Công bố văn bản Hiệp định CPTPP, dự kiến ký kết chính thức vào 8/3

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa công bố văn bản Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chuẩn bị cho ký chính thức vào 8/3/2018.

Bộ Công Thương vừa công bố văn bản cuối cùng của Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chuẩn bị cho ngày ký chính thức vào 8/3/2018.

Theo Bộ Công Thương, kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.

 

Bộ Công Thương cũng cho biết, các bên đã nhất trí tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Cụ thể, các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Aukland ngày 4/2/2016 (Hiệp định TPP) được tích hợp bằng cách tham chiếu vào thành một phần của Hiệp định này với những sửa đổi phù hợp, ngoại trừ Điều 30.4 (Gia nhập), Điều 30.5 (Hiệu lực), Điều 30.6 (Rút khỏi) và Điều 30.8 (Lời văn xác thực).

Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa Hiệp định này với Hiệp định TPP thì khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định này sẽ được ưu tiên áp dụng ở mức độ khác biệt đó.

Tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ tạm đình chỉ thực hiện các điều khoản quy định tại Phụ lục của Hiệp định, cho đến khi các Bên đồng ý kết thúc việc tạm đình chỉ thực hiện một hay nhiều hơn các điều khoản đó.

Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định, tùy trường hợp nào cho giá trị nhỏ hơn, thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình.

Đối với bất kỳ nước ký kết nào của Hiệp định này mà với nước đó Hiệp định chưa có hiệu lực theo khoản 1, Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nước ký kết đó thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình.  

Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực với các Bên còn lại.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 23/1 tại Tokyo (Nhật Bản), 11 nước tham gia đàm phán CPTPP (gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam), đã nhất trí về nội dung sửa đổi hiệp định này.

Theo kế hoạch, các bên sẽ ký kết CPTPP tại vòng đàm phán tiếp theo ở Chile vào ngày 8/3 tới để hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đạt thỏa thuận TPP 11, đổi tên thành Hiệp định CPTPP
Đạt thỏa thuận TPP 11, đổi tên thành Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thay thế bằng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

Đạt thỏa thuận TPP 11, đổi tên thành Hiệp định CPTPP

Đạt thỏa thuận TPP 11, đổi tên thành Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thay thế bằng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

11 nước sẽ ký Hiệp định CPTPP vào tháng 3 tới
11 nước sẽ ký Hiệp định CPTPP vào tháng 3 tới

VOV.VN -11 nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ ký kết hiệp định tại Chilê vào tháng 3 tới.

11 nước sẽ ký Hiệp định CPTPP vào tháng 3 tới

11 nước sẽ ký Hiệp định CPTPP vào tháng 3 tới

VOV.VN -11 nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ ký kết hiệp định tại Chilê vào tháng 3 tới.

Việt Nam đón đầu cơ hội trước Hiệp định CPTPP
Việt Nam đón đầu cơ hội trước Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Việt Nam được xem là nghèo nhất và kém cạnh tranh nhất trong 11 quốc gia của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việt Nam đón đầu cơ hội trước Hiệp định CPTPP

Việt Nam đón đầu cơ hội trước Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Việt Nam được xem là nghèo nhất và kém cạnh tranh nhất trong 11 quốc gia của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).