Triển khai bệnh án điện tử: Vẫn còn nhiều khó khăn và lúng túng

VOV.VN -Theo Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), đến thời điểm này mới có 14 cơ sở y tế trong cả nước sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, từ ngày 1/3/2019, các cơ sở y tế sẽ sử dụng bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh như trước kia.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Trần Văn Tuyên, chuyên viên của Cục Công nghệ thông tin- Bộ Y tế cho biết, trước tiên việc thay thế này được áp dụng ở các bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.

Nhiều cơ sở y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai bệnh án điện tử.

Đến thời điểm này, mới có 14 cơ sở y tế trên cả nước bắt đầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo Thông tư 46 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng cho rằng, hiện nay việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn lúng túng.

Chi phí tốn kém

Hiện nay, chi phí cho phần mềm quản lý bệnh viện, phần cứng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin khá tốn kém. Đồng thời, với việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, việc đầu tư chữ ký số của người bệnh và bác sĩ thay cho chữ ký tươi trước đây không hề dễ dàng, bởi giá của một chữ ký điện tử khá đắt. Trong khi đó, Bộ Y tế vẫn chưa đưa giá công nghệ thông tin vào giá dịch vụ y tế hiện tại, gây khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh.

“Với 1 dịch vụ y tế, có 7 kết cấu thành phần trong giá dịch vụ y tế, nhưng hiện nay công nghệ thông tin lại không thuộc 1 trong 7 kết cấu đó. Vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng chi phí dịch vụ công nghệ thông tin thành kết cấu thứ 8, nhằm tạo thuận lợi cho việc đầu tư công nghệ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử”- ông Tuyên cho biết.

Ông Trần Văn Tuyên cũng cho biết, Bộ Y tế đã ban hành các quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn CNTT y tế (như HL7, DICOM,...) để phục vụ triển khai bệnh án điện tử, tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn này vẫn chưa được một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT quan tâm thực hiện.

“Việc liên thông dữ liệu giám định thanh toán BHYT với cơ quan BHXH đã được thực hiện với kết quả hơn 99,5% cơ sở KCB triển khai toàn quốc, song để giảm khó khăn của cơ sở KCB khi áp dụng CNTT, bệnh án điện tử, Bộ Y tế hiện đang xây dựng chuẩn liên thông dữ liệu giữa các phần mềm y tế tại đơn vị, xây dựng mã định danh (ID) y tế thống nhất trong toàn ngành”- ông Tuyên cho biết.
Lưu ý bảo mật thông tin của người bệnh                                      

Cũng theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Việc đảm bảo bí mật thông tin của bệnh nhân khi thực hiện bệnh án điện tử là vô cùng quan trọng. Bởi hồ sơ bệnh án là 1 trong những tài liệu lưu trong Dữ liệu mật. Vì vậy, việc sử dụng, khai thác hồ sơ bệnh án điện tử phải được thực hiện theo quy định của Luật khám chữa bệnh.

Cần có quy định rõ là ai được mở và mở đến đâu, do đảm bảo bí mật cho người bệnh là một trong những lời thề của người thầy thuốc.

“Giám đốc bệnh viện phải ban hành quy chế khai thác hồ sơ bệnh án điện tử. Các đối tượng như sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong các cơ sở khám chữa bệnh thì được xem hồ sơ bệnh án điện tử đến đâu và được sao chép đến đâu để phục vụ cho việc nghiên cứu, công tác chuyên môn kỹ thuật, không được mang ra khỏi phạm vi quản lý hồ sơ trong máy tính”- ông Tuyên nêu rõ.

Bộ Y tế cho biết, lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019 – 2023): Các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; các cơ sở khám, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Giai đoạn 2 (2024 – 2028): Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh chưa triển khai được phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc; văn bản báo cáo phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ 1/3/2019
Áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ 1/3/2019

VOV.VN - Từ ngày 1/3/2019, tại tất cả các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế sẽ bắt đầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ 1/3/2019

Áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ 1/3/2019

VOV.VN - Từ ngày 1/3/2019, tại tất cả các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế sẽ bắt đầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Nhiều bệnh viện ở TP.HCM bắt đầu áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử
Nhiều bệnh viện ở TP.HCM bắt đầu áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử

VOV.VN -Hiện một số BV tại TP.HCM đã thực hiện thí điểm sử dụng bệnh án điện tử trong khám chữa bệnh và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Nhiều bệnh viện ở TP.HCM bắt đầu áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử

Nhiều bệnh viện ở TP.HCM bắt đầu áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử

VOV.VN -Hiện một số BV tại TP.HCM đã thực hiện thí điểm sử dụng bệnh án điện tử trong khám chữa bệnh và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Vì sao vẫn chưa thể triển khai bệnh án điện tử?
Vì sao vẫn chưa thể triển khai bệnh án điện tử?

VOV.VN - Một số bệnh viện cho rằng, để triển khai bệnh án điện tử cần phải có thời gian, lộ trình. Nhiều công việc cần đồng bộ mới có thể thực hiện được.

Vì sao vẫn chưa thể triển khai bệnh án điện tử?

Vì sao vẫn chưa thể triển khai bệnh án điện tử?

VOV.VN - Một số bệnh viện cho rằng, để triển khai bệnh án điện tử cần phải có thời gian, lộ trình. Nhiều công việc cần đồng bộ mới có thể thực hiện được.