Còn nhiều bất cập về cơ chế chính sách khiến trường nghề khó hoạt động

VOV.VN - Ngày 21/9, đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã tới thăm và làm việc với trường Cao đẳng Lê Quý Đôn để khảo sát thực hiện hiện chính sách giáo dục nghề nghiệp.

Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục tại buổi làm việc, Ths Lê Minh Thanh, quyền Hiệu trưởng Trường CĐ Lê Quý Đôn cho biết, trường đang đào tạo 51 ngành nghề từ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng.Tuy nhiên quá trình hoạt động vẫn còn gặp một số khó khăn. ThS Lê Minh Thanh cũng đề cập một số nội dung góp ý để trong thời gian tới Luật Giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn thi hành ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế của giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Cụ thể, theo Ths Lê Minh Thanh, cần có những quy định cụ thể hơn về chức năng, hoạt động của cơ sở đào tạo nghề thuộc doanh nghiệp cũng như nới quy định về diện tích đất tối thiểu của trường nghề, điều chỉnh kịp thời các quy định về liên kết đào tạo để phù hợp với yêu cầu thực tế của trường nghề.

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội đánh giá cao kết quả thực hiện tự chủ cả về tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất, về chuyên môn và chất lượng đào tạo, đặc biệt là sự đổi mới trong quản trị của trường. Đồng thời cũng lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, ý kiến về việc thực hiện chính sách, pháp luật tự chủ cũng như kiểm định chất lượng của trường.

Ông Đỗ Chí Nghĩa cho biết, thực hiện chương trình công tác năm 2022, đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội đã khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật GDNN tại nhiều cơ sở GDNN trên cả nước. Thực tế cho thấy còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ sở. Đoàn công tác cũng đánh giá cao những nội dung Nhà trường trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn, đồng thời cũng ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của lãnh đạo Nhà trường. Đoàn công tác sẽ tổng hợp ý kiến của Nhà trường để có đề xuất kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện thể chế, hướng dẫn trường thực hiện tự chủ hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1, làm gì để chắc đỗ khi xét tuyển bổ sung
Thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1, làm gì để chắc đỗ khi xét tuyển bổ sung

VOV.VN - Những thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1 có thể theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung của các trường đại học để kịp thời đăng ký. Chuyên gia lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ  để tìm được ngành mình yêu thích và có mức điểm phù hợp.

Thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1, làm gì để chắc đỗ khi xét tuyển bổ sung

Thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1, làm gì để chắc đỗ khi xét tuyển bổ sung

VOV.VN - Những thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1 có thể theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung của các trường đại học để kịp thời đăng ký. Chuyên gia lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ  để tìm được ngành mình yêu thích và có mức điểm phù hợp.

Tự chủ đại học bị đánh đồng với tự lo tài chính?
Tự chủ đại học bị đánh đồng với tự lo tài chính?

VOV.VN - Tự chủ đại học tại Việt Nam đang được thực hiện như thế nào và phải chăng tự chủ đang được đánh đồng với tự lo tài chính?

Tự chủ đại học bị đánh đồng với tự lo tài chính?

Tự chủ đại học bị đánh đồng với tự lo tài chính?

VOV.VN - Tự chủ đại học tại Việt Nam đang được thực hiện như thế nào và phải chăng tự chủ đang được đánh đồng với tự lo tài chính?

Những bước đi đầu tiên của chương trình mới ở bậc phổ thông
Những bước đi đầu tiên của chương trình mới ở bậc phổ thông

VOV.VN - Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp tục được mở rộng ở khối lớp 3,7 và lớp 10. Nếu như cấp tiểu học và trung học cơ sở đã dần quen với chương trình mới, thì cấp trung học phổ thông lại là năm đầu tiên triển khai, nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ.

Những bước đi đầu tiên của chương trình mới ở bậc phổ thông

Những bước đi đầu tiên của chương trình mới ở bậc phổ thông

VOV.VN - Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp tục được mở rộng ở khối lớp 3,7 và lớp 10. Nếu như cấp tiểu học và trung học cơ sở đã dần quen với chương trình mới, thì cấp trung học phổ thông lại là năm đầu tiên triển khai, nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ.