9X hào hứng làm Mẹ Đốp, Xã Trưởng...cùng “Chèo 48h“

VOV.VN - Đêm Gala Chèo 48h là dịp tổng kết khoá học Chèo Khám phá, một sự kiện nằm trong chuỗi 2 hoạt động lớn của dự án Chèo 48h.

Đêm Gala Chèo 48h sẽ diễn ra vào 20h ngày 09/08, tại Đình Kim Ngân, số 42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hoạt động này do Musicshow Vietnam phối hợp cùng Tôi 20-Twenties và Ban Tổ Chức dự án “Chèo 48h- Tôi Chèo về Quê Hương" tổ chức, với mục đích báo cáo hoạt động của dự án, đồng thời qua đó thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động giới trẻ tìm hiểu, bảo tồn và phát huy vốn Văn hóa Nghệ thuật Truyền thống Dân tộc.

Chèo 48h là một dự án phi lợi nhuận được sáng lập bởi nhóm National Chèo Ographics, dự án mang sứ mệnh mang Chèo tới gần hơn với giới trẻ và hoạt động chính thức từ ngày 01/07/2014 dưới sự bảo trợ của Tôi 20-Twenties, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc Dân tộc, Musicshow Việt Nam và Trung tâm Phát triển Bền Vững Việt Nam. Dự án bao gồm 2 hoạt động chính là Chèo Khám Phá (khóa học Chèo cho các bạn trẻ) và Chèo Trải Nghiệm (chuyến đi thực tế về một trong những cái nôi của Chèo – làng Khuốc, Thái Bình).

Các học viên lợp học tham gia trình diễn
Cho tới nay, khóa học Chèo Khám Phá đã thu hút được sự quan tâm của gần 30 bạn trẻ ở nhiều trường Đại học ở Hà Nội tham gia khóa học, các bạn trẻ không chỉ hiểu biết hơn về nghệ thuật dân gian, mà còn được bồi bổ thêm nhiều kiến thức văn hóa.

Đào Thị Minh Ngọc, sinh viên Đại học Ngoại thương chia sẻ: "Em thích lắm thì mình biết hát một số làn điệu Chèo và hiểu hơn về Chèo, về tính cách nhân vật trong Chèo, hiểu về cách hóa trang. Một số anh chị còn biết hát các làn điệu dân gian như Xẩm, Chầu văn".

Ngô Đức Nghĩa vừa tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, "Đây là chương trình đầu tiên dành cho các bạn học sinh không chuyên về nghệ thuật. Lúc đầu chúng em tham gia vì tò mò, nhưng khi hiểu hơn về sân khấu Chèo thì thấy sân khấu Chèo rất đặc sắc và có nhiều triết lý, triết luận về cuộc sống trong đó. Em nghĩ sẽ có những dự án tiếp theo để thu hút giới trẻ, với thông điệp rõ ràng hơn và các bạn đón nhận nhiều hơn".

Mặc dù khóa học mới chỉ mở ra được hơn 1 tháng, nhưng nhiều bạn trẻ đã có thể biểu diễn được một số trích đoạn Chèo kinh điển. Nguyễn Thị Thanh Hà, sinh viên khoa Tiếng Anh (Đại học Hà Nội) rất thích thú khi đảm nhiệm vai Mẹ Đốp trong trích đoạn "Xã Trưởng, Mẹ Đốp".

"Vai Mẹ Đốp em thấy khó vì phải học dáng đi của bà chửa, sau đó phải diễn được cái hóm hỉnh, có phần thông minh, nhưng vẫn phải ra chất mộc mạc, chứ không được đốp chát quá". Cũng theo Thanh Hà, "nhiều người vẫn nghĩ nghệ truyền thống không hấp dẫn với các bạn trẻ. Nhưng tham gia lớp học này thì chúng em rất yêu thích. Em thấy Chèo hoàn toàn chinh phục các bạn trẻ", Thanh Hà cho biết.

Dự án Chèo 48h đã được sự quan tâm của nhiều nghệ sĩ. Là người đồng hành với các bạn trẻ trong dự án này, Đạo diễn Lê Tuấn Cường Nhà hát Chèo Việt Nam đánh giá rất cao các bạn trẻ về nhận thức và cảm nhận những cái hay, cái đẹp của nghệ truyền thống thống dân tộc Việt Nam. Đạo diễn Tuấn Cường sẵn lòng giảng dạy và hướng dẫn các em miễn phí, vì theo anh, "những người làm chèo chuyên nghiệp, nghiên cứu về sân khấu như chúng tôi phải có trách nhiệm đào tạo, nhất là các chủ nhân tương lai của đất nước họ nhận thức đúng về văn hóa truyền thống thì đó là điều vô cùng quí giá trong xu thế phát triển đất nước hiện nay".

"Tôi muốn như thế này: qua lớp này, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, chèo - tuồng được mở rộng hơn nữa và đến với sân khấu học đường, đến với các bạn trẻ để họ hiểu về cha ông, về Chân - Thiện - Mỹ, nét đẹp văn hóa qua bao nhiêu năm. Chúng ta nên đào tạo khán giả khi từ họ ở trong trường học. Nghệ thuật truyền thống còn phản ánh hiện thực thời đại. Cái quan trọng nhất là tác giả phải lấy chất liệu cuộc sống ngày hôm nay để viết nên tác phẩm, thì khán giả hôm nay mới hiểu và tiếp cận chèo. Đôi khi ta phải có một quá trình để hướng họ tới, cho họ đam mê và yêu nền nghệ thuật truyền thống của quê hương Việt Nam" Đạo diễn Tuấn Cường mong muốn.

Chị Thanh Huyền - giảng viên trợ giảng của Khoa Kịch hát Dân tộc của Trường Đại học Sân khấu cho biết: "Tôi hy vọng có thể đem lòng nhiệt huyết để làm cho các bạn trẻ có thể đam mê, yêu mến nghệ thuật này và giới thiệu cho những người cùng lứa tuổi. Cứ như thế thì giới trẻ sẽ hiểu biết nghệ thuật này hơn".

Dù thời gian tham gia dự án chưa nhiều, nhưng các bạn trẻ đã có thể tự tin trình diễn một số trích đoạn Chèo, bởi theo nghệ sĩ Tuấn Cường "Vì các em lấy tình yêu để đắp đổi tình yêu. Các em yêu nghệ thuật, thì nghệ thuật sẽ đền đáp các em".

Đêm Gala Chèo 48h không chỉ là đêm báo cáo tổng kết khóa học Chèo Khám Phá – công diễn trích đoạn: Thị Màu lên chùa, Ngày dẹp đám, Tứ Quý, Xã Trưởng Mẹ Đốp, Hề Mồi Thắt Lưng Xanh do học viên khóa học Chèo Khám Phá biểu diễn.

Đêm Gala Chèo 48h còn là đêm giao lưu biểu diễn của Văn hóa Nghệ Thuật Truyền Thống Dân Gian, với các tiết mục hát Quan Họ, hát Xẩm, hát Chèo, múa Dân gian, các Gian hàng và khu trò chơi Dân gian do các bạn trẻ biểu diễn và tổ chức, nhằm mang đến một không gian Dân gian Dân tộc thực sự cho giới trẻ và quan khách tới tham gia. Toàn bộ tiền vé của chương trình Gala Chèo 48h và tiền ủng hộ sẽ được sử dụng để góp phần xây dựng quỹ phát triển âm nhạc truyền thống.

"Chúng tôi không dừng lại ở dự án này mà tiếp tục phát triển thêm nữa, đào tạo các em hiểu biết thêm các làn điệu truyền thống, các vai diễn nữa. Vì các em đã có tình yêu, có niềm đam mê, thì quan trọng nhất là người hướng dẫn phải nắm được cơ bản về trình thức của nghệ thuật truyền thống. Các em phải hiểu được những mô hình nhân vật trong 5 mô hình nhân vật: Sinh, Đào, Lão, Mụ, Hề. Mỗi một nhân vật chuyển tải một nội dung. Và trong trên dưới 200 làn điệu chèo ấy thì những người giảng dạy cho các em phải nắm được"- Đạo diễn Tuấn Cường cho biết thêm.

Và anh hy vọng dự án Chèo 48h sẽ thành công: "Tôi đã cho các em tiếp cận với nghệ thuật truyền thống và ngấm vào các em dần dần. Tôi khẳng định, nó sẽ nhân rộng và phát triển tốt" - Đạo diễn Tuấn Cường tin tưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà hát Chèo Hà Nội “được mùa” huy chương
Nhà hát Chèo Hà Nội “được mùa” huy chương

VOV.VN - Nhà hát Chèo Hà Nội đã giành 7 huy chương Vàng, 7 huy chương Bạc tại cuộc thi nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc 2013.

Nhà hát Chèo Hà Nội “được mùa” huy chương

Nhà hát Chèo Hà Nội “được mùa” huy chương

VOV.VN - Nhà hát Chèo Hà Nội đã giành 7 huy chương Vàng, 7 huy chương Bạc tại cuộc thi nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc 2013.

Nhà hát Chèo Hà Nội tưng bừng khai diễn đón Xuân
Nhà hát Chèo Hà Nội tưng bừng khai diễn đón Xuân

(VOV) - Nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, Nhà Hát chèo Hà Nội có nhiều chương trình biểu diễn đón Xuân đặc sắc.

Nhà hát Chèo Hà Nội tưng bừng khai diễn đón Xuân

Nhà hát Chèo Hà Nội tưng bừng khai diễn đón Xuân

(VOV) - Nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, Nhà Hát chèo Hà Nội có nhiều chương trình biểu diễn đón Xuân đặc sắc.

Nhà hát Chèo Việt Nam dựng lại vở “Ni cô Đàm Vân”
Nhà hát Chèo Việt Nam dựng lại vở “Ni cô Đàm Vân”

(VOV) - Đây là hoạt động trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng, nhà văn, nhà viết kịch Học Phi.

Nhà hát Chèo Việt Nam dựng lại vở “Ni cô Đàm Vân”

Nhà hát Chèo Việt Nam dựng lại vở “Ni cô Đàm Vân”

(VOV) - Đây là hoạt động trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng, nhà văn, nhà viết kịch Học Phi.