Tâm sự của bà mẹ có con mắc chứng tự kỷ

VOV.VN -“Cha mẹ hãy là người thầy đầu tiên của con, đừng phó mặc hết cho các thầy cô giáo ở trung tâm. Chỉ có mẹ cha mới là người hiểu con mình nhất mà thôi”.

Đó là những lời chia sẻ dứt gan ruột của chị T.H, có con trai mắc chứng tự kỷ.

Ngồi đối diện với người phụ nữ có dáng vẻ nhỏ nhắn, khuôn mặt lúc nào cũng toát lên tình thần lạc quan mới thấy chị H nghị lực như thế nào. Chị H kể, con trai chị mới 18 tháng tuổi, bình thường ngày nào bé cũng biết chạy ra đón và chào mẹ khi đi làm về. Nhưng hôm đó thì không. Thấy mẹ về bé vẫn ngồi yên lặng trong một góc nhà và không có một phản ứng nào cả. Bản năng của người làm mẹ mách bảo, con chị có vấn đề. Bất kỳ cha mẹ nào khi phát hiện ra con mình mắc chứng bệnh tử kỷ thì đều không dám đối mặt với sự thật nghiệt ngã này nhưng chị thì không. Chị biết con chị có liên quan đến chứng tự kỷ nhưng chỉ không biết bệnh đang ở mức nào.

Con trai chị H đã có sự thay đổi ngoạn mục trong nhận thức và học tập.

Khi nói điều này với gia đình, mọi người đều không chấp nhận sự thật này và cho rằng chị đang nói những điều viễn tưởng. Không ai trong gia đình thấu hiểu những suy nghĩ, lo lắng đến tan nát cõi lòng của chị. Và khi không tin thì đương nhiên không ai chấp nhận cho chị mang con, mang cháu của họ đi chữa trị.

Phải đến 6 tháng sau, khi thằng bé tròn 2 tuổi, những biểu hiện bất thường của bé lúc này khiến cho cả gia đình nghi ngờ và đồng ý cho chị H tìm phương pháp chữa trị cho con.

Quá trình đến trường của bé thực sự là kỳ công và luôn có sự giám sát chặt chẽ của chị. Từ khi bước chân vào trường mẫu giáo, chị đã thẳng thắn nói chuyện với ban giám hiệu nhà trường cùng các cô giáo là con chị “không bình thường”. Ai cũng bảo chị quá lo lắng vì nhìn con chị khôi ngô sáng sủa. Nhiều phụ huynh khi có con như vậy thường dấu diếm và sẽ nạt nộ bất kỳ ai nếu chả may nói: “con chị bị tự kỷ à”. Còn với chị H thì lại thẳng thắn nhận con mình không bình thường.

“Không ai muốn như vậy. Có con bị tự kỷ đau lòng lắm chứ. Nhưng không thể đứng nhìn con ngày một nặng được. Chỉ còn cách đối đầu với hiện thực để giúp con dần hoàn thiện mà thôi”, chị H chia sẻ.

Chị đã thuyết phục được nhà trường mở thêm một lớp dành cho trẻ tự kỷ mà lúc đó chỉ có con chị và sau có thêm một bé nữa. Chị muốn những đứa trẻ như con chị được học những chương trình dành riêng cho trẻ tự kỷ, ngoài ra sẽ được học thêm nhiều môn học cùng với trẻ bình thường.

Chị H lý giải, nếu ngay từ đầu mà để con mình vào môi trường dành cho trẻ tự kỷ hoàn toàn thì khi đưa về lại môi trường bình thường là cả một quãng đường dài. Vậy tại sao không lồng ghép chương trình học cho trẻ tử kỷ ngay từ cấp học mầm non. Lúc này trẻ vừa được học những chương trình đặc biệt vừa được học những môn ngoại khóa cùng với những trẻ bình thường. Có như vậy, trẻ tự kỷ mới dần quen với môi trường học có nhiều bạn bè và thầy cô.

Có con mắc chứng tự kỷ thì bố mẹ không thể nóng ruột, càng không thể buông tay, phó mặc cho trung tâm, cho thầy cô. Điều trị căn bệnh này giống như mưa dầm thấm lâu, càng dầm dề càng tốt. Với trẻ bình thường nói 1 đến 2 lần là có thể nắm bắt được, nhưng với trẻ tự kỷ có khi phải nhắc lại một từ đơn giản có khi đến cả ngàn lần.

Đồng hành với con từng bước trên chặng đường chống lại chứng tự kỷ, chị H nhiều lúc tưởng như kiệt sức. Nhưng mỗi lúc tinh thần đi xuống nhất thì chị lại nghĩ về tương lai của con. Chị lại lao vào tìm hiểu tự nghiên cứu các tài liệu, gặp gỡ các chuyên gia, các thầy cô đang chữa trị cho trẻ tự kỷ. Những kiến thức tích lũy được bằng sự bền bỉ và tình thương yêu của một người mẹ đã khiến con trai chị thay đổi ngoạn mục trong nhận thức và học tập.

Con trai chị H trong một buổi học bơi.

Từ một đứa trẻ luôn có hành vi tăng động, mất kiểm soát, không biết nói chuyện, giờ đây con trai chị đang học lớp 3 một trưởng tiểu học bên quận Long Biên, cháu đã chủ động tự học, tiếp thu bài vở tập, làm bài tập có kết quả cao, biết nói chuyện véo von với mẹ và người thân.

Chị H bảo, thực sự giờ nhìn lại quãng đường đã đi qua với thằng bé thấy thực sự kinh khủng. Mấy năm qua, thời gian chủ yếu chị dành cho cậu con trai, còn lại công việc, bạn bè chị đành gác sang một bên. Nhưng năm nay thực sự con chị đã biến chuyển rất tốt, chị nghĩ mình đang đi đúng hướng.

Cách chị đầu tư cho con trai khiến cho các cô giáo tự bậc mầm non cho tới tiểu học, nơi con chị học qua đều ngưỡng mộ. Một người mẹ đã hết lòng vì con. Họ dành cho chị những lời khen thấm đẫm chân tình. Vậy nên mỗi khi trường có thêm học sinh mắc bệnh tự kỷ, các cô giáo lại giới thiệu cha mẹ tới gặp chị H nhờ tư vấn.

Tiếng lành đồn xa, nhiều bố mẹ đã liên lạc, gọi điện cho chị hỏi han kinh nghiệm. Lúc nào chị cũng luôn sẵn lòng vì chị biết nếu trẻ tự kỷ được chữa trị đúng cách sớm ngày nào hay ngày đó. Chính vì vậy chị không nề hà khi mọi người cần chị giúp đỡ. Chỉ cần nhìn đứa trẻ, quan sát chúng một lúc là chị H đưa ra được lời khuyên khiến nhiều bố mẹ phải nể phục, Nhiều người bảo rằng: Giá như gặp chị H sớm hơn thì con họ đã không phí đi cả một thời gian dài điều trị mà đến giờ chưa có kết quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự kỷ có chữa được không?
Tự kỷ có chữa được không?

VOV.VN -Tự kỷ là một rối loạn mang tính bẩm sinh, hiện chưa có phương pháp chữa khỏi dứt điểm, mà chỉ có thể can thiệp để trẻ có thể phát triển bình thường.

Tự kỷ có chữa được không?

Tự kỷ có chữa được không?

VOV.VN -Tự kỷ là một rối loạn mang tính bẩm sinh, hiện chưa có phương pháp chữa khỏi dứt điểm, mà chỉ có thể can thiệp để trẻ có thể phát triển bình thường.

Giáo dục cho trẻ tự kỷ: “Lỗ hổng” từ chính sách
Giáo dục cho trẻ tự kỷ: “Lỗ hổng” từ chính sách

VOV.VN - Trẻ bị hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng trong xã hội nhưng đến nay vẫn đứng bên lề mọi chính sách dành cho trẻ em và người khuyết tật.

Giáo dục cho trẻ tự kỷ: “Lỗ hổng” từ chính sách

Giáo dục cho trẻ tự kỷ: “Lỗ hổng” từ chính sách

VOV.VN - Trẻ bị hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng trong xã hội nhưng đến nay vẫn đứng bên lề mọi chính sách dành cho trẻ em và người khuyết tật.

Đà Nẵng: Thắp ánh sáng xanh của tình yêu thương cho người tự kỷ
Đà Nẵng: Thắp ánh sáng xanh của tình yêu thương cho người tự kỷ

VOV.VN - Tự kỷ được xác định là khuyết tật suốt đời và hiện chưa có nguyên nhân chính xác của hội chứng này.

Đà Nẵng: Thắp ánh sáng xanh của tình yêu thương cho người tự kỷ

Đà Nẵng: Thắp ánh sáng xanh của tình yêu thương cho người tự kỷ

VOV.VN - Tự kỷ được xác định là khuyết tật suốt đời và hiện chưa có nguyên nhân chính xác của hội chứng này.

Nuôi con tự kỷ, cha mẹ phải có “tinh thần thép”
Nuôi con tự kỷ, cha mẹ phải có “tinh thần thép”

VOV.VN -Những gia đình có trẻ tự kỷ, cha mẹ phải có tinh thần thép, nếu không sẽ dễ gục ngã. Mỗi ngày tương tác với trẻ một chút, trẻ sẽ dần tiến bộ.

Nuôi con tự kỷ, cha mẹ phải có “tinh thần thép”

Nuôi con tự kỷ, cha mẹ phải có “tinh thần thép”

VOV.VN -Những gia đình có trẻ tự kỷ, cha mẹ phải có tinh thần thép, nếu không sẽ dễ gục ngã. Mỗi ngày tương tác với trẻ một chút, trẻ sẽ dần tiến bộ.