“Tấn công” chất cấm trong chăn nuôi heo

VOV.VN -Theo Bộ Luật hình sự năm 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 sắp tới, những đối tượng vi phạm có thể chịu mức án cao nhất là 20 năm tù
 

Lâu nay, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo, chủ yếu là salbutamol diễn ra chủ yếu trong các trang trại và ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Theo Bộ Luật hình sự năm 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 sắp tới, những đối tượng vi phạm có thể chịu mức án cao nhất là 20 năm tù. Đây là khung hình phạt thích đáng, đủ sức răn đe đối với cả người cung cấp lẫn người chăn nuôi. Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn chất cấm trong chăn nuôi heo, chúng ta cần thêm những biện pháp ngăn chặn khác ở từng địa phương và tùy hoàn cảnh cụ thể. 

Thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam tạo cho người nuôi heo nhu cầu sử dụng chất cấm (ảnh minh họa).

Hai tháng nay, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an phối hợp với Thanh tra Bộ NN - PTNT đồng loạt kiểm tra các trang trại và cơ sở chăn nuôi heo trên cả nước. Qua thanh tra 41 vụ thì phát hiện tới 18 vụ vi phạm về sử dụng chất cấm. Cơ quan thanh tra đã xử phạt hành chính với số tiền 2,6 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn còn đang diễn ra. Chỉ hơn 3 tháng nữa, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 317 Bộ Luật Hình sự. Ấy vậy mà hầu hết những người vi phạm đều không biết, hoặc cố tình vi phạm.

Gần đây nhất, tại tỉnh tỉnh Đồng Nai, nơi có đàn heo nhiều nhất cả nước với 1,6 triệu con, Chi cục Thú y tỉnh này đã phát hiện 2 hộ chăn nuôi heo ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu có sử dụng chất cấm salbutamol. Chỉ vì lợi nhuận từ mỗi con heo có sử dụng chất cấm cao hơn heo nuôi bình thường từ 2.000 – 3.000đ/kg mà những người chăn nuôi có thể phải chịu hình phạt tù. Đại tá Trần Trọng Bình - Cục phó Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an cho biết:  “Theo Bộ Luật hình sự năm 2015, những tội phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, đầu tiên, khoản 1 của các tội phạm này đều là cấu thành hình thức. Tức là chỉ cần đưa hóa chất, đưa hóa chất cấm không được sử dụng vào thực phẩm, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đưa vào thực phẩm thì đã đủ yếu tố để khẳng định anh đã phạm tội”.

Qua xác minh, các ngành chức năng phát hiện, chính thương lái là người xúi giục người chăn nuôi heo. Cái lợi nhuận 2-3 ngàn đồng/kg heo hơi đối với người chăn nuôi thì họ không phải là người được hưởng hết vì họ phải chi phí mua chất cấm; heo sử dụng chất cấm chậm lớn hơn với heo nuôi bình thường. Vì vậy, để loại bỏ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, công tác truyền thông là rất quan trọng. Ngoài tuyên truyền cộng đồng, các cơ quan báo chí cần phải tuyên truyền cá biệt đến từng nhóm người cụ thể như: Người chăn nuôi thì tuyên truyền cái gì, người tiêu dùng phải tuyên truyền như thế nào? Nếu nhận thức được, người tiêu dùng cũng cảnh giác hơn khi sử dụng thịt heo. Nếu phát hiện có dấu hiệu chất cấm thì quần chúng sẽ báo ngay cho các cơ quan chức năng.

Ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi tỉnh Đồng Nai khẳng định việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không phải là siêu lợi nhuận. Đây là do thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam tạo cho người nuôi heo nhu cầu sử dụng chất cấm đó. Còn khi người ta chấp nhận sử dụng chất cấm thì phải có lời hơn. "Tôi chỉ đặt dấu hỏi là những con heo có sử dụng chất cấm chỉ cần nhìn bằng mắt thường là cán bộ thú y người ta biết nhưng người ta không xử lý được", ông Bình nói.

Thực tế cho thấy, từ khi lực lượng cảnh sát môi trường cùng vào cuộc với Bộ NN-PTNT, đã có sự tác động rất lớn đến chính quyền các địa phương. Còn các đối tượng sử dụng chất cấm cũng nơm nớp lo âu.

Trong 9,1 tấn salbutamol mà các công ty dược được Bộ Y tế chấp thuận cho nhập về trong hai năm 2014-2015 có đến 6,2 tấn không được ngành dược sử dụng mà bán ra thì trường. Như vậy, khối lượng chất cấm rất lớn này được sử dụng làm gì, dùng trong chăn nuôi là bao nhiêu? Để khắc phục hậu quả của sự việc nói trên, hiện nay, lực lượng chức năng đã khống chế được nguồn salbutamol do 20 công ty dược nhập khẩu. Toàn bộ số salbutamol còn lại đã được niêm phong. Bộ Y tế đã có văn bản tạm dừng nhập khẩu loại thuốc này. Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN -PTNT cho biết, 3 tháng nay đã có sự chuyển biến rất rõ vì chúng ta làm rất mạnh, chúng ta có cách làm mới hiệu quả hơn. “Tôi hy vọng những kinh nghiệm xử lý chất cấm như thế này kể cả một số vấn đề khác thuộc trách nhiệm của Bộ trong năm nay và 2017 sẽ chuyển biến tích cực”.

Qua sự việc này cho thấy, nhu cầu tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi heo của người nông dân đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học phải tìm giải pháp để cải tiến lĩnh vực này. Chúng ta cần tạo ra một chất khác trong chăn nuôi, cũng mang lại hiệu quả nhưng không hại sức khỏe của người tiêu dùng.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN -PTNT cho rằng, một giải pháp rất quan trọng đó là về mặt khoa học công nghệ chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra những chất có nguồn gốc thực vật hay vi sinh để có thể thay thế chất cấm này để tăng tỷ lệ nạc lên. Bên cạnh đó, chúng ta phải cải thiện khâu giống, khâu thức ăn chăn nuôi cũng rất quan trọng.

Việc quy định danh mục chất cấm trong chăn nuôi heo nói riêng và trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung không phải chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp. Các bộ, ngành cần liên thông để tăng cường quản lý nhà nước, thống nhất thông báo các chất cấm trong lĩnh vực mình phụ trách. Chỉ khi nào hệ thống chính trị cơ cở vào cuộc thì việc loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi heo mới mang lại hiệu quả cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Nông nghiệp kiên quyết xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp kiên quyết xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

VOV.VN - Năm 2016 sẽ khống chế chất cấm, tăng cường kiểm tra xử lý tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Bộ Nông nghiệp kiên quyết xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp kiên quyết xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

VOV.VN - Năm 2016 sẽ khống chế chất cấm, tăng cường kiểm tra xử lý tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Tạm giữ 1.000 con heo dương tính với chất cấm salbutamol
Tạm giữ 1.000 con heo dương tính với chất cấm salbutamol

VOV.VN -  Chi cục Thú y TPHCM đang tạm giữ gần 1.000 con heo dương tính với chất cấm salbutamol tạo nạc, tăng trọng. 

Tạm giữ 1.000 con heo dương tính với chất cấm salbutamol

Tạm giữ 1.000 con heo dương tính với chất cấm salbutamol

VOV.VN -  Chi cục Thú y TPHCM đang tạm giữ gần 1.000 con heo dương tính với chất cấm salbutamol tạo nạc, tăng trọng. 

Vì sao chất cấm có trong chăn nuôi lợn vẫn không giảm?
Vì sao chất cấm có trong chăn nuôi lợn vẫn không giảm?

VOV.VN -Mặc dù các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc nhưng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn vẫn gia tăng.

Vì sao chất cấm có trong chăn nuôi lợn vẫn không giảm?

Vì sao chất cấm có trong chăn nuôi lợn vẫn không giảm?

VOV.VN -Mặc dù các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc nhưng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn vẫn gia tăng.