Bệnh hẹp tuỷ sống nguy hiểm như thế nào?
Thứ Sáu, 05:11, 12/05/2017
VOV.VN - Bệnh hẹp tuỷ sống gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.
Hẹp tuỷ sống là gì? Đó là khi khoảng cách giữa xương tạo thành tủy sống (đốt sống) thu hẹp. Điều này có thể gây áp lực lên xương và dây thần kinh chạy từ xương sống đến tay và chân của bạn. Nó xảy ra thường xuyên nhất ở phần dưới lưng hoặc cổ của bạn. |
Các triệu chứng Bạn không thể nhận thấy triệu chứng rõ ràng. Nhưng nếu hẹp gây áp lực lên tủy sống hoặc các dây thần kinh, bạn có thể bị tê, yếu, chuột rút, đau ở cánh tay và chân. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp vấn đề với ruột, bàng quang,... |
Ai dễ mắc bệnh? Nó phổ biến nhất ở nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi. Nhưng nó có thể xảy ra khi bạn trẻ hơn nếu bạn bị bệnh bẩm sinh, hoặc bạn bị thương cột sống theo các nào đó. |
Cột sống của bạn Các dây chằng có thể trở nên dày hơn khi bạn già đi. Xương, khớp cũng có thể lớn hơn và có thể thu hẹp khoảng cách giữa hai đốt sống của bạn. Viêm khớp, thường gặp khi bạn nhiều tuổi và có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. |
Các nguyên nhân khác Một số điều có thể gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh của bạn. Ví dụ, nếu bạn có một đĩa đệm mềm hoặc đĩa đệm bị nứt; các khối u cũng có thể phát triển ở cột sống hoặc một chấn thương đột ngột có thể làm thay đổi cột sống. |
Chẩn đoán Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử của bạn vì các thương tích và các vấn đề sức khoẻ khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơn đau khi bạn cúi người và kiểm tra sức mạnh cơ bắp, phản xạ của bạn. Họ cũng có thể chụp hình để nhìn xem cột sống của bạn và kiểm tra những thứ như khối u hay chấn thương. |
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các chuyên viên trị liệu và vật lý trị liệu (người giúp bạn tập thể dục), bác sĩ chuyên khoa về khớp (người điều trị chứng viêm khớp và các rối loạn liên quan) và bác sĩ thần kinh (người điều trị các vấn đề về thần kinh). Nếu bạn cần phẫu thuật, có thể bạn sẽ gặp một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình (người có liên quan đến xương) hoặc một bác sĩ giải phẫu thần kinh. |
Thuốc điều trị Để điều trị chứng viêm và đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng các loại thuốc như acetaminophen, aspirin, naproxen, hoặc ibuprofen... nếu bệnh nặng hơn bạn nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh hiệu quả. |
Điều trị không phẫu thuật Bác sĩ có thể đề nghị bạn không thực hiện một số hoạt động. Đồng thời, thực hiện một số bài tập để tăng cường dạ dày và cơ lưng để giúp hỗ trợ cột sống của bạn. Tập thể dục aerobic - bơi lội, đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh - có thể là những cách tốt để duy trì sự hoạt động. Nếu bạn đã nhiều tuổi hoặc có cơ bụng yếu, bạn có thể cần một chiếc nẹp để tăng cường cho xương sống của bạn. |
Khi nào cần phẫu thuật Điều này phụ thuộc vào sức khoẻ của bạn và các triệu chứng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn có thể tạng tốt nhưng gặp khó khăn khi đi bộ hoặc một số vấn đề ở bàng quang hoặc ruột, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Đây là cuộc phẫu thuật khá nguy hiểm, hãy cân nhắc các lựa chọn của bạn. |
Mục tiêu là làm giảm áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, hỗ trợ cột sống của bạn. Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể điều chỉnh, cắt, hoặc lấy ra các phần của cột sống gây ra áp lực. Họ cũng có thể kết hợp một số xương sống với nhau, tuỳ thuộc vào vấn đề bạn gặp phải. |
Rủi ro trong phẫu thuật Hầu hết mọi người đều đỡ đau và có thể đi lại sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường hợp có thể nhiễm trùng và có cục máu đông. Bạn cũng có thể bị rách màng bao phủ tủy sống. Tất cả những điều này có thể điều trị, nhưng chúng có thể làm cho thời gian hồi phục của bạn lâu hơn. |