Nhiều vụ bắt cóc, xâm hại trẻ em bắt nguồn từ thông tin bố mẹ đăng tải

VOV.VN -Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường xuyên đăng tải hình ảnh, thông tin của con trên MXH mà không biết rằng vô tình "tiếp tay" cho kẻ xấu có cơ hội làm hại trẻ.

Đây là nội dung được ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) chia sẻ tại Hội thảo định hướng truyền thông về bảo vệ trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng diễn ra mới đây tại Ninh Bình.

Theo thống kê, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet tăng trưởng nhanh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tính đến tháng 1/2017, cả nước có 50,05 triệu người dùng internet (chiếm 53% dân số). Trong đó có hơn 1/3 số là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi 15-24.

 ảnh minh họa (KT)

Trong khi đó, đa số trẻ em thiếu kiến thức về công nghệ số. Phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ mình (2%) hoặc nhà trường (11%). Hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng công nghệ thông tin mà chưa dạy về việc sử dụng mạng xã hội an toàn. 

Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, môi trường mạng là kho thông tin khổng lồ, là thế giới tri thức không biên giới, đem lại nhiều mặt tích cực, song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, tác động xấu đến trẻ em.

Tại đây, các em có thể tiếp xúc với những thông tin không phù hợp với lứa tuổi của như: bạo lực, tình dục... Nhiều trẻ bị "nghiện" game online, nghiện smartphone... Đáng lo hơn, trên môi trường mạng, trẻ có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân, bôi xấu, bắt nạt, bị lợi dụng, xâm hại...

Trong khi đó, từ phía cha mẹ, người giám hộ, do những hạn chế về kiến thức, kỹ năng, nên vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát có hiệu quả các hoạt động của trẻ trên môi trường mạng. Trong nhiều trường hợp, sự "vô tư" của cha mẹ lại đang "tiếp tay" cho kẻ xấu tiếp cận, có cơ hội xâm hại trẻ.

Ông Nam đơn cử: "Việc phụ huynh chụp hình ảnh con em mình và lưu giữ làm kỷ niệm thì không sao, nhưng khi đăng tải những hình ảnh đó công khai lên mạng xã hội, không có sự giới hạn người xem thì cần cân nhắc xem điều này đã vì lợi ích tốt nhất của trẻ em hay chưa?

Chúng ta vẫn cho rằng thế giới mạng là ảo. Điều này không đúng vì nhưng những tổn thương với trẻ em, những sang chấn tâm lý với trẻ em là có thật. Đã có nhiều vụ bắt cóc, xâm hại trẻ em xảy ra bắt nguồn từ việc phụ huynh đăng tải thông tin, hình ảnh của trẻ em trên mạng xã hội đã vô tình cung cấp thông tin để các đối tượng xấu có thể hãm hại trẻ”.

Làm gì để bảo vệ trẻ?

Một kết quả nghiên cứu của Anh chỉ ra rằng, cứ 4 trẻ, lại có 1 trẻ từng trải nghiệm đau buồn khi dùng mạng xã hội, cứ 3 trẻ, lại có 1 em là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Trên thế giới, mỗi ngày có tới hơn 720.000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng.

Trước những con số đáng báo động này, ông Nguyễn Sơn Tùng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) lưu ý các hoạt động của trẻ em trên mạng internet thường là: Giao tiếp (nhắn tin, gọi điện thoại có camera, email...), chia sẻ dữ liệu (hình ảnh, vị trí...), chơi trò chơi trực tuyến, tạo nội dung số (blog, livestream, youtube...), sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter...), giao dịch trực tuyến (mua vật phẩm trò chơi, mua sắm qua trang thương mại điện tử...).

Từ những hoạt động đó, ông Tùng đưa ra lời khuyên, cha mẹ có thể bảo vệ con bằng những biện pháp như để các thiết bị truy cập internet ở vị trí có thể quản lý được. Chẳng hạn, chỉ để máy tính, thiết bị thông minh có kết nối internet ở phòng ngủ của cha, mẹ để có thể theo dõi hoạt động trên mạng của con cái.

Kích hoạt chức năng an toàn cho trẻ em của hệ điều hành và trình duyệt web; Thiết lập chức năng tìm kiếm an toàn đối với công cụ tìm kiếm để loại bỏ những kết quả không phù hợp với trẻ em; Cài đặt một số công cụ để chọn lọc, ngăn chặn các nội dung độc hại với trẻ...

Còn theo ông Đặng Hoa Nam, để bảo vệ con khỏi những hiểm họa khôn lường từ môi trường mạng, cha mẹ cần trang bị cho bản thân và con em mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi sử dụng mạng, làm sao để trở thành công dân thông minh trong thế giới số.

Điều quan trọng là bố mẹ cần làm bạn, lắng nghe những vấn đề trẻ em gặp phải khi sử dụng mạng internet để có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ con.

Ông Nam cho rằng, hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn chưa hướng dẫn và kiểm soát tốt việc trẻ sử dụng các công cụ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, sử dụng internet hàng ngày.

Ngày càng có nhiều trẻ em nghiện game, nghiện điện thoại thông minh, nghiện mạng xã hội. “Trước đây chúng ta đã chứng kiến sự nguy hiểm của việc trẻ em nghiện game online thì nay trẻ nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại thông minh cũng nguy hiểm không kém. Và việc trẻ em đang bị bạo lực, xâm hại trên mạng là có thật”, ông Nam lo ngại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xâm hại trẻ em cần quy rõ trách nhiệm, tránh “cha chung không ai khóc“
Xâm hại trẻ em cần quy rõ trách nhiệm, tránh “cha chung không ai khóc“

VOV.VN - Những vụ xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra, tính chất phức tạp, có một phần nguyên nhân do pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể. 

Xâm hại trẻ em cần quy rõ trách nhiệm, tránh “cha chung không ai khóc“

Xâm hại trẻ em cần quy rõ trách nhiệm, tránh “cha chung không ai khóc“

VOV.VN - Những vụ xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra, tính chất phức tạp, có một phần nguyên nhân do pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể. 

Xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em: Chưa có nơi nào bị xử lý
Xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em: Chưa có nơi nào bị xử lý

VOV.VN -Mặc dù đã có đầy đủ chế tài xử phạt nhưng tình trạng bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên; chưa có địa phương nào bị xử lý...

Xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em: Chưa có nơi nào bị xử lý

Xảy ra bạo hành, xâm hại trẻ em: Chưa có nơi nào bị xử lý

VOV.VN -Mặc dù đã có đầy đủ chế tài xử phạt nhưng tình trạng bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên; chưa có địa phương nào bị xử lý...

120 vụ xâm hại trẻ em ở Đà Nẵng chỉ là con số bề nổi
120 vụ xâm hại trẻ em ở Đà Nẵng chỉ là con số bề nổi

VOV.VN - Trong 5 năm qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng xảy ra 21 vụ hiếp dâm, cưỡng dâm phụ nữ, hơn 120 vụ xâm hại trẻ em.

120 vụ xâm hại trẻ em ở Đà Nẵng chỉ là con số bề nổi

120 vụ xâm hại trẻ em ở Đà Nẵng chỉ là con số bề nổi

VOV.VN - Trong 5 năm qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng xảy ra 21 vụ hiếp dâm, cưỡng dâm phụ nữ, hơn 120 vụ xâm hại trẻ em.

Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em
Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em

VOV.VN -Ngày 4/5, LCH Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức thảo luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà báo VOV khi đưa tin về xâm hai trẻ em.

Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em

Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em

VOV.VN -Ngày 4/5, LCH Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức thảo luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà báo VOV khi đưa tin về xâm hai trẻ em.