại phiên họp Quốc hội Việt Nam.

Tổng Thư ký Ban Ki Moon phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

Tổng Thư ký Ban Ki Moon phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Chiều 23/5, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon có chuyến thăm và phát biểu tại phiên họp Quốc hội Việt Nam.

'Những vấn đề nhạy cảm cần trực diện thảo luận chứ đừng né tránh'
'Những vấn đề nhạy cảm cần trực diện thảo luận chứ đừng né tránh'

VOV.VN -“Luật Biểu tình dù thấy Thủ tướng rất quyết liệt, nhiều lần đưa vào chương trình nhưng tiếp tục dừng lại ở khâu nào đấy”- ĐB Quốc hội bày tỏ.

'Những vấn đề nhạy cảm cần trực diện thảo luận chứ đừng né tránh'

'Những vấn đề nhạy cảm cần trực diện thảo luận chứ đừng né tránh'

VOV.VN -“Luật Biểu tình dù thấy Thủ tướng rất quyết liệt, nhiều lần đưa vào chương trình nhưng tiếp tục dừng lại ở khâu nào đấy”- ĐB Quốc hội bày tỏ.

Đương sự không tin tòa án, chờ giám đốc thẩm mới đưa thêm chứng cứ
Đương sự không tin tòa án, chờ giám đốc thẩm mới đưa thêm chứng cứ

VOV.VN - Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, thực tế này dẫn tới tình trạng án sơ thẩm xử xong, phúc thẩm đưa chứng cứ mới để có thể hoãn xử và xử khác đi...

Đương sự không tin tòa án, chờ giám đốc thẩm mới đưa thêm chứng cứ

Đương sự không tin tòa án, chờ giám đốc thẩm mới đưa thêm chứng cứ

VOV.VN - Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, thực tế này dẫn tới tình trạng án sơ thẩm xử xong, phúc thẩm đưa chứng cứ mới để có thể hoãn xử và xử khác đi...

'Quốc hội ra kết luận thì phải thực thi, dân mới tin'
'Quốc hội ra kết luận thì phải thực thi, dân mới tin'

VOV.VN - Đại biểu Phương Hữu Việt đặt câu hỏi: Những chủ đề QH giám sát vừa rồi rất hay, kiến nghị giải pháp tốt nhưng cần xem lại giám sát đó bây giờ thế nào rồi, có thực hiện không?

'Quốc hội ra kết luận thì phải thực thi, dân mới tin'

'Quốc hội ra kết luận thì phải thực thi, dân mới tin'

VOV.VN - Đại biểu Phương Hữu Việt đặt câu hỏi: Những chủ đề QH giám sát vừa rồi rất hay, kiến nghị giải pháp tốt nhưng cần xem lại giám sát đó bây giờ thế nào rồi, có thực hiện không?