Kết nối điêu khắc Việt Nam đương đại

(VOV) - Các tác phẩm của 16 tác giả sống, làm việc ở hai miền đất nước cho thấy phần nào đời sống nghệ thuật điêu khắc đương đại.

Triển lãm điêu khắc Kết nối Sài Gòn – Hà Nội 2012 trưng bày 31 tác phẩm điêu khắc của 16 tác giả hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai trung tâm nghệ thuật phát triển nhất trong cả nước.
Các tác phẩm tham gia triển lãm đều có kích thước vừa và nhỏ, thích hợp với những không gian trưng bày nhỏ. Đây là hướng đi được hy vọng có thể giúp nghệ thuật điêu khắc sống được trong đời sống thường nhật.

Đây là lần thứ 2 triển lãm được tổ chức sau lần đầu tiên vào năm 2010 tại TP. Hồ Chí Minh. Phổ độ tuổi của các tác giả rất rộng: trẻ nhất sinh năm 1984, nhiều tuổi nhất sinh năm 1955. Khoảng cách về tuổi tác như vậy cho người xem thấy sự liên kết và nối tiếp giữa các thế hệ nghệ sĩ làm điêu khắc. Nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn, trưởng ban tổ chức triển lãm cho biết hoạt động này ngoài yếu tố chuyên môn còn tạo sự giao lưu giữa các nhà điêu khắc hai miền, để từ đó nhìn xem mình đang đứng ở đâu trong nền điêu khắc của cả nước và thế giới.

Các tác phẩm trưng bày trong triển lãm không nặng về miêu tả con người theo kiểu điêu khắc truyền thống mà là các hình ảnh đồ vật bình thường trong đời sống như cái cây, con thuyền, cù lao, con mèo… Và điêu khắc không chỉ là hình khối mà bất cứ ý tưởng nào của người nghệ sỹ cũng có thể đưa vào tác phẩm điêu khắc. Triển lãm này cho thấy “sự trăn trở và bâng khuâng về nhân tình thế thái, gần gũi với thế giới đồ vật đang lan tràn bởi sự dư thừa của xã hội công nghiệp và sự biến mất hàng ngày của tự nhiên cây cỏ”, theo nhà phê bình Phan Cẩm Thượng.

Triển lãm do các cá nhân nghệ sỹ tự tổ chức, tự bỏ chi phí sáng tạo tác phẩm và vận chuyển. Triển lãm diễn ra từ 15-25/11/2012 tại Phòng triển lãm, Đại học Văn hóa Hà Nội (418 La Thành, Đống Đa, Hà Nội)./.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:

 Tác giả: Thái Nhật Minh, Tên tác phẩm : Những Cái Đuôi, Chất liệu: Nhôm đúc, Kích thước: 50x60x130cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Bùi Hải Sơn, Tên tác phẩm : Cù Lao, Chất liệu: Đồng, Inoc, Kích thước: 15x70x45cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Hoàng Tường Minh, Tên tác phẩm : Tác Động II, Chất liệu: Đồng, sắt, Kích thước: 30x30x40cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Phạm Thái Bình, Tên tác phẩm : Chân Dung II, Chất liệu: Đồng, đá, Kích thước: 30x30x40cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Nguyễn Hoài Huyền Vũ, Tên tác phẩm : Đời Sống Đô Thị I, Chất liệu: Gỗ, Kích thước: 75x60cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Đào Châu Hải, Tên tác phẩm : Đêm, Chất liệu: Sắt hàn, Kích thước: 80x140x600cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Vĩnh Đô, Tên tác phẩm : Cất cánh IX, Chất liệu: Nhôm, Kích thước: 150x150x150cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Phan Phương, Tên tác phẩm : Trừu Tượng, Chất liệu: Nhôm, Kích thước: 10x30x100cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lâm, Tên tác phẩm : Cây, Chất liệu: Sắt hàn, Kích thước: 80x120x200cm, năm sáng tác: 2012

Tác giả: Trần Mai Quốc Khánh, Tên tác phẩm: Trục, Chất liệu: Gỗ
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển lãm của 5 nhà điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật
Triển lãm của 5 nhà điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật

Triển lãm giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật tạo hình những sáng tạo mới nhất của từng nghệ sĩ, với ngôn ngữ tạo hình mới mẻ pha yếu tố sắp đặt.  

Triển lãm của 5 nhà điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật

Triển lãm của 5 nhà điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật

Triển lãm giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật tạo hình những sáng tạo mới nhất của từng nghệ sĩ, với ngôn ngữ tạo hình mới mẻ pha yếu tố sắp đặt.  

Nghệ thuật điêu khắc - khoảng trống trong ngôi nhà Việt
Nghệ thuật điêu khắc - khoảng trống trong ngôi nhà Việt

(VOV) - Đưa nghệ thuật điêu khắc vào “sống” trong các không gian sinh hoạt thường ngày là một cách nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nghệ thuật điêu khắc - khoảng trống trong ngôi nhà Việt

Nghệ thuật điêu khắc - khoảng trống trong ngôi nhà Việt

(VOV) - Đưa nghệ thuật điêu khắc vào “sống” trong các không gian sinh hoạt thường ngày là một cách nâng cao chất lượng cuộc sống.