Khách không mặn mà tham quan bảo tàng vì “nhàm chán, không hứng thú“

VOV.VN - Không quá ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời khá giống nhau từ phần đông các em học sinh rằng “không thích đến bảo tàng, đi khu vui chơi thú vị hơn".

Những câu nói ấy khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bởi đó chính là thực tế ảm đạm của các bảo tàng.

Mỗi năm, rất nhiều trường tổ chức các buổi tham quan, những tiết học ngoại khóa tại bảo tàng với mong muốn giúp các em hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa một cách sống động hơn bằng các hiện vật, tư liệu, hình ảnh thay vì những trang sách vô hồn. Thế nhưng, đáp lại sự kì vọng của thầy cô, hầu hết các em đi với tâm lý gượng ép, bắt buộc.

Không gian bảo tàng Hà Nội vắng khách. 

Chính vì quá hiểu điều này nên nhiều trường phải ấn định chương trình cho học sinh tham quan bảo tàng trong hoạt động ngoại khóa chứ không để học sinh tự chọn lựa địa điểm. Cô Ngô Minh Loan, giáo viên của một trường Trung học trên địa bàn Hà Nội thừa nhận: “Đúng là việc giáo dục truyền thống ở Việt Nam còn rất non kém, chưa thực sự đi sâu vào tiềm thức của học sinh, nhiều lúc chỉ mang tính phong trào, mang tính hình thức. Có sự kiện gì đó mới tổ chức. Ở nước ngoài, đến một nước nào đó, ng ta sẽ đi đến bảo tàng để tìm hiểu truyền thống văn hóa của nước đó. Còn ở ta, học sinh bây giờ không hứng thú và thậm chí nó không biết đi vào bảo tàng để làm gì”.

Sự không mặn mà này không chỉ đến từ phía những em học sinh mà ngay cả bố mẹ các em cũng chẳng mấy quan tâm đến hai chữ “bảo tàng”. Không ít người mẹ như chị Đỗ Hồng Nhung ở quận Ba Đình, Hà Nội chưa từng có suy nghĩ đưa con đến bảo tàng: “Đúng là muốn con biết nhiều về lịch sử, nhưng ngay cả mình còn chưa một lần đến bảo tàng nói gì đến con trẻ. Nói thật là cũng rất ngại đưa con đến tham quan, thà cho con vào khu vui chơi còn thích hơn”.

Thực tế hiện nay ở nhiều bảo tàng, nguồn khách chủ yếu là các đoàn học sinh do các trường tổ chức. Thế nhưng, với tâm lý “nhàm chán, không hứng thú” như thế này sẽ rất khó để các em đến lần hai, nếu như không có sự “bắt buộc” từ phía nhà trường.

Trưng bày hiện vật về thời kỳ tiền sử tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản hiện vật, mà còn là nơi phát huy những tinh hoa di sản văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần quan trọng để giáo dục truyền thống. Hơn nữa, bảo tàng còn ẩn chứa những thông tin, giáo dục tri thức khoa học về lịch sử, văn hóa; góp phần quan trọng trong công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, với tình trạng hoạt động như hiện tại, đa số các bảo tàng cũng chưa thể hấp dẫn giới trí thức như một cán bộ của Viện Khoa học xã hội chia sẻ: “Tôi làm công tác nghiên cứu, cũng có đi một số bảo tàng với hy vọng tìm được những thông tin, kiến thức phục vụ công việc. Nhưng quả thật một vài lần đến rất ít thông tin, không phục vụ cho công việc nên vài năm nay tôi không có ý định đến bảo tàng nữa”.

Học sinh, sinh viên, người dân và thậm chí cả giới trí thức cũng chưa tìm thấy những điều hấp dẫn, lý thú từ bảo tàng. Chính vì lẽ đó, để thu hút khách, nhiều bảo tàng đã tìm cho một mình hướng đi, đó chính là kết hợp với các công ty du lịch, công ty lữ hành. Đây cũng là niềm hy vọng nhưng, theo anh Mai Văn Trung, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc để cánh cửa này rộng mở cũng còn vô vàn trở ngại cần phải vượt qua. Đó chính là bảo tàng chưa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc trong hành trình của khách và cũng chưa là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các công ty lữ hành. Bởi lẽ khách du lịch cũng không mặn mà với tour tham quan bảo tàng. Chị Nguyễn Thị Minh Châu, hướng dẫn viên du lịch Công ty Nam Việt cho biết, mỗi năm công ty chị tổ chức hơn 200 tour du lịch trong nước, nhưng chỉ có một phần năm trong số đó là kết hợp đến bảo tàng và hầu hết là đoàn khách du lịch của nước ngoài.

Dù cũng đã có những động thái "tự thân vận động" nhưng “cái khó bó cái khôn" nên bảo tàng vẫn chưa đủ sức hút, khiến đa số công chúng vẫn thờ ơ, thậm chí quay lưng với bảo tàng./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí sinh “Tiếng hát ASEAN+3” thích thú tham quan Bảo tàng Quảng Ninh
Thí sinh “Tiếng hát ASEAN+3” thích thú tham quan Bảo tàng Quảng Ninh

VOV.VN - Sáng 28/7, thí sinh cuộc thi "Tiếng hát ASEAN+3" đã đến tham quan Bảo tàng Quảng Ninh trước khi bước vào đêm Chung kết sẽ diễn ra vào tối cùng ngày.

Thí sinh “Tiếng hát ASEAN+3” thích thú tham quan Bảo tàng Quảng Ninh

Thí sinh “Tiếng hát ASEAN+3” thích thú tham quan Bảo tàng Quảng Ninh

VOV.VN - Sáng 28/7, thí sinh cuộc thi "Tiếng hát ASEAN+3" đã đến tham quan Bảo tàng Quảng Ninh trước khi bước vào đêm Chung kết sẽ diễn ra vào tối cùng ngày.

TPHCM: Vì sao bảo tàng nơi đông đúc chỗ đìu hiu?
TPHCM: Vì sao bảo tàng nơi đông đúc chỗ đìu hiu?

VOV.VN -Bảo tàng là 1 trong những điểm du lịch, tham quan của du khách và người dân TP HCM. Tuy nhiên, không phải bảo tàng nào cũng thu hút đông người xem.

TPHCM: Vì sao bảo tàng nơi đông đúc chỗ đìu hiu?

TPHCM: Vì sao bảo tàng nơi đông đúc chỗ đìu hiu?

VOV.VN -Bảo tàng là 1 trong những điểm du lịch, tham quan của du khách và người dân TP HCM. Tuy nhiên, không phải bảo tàng nào cũng thu hút đông người xem.

Bài 1: Đìu hiu bảo tàng – Đâu là lối thoát?
Bài 1: Đìu hiu bảo tàng – Đâu là lối thoát?

VOV.VN - Buồn như đến bảo tàng, hay bảo tàng vắng như Chùa Bà Đanh có lẽ đó không chỉ là cách ví von mà là thực trạng chung trên cả nước hiện nay.

Bài 1: Đìu hiu bảo tàng – Đâu là lối thoát?

Bài 1: Đìu hiu bảo tàng – Đâu là lối thoát?

VOV.VN - Buồn như đến bảo tàng, hay bảo tàng vắng như Chùa Bà Đanh có lẽ đó không chỉ là cách ví von mà là thực trạng chung trên cả nước hiện nay.