Chuyện sáng tác tấm huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ”

VOV.VN - Họa sỹ Nguyễn Bích và Mai Văn Hiến đã có duyên cùng nhau vẽ, thiết kế nên chiếc huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên”.

Đối với những cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, tấm huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ” là một biểu tượng đầy tự hào. Vì thế, cho tới nay, nhiều người vẫn gìn giữ và đeo trên ngực trong các ngày lễ trọng đại. Đó là phần thưởng của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng những cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 13/3 – 7/5/1954.

Tấm huy hiệu cao quý đó đã được họa sỹ Nguyễn Bích cùng họa sỹ Mai Văn Hiến vẽ, thiết kế ngay từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ còn chưa kết thúc. Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là người đã đưa ra ý tưởng và yêu cầu cần có một tấm huy hiệu mang tính biểu tượng cho tinh thần của chiến dịch, để cổ vũ và nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội ta.


Tấm huy hiệu "Chiến sỹ Điện Biên Phủ"

Khi bắt đầu bước vào đợt 2 của chiến dịch, tức vào khoảng đầu tháng 4/1954, nhận được chỉ đạo từ cấp trên, Bộ chỉ huy mặt trận đã triệu tập họa sỹ Nguyễn Bích và họa sỹ Mai Văn Hiến nhận nhiệm vụ thiết kế chiếc huy hiệu. Cả hai khi đó đều là họa sỹ trẻ, mới ngoài tuổi 20 nhưng đã từng công tác ở báo Quân du kích từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Ở thời điểm đó, quân ta cũng đã giành chiến thắng trận Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, giành thế trận tại Bắc Điện Biên Phủ, còn quân Pháp thì bị lún sâu vào thế phòng ngự, ra sức củng cố lực lượng trung tâm.

Vì thế, để thể hiện được trọn vẹn tinh thần của những người lính, cả hai họa sỹ đều phải đề xuất thêm nhiều ý tưởng để cùng thực hiện. Trong khi đó, Bộ Chỉ huy mặt trận cũng yêu cầu huy hiệu cần được đặc tả bằng các yếu tố cụ thể, gồm có hình rừng núi, hình ảnh người chiến sỹ với chiếc mũ nan ở tư thế xung phong, rồi phải có cả pháo binh, nhất là cao xạ bởi đó là lần đầu tiên vũ khí này xuất hiện ở Điện Biên. Ngoài ra, huy hiệu còn phải có dòng chữ mang tính cổ động một cách ngắn gọn nhưng khái quát. Đó là những yêu cầu không hề dễ dàng với hai người họa sỹ trẻ, vì để thể hiện tất cả những hình ảnh lên một chiếc huy hiệu nhỏ bé đã là khó khăn, nhưng quan trọng là làm sao làm toát lên được tinh thần quyết chiến, quyết thắng qua những hình ảnh thì lại càng khó.

Hai thanh niên với niềm đam mê vẽ đã cùng gặp gỡ nhau trong một nhiệm vụ mang tính chính trị thiêng liêng. Mai Văn Hiến sinh năm 1923 tại tỉnh Tiền Giang, là một sinh viên từng theo học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong khi Nguyễn Bích lại là người Hà Nội, sinh năm 1925, quê gốc ở Thanh Hóa và hoàn toàn tự học vẽ mà không hề qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào. Cùng nhau được giao thực hiện nhiệm vụ vẽ và thiết kế huy hiệu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, đó cũng là cái duyên với hai người. Cả hai cùng tập trung sáng tác trong nhiều ngày, ngay thời điểm đợt 2 của chiến dịch vẫn đang diễn ra.

Họa sỹ Nguyễn Bích khi còn trẻ (trái) qua bức chân dung tự họa và họa sỹ Mai Văn Hiến qua nét vẽ của họa sỹ Nguyễn Đình Đăng

Sau nhiều cuộc trao đổi và vẽ nhiều bản phác thảo, Nguyễn Bích và Mai Văn Hiến đã cho ra đời 10 mẫu huy hiệu bằng bút chì. Cho tới khi đi đến quyết định đồng thuận lựa chọn 1 mẫu duy nhất, họa sỹ Nguyễn Bích đã thể hiện bản chính bằng bút sắt chấm mực và được Bộ Chỉ huy mặt trận chấp nhận, và chiếc huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ” chính thức ra đời. Chỉ trong một khuôn khổ nhỏ, chiếc huy hiệu đã chứa đựng những hình ảnh khái quát, mang đậm giá trị sâu xa, đó là người chiến sỹ giương súng chiến đấu với lá cờ đỏ sao vàng in dòng chữ “Quyết chiến, quyết thắng”, bao quanh là quang cảnh núi, thể hiện địa hình chiến đấu hiểm trở của lòng chảo Mường Thanh. Trên huy hiệu còn có hình ảnh pháo binh và dòng chữ “Xuân 1954”, khẳng định quyết tâm ghi dấu chiến thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm đó.

Ngoài việc vẽ, thiết kế huy hiệu cho chiến dịch, họa sỹ Nguyễn Bích và Mai Văn Hiến còn rất tích cực tham gia vẽ tranh cổ động, tranh biếm họa. Đặc biệt, trong 33 số báo Quân đội Nhân dân ở Điện Biên Phủ, họa sỹ Nguyễn Bích còn vẽ hơn 10 sơ đồ, bản đồ chiến sự, vẽ hơn 10 bức tranh châm biếm minh họa cho báo, và ông đã vẽ 4 tranh cổ động chiến trường lớn, được in màu kín cả trang báo.

Nữ họa sỹ Nguyễn Hoàng Phương, con gái của cố họa sỹ Nguyễn Bích cho biết: “Sinh thời, cha tôi là người sống rất kiệm lời và trầm tính, nhưng những bức tranh ông vẽ cho báo luôn hài hước một cách sâu sắc, và tranh cổ động của ông khẳng định được rất rõ tinh thần của cả một chiến dịch”. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến bức tranh cổ động in ở số báo Quân đội Nhân dân cuối cùng ở chiến dịch, với hình ảnh người lính có gương mặt khá giống Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phất cao lá cờ chiến thắng, phía sau là đồng bào vui mừng hò reo. Chi tiết đáng chú ý nữa là hình ảnh chim bồ câu trắng, biểu tượng cho hòa bình đậu trên vai khoác súng của người lính.

Bức tranh cổ động mừng chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng của họa sỹ Nguyễn Bích, đăng trên báo Quân đội Nhân dân số cuối tại Điện Biên 

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, họa sỹ Nguyễn Bích và Mai Văn Hiến đã được gọi về căn cứ ATK để thực hiện triển lãm mừng chiến thắng. Hình ảnh chiếc huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ” đã được họa sỹ Mai Văn Hiến phóng to, đặt ở gian trưng bày chính của triển lãm mang tên “Chiến thắng”, còn bức tranh cổ động ngợi ca chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng của họa sỹ Nguyễn Bích cũng đồng thời được in và phát hành rộng rãi.

Cho tới nay, tấm huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ” và những sáng tác tranh trong thời kỳ chiến dịch của hai họa sỹ vẫn là những hiện vật có giá trị, biểu tượng cho niềm tự hào toàn thắng của dân tộc. Nhất là đối với những cựu chiến binh và gia đình cựu chiến binh, những người đã từng trải qua giai đoạn chiến đấu ác liệt, tấm huy hiệu còn là kỷ vật gợi nhớ đến những năm tháng nhiều gắn bó với những đồng đội, với những mất mát, hy sinh để làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cách đây 60 năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuần phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Tuần phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Tuần phim giới thiệu đến khán giả những bộ phim truyện và tài liệu lịch sử chất lượng của điện ảnh Việt Nam những năm gần đây.

Tuần phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuần phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Tuần phim giới thiệu đến khán giả những bộ phim truyện và tài liệu lịch sử chất lượng của điện ảnh Việt Nam những năm gần đây.

Triển lãm “Chiến trường Nam bộ chia lửa với Điện Biên Phủ”
Triển lãm “Chiến trường Nam bộ chia lửa với Điện Biên Phủ”

VOV.VN - Triển lãm đã trưng bày 12 sơ đồ hình thái các trận đánh, 98 bức ảnh, 36 hiện vật và 82 đầu sách và tài liệu.

Triển lãm “Chiến trường Nam bộ chia lửa với Điện Biên Phủ”

Triển lãm “Chiến trường Nam bộ chia lửa với Điện Biên Phủ”

VOV.VN - Triển lãm đã trưng bày 12 sơ đồ hình thái các trận đánh, 98 bức ảnh, 36 hiện vật và 82 đầu sách và tài liệu.

Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)” gồm 1 mẫu tem có giá mặt 3.000 đồng.

Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)” gồm 1 mẫu tem có giá mặt 3.000 đồng.

Khai mạc Tuần phim tuổi trẻ "Ký ức Điện Biên"
Khai mạc Tuần phim tuổi trẻ "Ký ức Điện Biên"

 - Tuần phim tuổi trẻ với tên gọi “Ký ức Điện Biên”, vừa khai mạc sáng nay (20/4) tại Hà Nội.

Khai mạc Tuần phim tuổi trẻ "Ký ức Điện Biên"

Khai mạc Tuần phim tuổi trẻ "Ký ức Điện Biên"

 - Tuần phim tuổi trẻ với tên gọi “Ký ức Điện Biên”, vừa khai mạc sáng nay (20/4) tại Hà Nội.

Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình
Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình

VOV.VN - Tối 21/4, tại Hà Nội diễn ra chương trình "Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình" nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình

Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình

VOV.VN - Tối 21/4, tại Hà Nội diễn ra chương trình "Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình" nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Triển lãm ảnh "60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"
Triển lãm ảnh "60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"

VOV.VN - Sáng 23/4, tại Cần Thơ đã khai mạc triển lãm ảnh “60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” và trưng bày “Kỷ vật – ký ức chiến tranh”.

Triển lãm ảnh "60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"

Triển lãm ảnh "60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"

VOV.VN - Sáng 23/4, tại Cần Thơ đã khai mạc triển lãm ảnh “60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” và trưng bày “Kỷ vật – ký ức chiến tranh”.

Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ
Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Hơn 203 hiện vật đa dạng về chất liệu cùng hơn 80 tài liệu giấy đã được hiến tặng cho Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ

Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Hơn 203 hiện vật đa dạng về chất liệu cùng hơn 80 tài liệu giấy đã được hiến tặng cho Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút
Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút

VOV.VN -Trong chương trình, công chúng sẽ là người đang tham gia chiến dịch, chứng kiến thời khắc lịch sử chứ không phải đến xem nghệ thuật.

Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút

Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút

VOV.VN -Trong chương trình, công chúng sẽ là người đang tham gia chiến dịch, chứng kiến thời khắc lịch sử chứ không phải đến xem nghệ thuật.

Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”
Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”

VOV.VN - Cuốn hồi kí của nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn là những câu chuyện mộc mạc, chân thực về những người lính Điện Biên.

Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”

Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”

VOV.VN - Cuốn hồi kí của nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn là những câu chuyện mộc mạc, chân thực về những người lính Điện Biên.