Độc đáo lễ hội đập trống đồng bào Ma Coong ở Quảng Bình

VOV.VN - Đồng bào Ma Coong quan niệm, năm nào trống đánh vỡ càng sớm thì năm đó dân làng gặp được nhiều may mắn. 

Cứ đến Rằm Tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Ma Coong tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lại tổ chức lễ hội đập trống độc đáo, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.

Ngay từ sáng sớm, bà con dân bản đã tập trung rất đông tại khu sân rộng của bản để làm trống. Trong căn nhà chính nơi hành lễ, chiếc trống được treo ở khu vực trang trọng nhất. Mâm cỗ cúng Giàng gồm có rượu hiêng, thịt gà, cá, xôi, ngọn cây mây, khúc thân cây đoác và một bát gạo.

Thanh niên trai tráng trong bản làm trống chuẩn bị cho lễ hội.

Già làng Đinh Xon, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngày xưa phải làm những nghi lễ như thế này để được tốt lành và cầu may mắn cho gia đình, làm rẫy, làm nương lúa đầy bồ, ngô đầy sàn, mong cho gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc".

Sau khi hành lễ, dân bản và khách tham dự lễ hội cùng đập trống. Ai cũng có thể đập trống, không phân biệt già trẻ, gái trai. Mọi người vừa đập trống vừa hô to: “Roa lữ, Roa lữ, Giàng ơi!” (Sướng quá, vui quá, trời ơi!). Cứ thế, tiếng trống dồn dập, tiếng chiêng vang vọng, những bước chân người tham dự ngả nghiêng theo điệu nhảy và men rượu cần.

Già làng Đinh Xon làm lễ cúng thần linh.

Lần đầu tiên tham gia lễ hội, anh Simon, du khách đến từ Ailen cảm nhận: "Đây là lần đầu tiên tôi đến tham dự lễ hội đập trống này. Đây là một lễ hội độc đáo mang một nét đặc sắc nơi đây. Tôi rất thích thú với lễ hội này".

Người Ma Coong quan niệm, năm nào trống đánh vỡ càng sớm thì năm đó dân làng gặp được nhiều may mắn. Mặt trống được đập thủng là thể hiện sức mạnh đoàn kết cộng đồng dân tộc, giúp họ gắn bó, chung sức, chung lòng xây dựng, bảo vệ bản làng. Vì thế, trống được đánh liên tục cho đến khi thủng.

Trống vỡ càng sớm thì năm đó bà con dân bản gặp được nhiều may mắn, thóc lúa đầy bồ.

Ông Nguyễn Trường Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cho biết, đây là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc phía Tây Quảng Bình cần được bảo tồn và phát huy: "Lễ hội đập trống mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, bà con làm ăn, nhà nhà ấm no hạnh phúc, con cháu có sức khỏe đến trường. Và lễ hội đập trống cũng là nơi để các đôi nam nữ của 18 bản làng tập trung về để tim hiểu, se duyên nên duyên vợ chồng"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo lễ hội lợn quay ở Lạng Sơn
Độc đáo lễ hội lợn quay ở Lạng Sơn

VOV.VN - Lễ hội Bắc Nga ở Lạng Sơn luôn đặc sắc bởi những món ẩm thực độ đáo như lợn quay, khẩu shi, bánh gạt gù.

Độc đáo lễ hội lợn quay ở Lạng Sơn

Độc đáo lễ hội lợn quay ở Lạng Sơn

VOV.VN - Lễ hội Bắc Nga ở Lạng Sơn luôn đặc sắc bởi những món ẩm thực độ đáo như lợn quay, khẩu shi, bánh gạt gù.

Có nên duy trì lễ hội “máu”?
Có nên duy trì lễ hội “máu”?

VOV.VN - Ở Việt Nam có một số lễ hội “máu” mang gia súc ra đâm - chém - chặt - chọi - treo… như một phong tục dân gian truyền thống.

Có nên duy trì lễ hội “máu”?

Có nên duy trì lễ hội “máu”?

VOV.VN - Ở Việt Nam có một số lễ hội “máu” mang gia súc ra đâm - chém - chặt - chọi - treo… như một phong tục dân gian truyền thống.

Hải Phòng khai mạc lễ hội truyền thống Núi Voi
Hải Phòng khai mạc lễ hội truyền thống Núi Voi

VOV.VN - Lễ hội truyền thống Núi Voi là điểm nhấn văn hóa đầu năm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho du khách đến với thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng khai mạc lễ hội truyền thống Núi Voi

Hải Phòng khai mạc lễ hội truyền thống Núi Voi

VOV.VN - Lễ hội truyền thống Núi Voi là điểm nhấn văn hóa đầu năm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho du khách đến với thành phố Hải Phòng.

Hàng vạn người đổ ra đường trong lễ hội lớn nhất miền Nam
Hàng vạn người đổ ra đường trong lễ hội lớn nhất miền Nam

Chiều 11/2, hàng chục nghìn người cúng viếng và trẩy hội chùa Bà Thiên Hậu (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), một trong những lễ hội lớn nhất miền Nam.

Hàng vạn người đổ ra đường trong lễ hội lớn nhất miền Nam

Hàng vạn người đổ ra đường trong lễ hội lớn nhất miền Nam

Chiều 11/2, hàng chục nghìn người cúng viếng và trẩy hội chùa Bà Thiên Hậu (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), một trong những lễ hội lớn nhất miền Nam.

Hình ảnh: Lễ hội hóa trang khiến Venice như trở lại thời Phục Hưng
Hình ảnh: Lễ hội hóa trang khiến Venice như trở lại thời Phục Hưng

VOV.VN -Tối qua, hàng nghìn người đã đổ về thành phố xinh đẹp Venice của Italia để tham dự khai mạc lễ hội hóa trang theo phong cách quý tộc thời Phục Hưng.

Hình ảnh: Lễ hội hóa trang khiến Venice như trở lại thời Phục Hưng

Hình ảnh: Lễ hội hóa trang khiến Venice như trở lại thời Phục Hưng

VOV.VN -Tối qua, hàng nghìn người đã đổ về thành phố xinh đẹp Venice của Italia để tham dự khai mạc lễ hội hóa trang theo phong cách quý tộc thời Phục Hưng.