Nghĩ về bữa cơm cuối năm

VOV.VN -Người Việt vốn duy tình trọng tình. Bữa cơm ngày cuối năm chính là một nét thể hiện sự trọng tình ấy.

Tết là dịp mọi người trong gia đình nghỉ ngơi và sum họp. Khi nhu cầu “cơm no, áo ấm” của xã hội đã cơ bản đáp ứng, nhu cầu của con người phát triển lên nấc thang cao hơn là sự thỏa mãn tinh thần, thể hiện bản thân. Do đó sự đoàn tụ, sum họp trong ngày Tết càng có ý nghĩa và trở thành nhu cầu thiết yếu nhất của Tết. Tết không bắt đầu từ Mùng 1, mà bắt đầu từ chiều tối của ngày áp chót cuối năm bằng bữa ăn thân mật của các thành viên trong gia đình.

Trong cái giá rét, lạnh buốt có pha lẫn những hạt mưa nhè nhẹ của mùa đông miền Bắc, vào chiều 30 Tết, dường như ai ai cũng muốn được trở về với đại gia đình của mình. Nơi đó có bố, mẹ, anh chị em ruột thịt cùng nhiều cháu con. Như một số người thường quan niệm, thời thế có thể thay đổi, vật có thể đổi, sao có thể dời, nhưng có 3 thứ là bất biến, vĩnh cửu, đó là quê hương, gia đình và họ hàng. Không ai được lựa chọn quê hương và không ai được chọn  bố mẹ, anh, chị em, họ hàng của mình. Vì thế, dẫu con người có đi đâu, làm gì cuối cùng đều trở về với cội nguồn sinh ra, trở về với họ hàng, thôn xóm.

Đọng lại trong tâm thức mỗi người Việt trong bữa cơm cuối năm, phải chăng chính là ý thức về gia đình, về cội nguồn và sau cùng chính là ý thức về bản thân.

Ý thức và gia đình, dòng tộc lớn như thế, vì vậy mà tính chất và ý nghĩa của bữa cơm sum họp ngày cuối năm càng thân thiện và ấm cúng hơn.

Một năm có 365 ngày, nhưng chỉ riêng ngày 30 Tết, bữa cơm có không khí và ý nghĩa đặc biệt. Trước hết vì nó là bữa cơm cuối cùng của năm, vào thời khắc chuẩn bị sang năm mới. Tất cả những gì của năm cũ cần và phải được gói gọn, cất kĩ đi để chào đón một năm mới với nhiều hi vọng  tốt đẹp hơn. Mọi người trong gia đình gặp nhau để chia sẻ, chuyện trò, hỏi thăm và động viên nhau. Khi mà quỹ thời gian của con người trong xã hội hiện đại ngày một thu hẹp dần bởi áp lực của công việc, thì thời gian các thành viên trong đại gia đình dành cho nhau trong bữa cơm thân  mật càng trở nên quý giá.

Với nhiều gia đình ở những miền quê, con cái đi làm xa quanh năm, chỉ Tết mới có dịp về nhà. Cha, mẹ già ở quê mong mỏi những đứa con trở về, để được cùng ăn bữa cơm giản dị và ấm cúng. Thường thì cứ đến khoảng ngày 24, 25 âm lịch, những bậc làm cha, mẹ sốt ruột và đếm thời gian từng giờ để mong các con trở về. Họ thường thốt ra cửa miệng:

Sao giờ này vẫn chưa về?

Phải nói mở rộng ra rằng, với họ, bữa cơm cuối năm của gia đình có thể không thịnh soạn, không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị như nhiều gia đình giàu có; có thể chỉ là đĩa xu hào trồng được trong vườn, là con gà được nuôi từ mấy tháng trước Tết, là con cá đánh được từ dưới ao nhà lên, nhưng trong bữa cơm đó, chan chứa tiếng cười và rộn ràng không khí thân mật của một gia đình đầm ấm. Đã nhiều lần, người viết bài này chứng kiến những khóe mắt rơm rớm dòng lệ vì hạnh phúc của những bà mẹ già khi nhìn thấy đàn con, đàn cháu của mình đang vui vẻ quây quần bên nhau trong bữa cơm cuối năm đó. Đấy là sự hạnh phúc vô bờ bến. Dường như, bà mẹ đó chẳng ăn nhiều mà chỉ ngồi nhìn và gắp thức ăn cho con, cho cháu. Và vào bữa cơm cuối năm đó, niềm hạnh phúc như nhân đôi nếu như gia đình có thêm thành viên mới hoặc con cháu có thêm những thành công, thành tích mới.

Bây giờ việc sắp cơm của các gia đình cũng có thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Bữa cơm cuối năm, không hẳn là cơm mà có khi là những nồi lẩu nóng, mỗi khi mở vung là những dải khói trắng bay lên như sưởi ấm không khí cho cả gia đình. Đồ ăn có thay đổi, nhưng tình người và không khí gia đình vẫn vẹn nguyên, vận đậm đà, ấm cúng.

Đọng lại trong tâm thức mỗi người Việt trong bữa cơm cuối năm, phải chăng chính là ý thức về gia đình, về cội nguồn và sau cùng chính là ý thức về bản thân. Trong một gia đình với những ông, bà, cha, mẹ, cô chú, anh chị v.v… như thế, mỗi người sẽ tự ngẫm về bản thân mình, về những giá trị hiện có của mình và những điều cần thiết phải làm cho bản thân vào năm mới sẽ như thế nào? Bữa cơm cuối năm trong đại gia đình như một liều thuốc tinh thần, kích thích và động viên mỗi người Việt chúng ta phải làm sao để sống tốt hơn, làm việc có ích hơn.

Bây giờ, người ta không thiếu tiền để ăn uống ở những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Nhưng, nhiều khi đó là những bữa ăn mang tính phục vụ nhu cầu ăn cơ bản của con người. Với bữa cơm cuối năm thì hoàn toàn ngược lại. Nó không chỉ làm nhiệm vụ cơ bản đó, mà cao hơn nó mang một ý nghĩa tinh thần. Sự so sánh này có thể không logic và có phần khập khiễng, song nó như nói rằng, với những ai còn đang mải mê với những cuộc nhậu, mải mê quá với danh vọng, địa vị mà đang quên đi nguồn gốc của mình, đang làm nhạt đi giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam thì cũng đến lúc cần và nên có một bữa cơm cuối năm đúng nghĩa với  gia đình của mình.

Vào dịp Tết, ai cũng có những cuộc hẹn hò, những cuộc gặp gỡ và những cuộc nhậu. Nhưng, một điều không ai có thể phủ nhận, là gần như ai cũng từ chối đi nhậu ở nhà hàng với bạn bè để dành thời gian chiều cuối năm trong bữa ăn cuối năm, sum họp với gia đình. Người Việt vốn duy tình trọng tình. Bữa cơm ngày cuối năm chính là một nét thể hiện sự trọng tình ấy.

Ăn uống của con người thời tiền sử giúp cho con người tồn tại và tái sản xuất sức lao động. Còn ngày nay, ăn uống nói chung, bữa cơm cuối năm nói riêng được nâng lên thành nét văn hóa. Nó mang ý nghĩa giúp con người trở về với nguồn cội, con người được trở về với đúng mình, sống thanh thản và có ích hơn. Nếu ai chưa cảm nhận được sự ấm cúng và đầm ấm của gia đình trong bữa cơm chiều cuối năm thì đó là một sự thiệt thòi, và đôi khi những người đó cần xem lại bản thân một cách công bằng nhất. Bữa cơm chiều cuối năm của người Việt là vậy đó: không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị nhưng là bữa cơm của sự đoàn viên, là nơi gửi gắm và cũng là nơi thể hiện tình thân gia đình khiến ai cũng nghĩ tới và muốn về./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấm áp bữa cơm tất niên ở làng quê Thanh Hóa
Ấm áp bữa cơm tất niên ở làng quê Thanh Hóa

VOV.VN -Dù đi làm hay đi học xa, chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình đều tụ họp lại để cùng ăn bữa cơm tất niên ấm áp bên gia đình.

Ấm áp bữa cơm tất niên ở làng quê Thanh Hóa

Ấm áp bữa cơm tất niên ở làng quê Thanh Hóa

VOV.VN -Dù đi làm hay đi học xa, chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình đều tụ họp lại để cùng ăn bữa cơm tất niên ấm áp bên gia đình.

Đêm tất niên buồn với các đội bóng lớn
Đêm tất niên buồn với các đội bóng lớn

Man United và Chelsea cùng để thua tức tưởi trên sân nhà trong khi Tottenham cũng chỉ giành được 1 kết quả hòa.

Đêm tất niên buồn với các đội bóng lớn

Đêm tất niên buồn với các đội bóng lớn

Man United và Chelsea cùng để thua tức tưởi trên sân nhà trong khi Tottenham cũng chỉ giành được 1 kết quả hòa.

Ăn tất niên, một học sinh bị bỏng toàn thân
Ăn tất niên, một học sinh bị bỏng toàn thân

(VOV) - Nạn nhân trú tại tỉnh Vĩnh Long do dùng cồn châm bếp đã bị lửa táp vào người

Ăn tất niên, một học sinh bị bỏng toàn thân

Ăn tất niên, một học sinh bị bỏng toàn thân

(VOV) - Nạn nhân trú tại tỉnh Vĩnh Long do dùng cồn châm bếp đã bị lửa táp vào người

Bữa cơm tất niên của người Việt xa xứ
Bữa cơm tất niên của người Việt xa xứ

(VOV) - Tiết trời Warsaw lạnh âm 3 độ C, nhưng trong các ngôi nhà của người Việt không khí ấm áp tràn ngập, mọi người quây quần bên mâm cỗ

Bữa cơm tất niên của người Việt xa xứ

Bữa cơm tất niên của người Việt xa xứ

(VOV) - Tiết trời Warsaw lạnh âm 3 độ C, nhưng trong các ngôi nhà của người Việt không khí ấm áp tràn ngập, mọi người quây quần bên mâm cỗ

Bữa cơm tất niên của người lính hải quân
Bữa cơm tất niên của người lính hải quân

(VOV) - Tranh thủ về, vội vã ăn bữa cơm chiều 30 Tết, người lính lại để trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Bữa cơm tất niên của người lính hải quân

Bữa cơm tất niên của người lính hải quân

(VOV) - Tranh thủ về, vội vã ăn bữa cơm chiều 30 Tết, người lính lại để trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Tất niên: Uống rượu đúng cách để bảo vệ sức khoẻ
Tất niên: Uống rượu đúng cách để bảo vệ sức khoẻ

TS Nguyễn Thị Dụ: Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu chiếm gần 50%.

Tất niên: Uống rượu đúng cách để bảo vệ sức khoẻ

Tất niên: Uống rượu đúng cách để bảo vệ sức khoẻ

TS Nguyễn Thị Dụ: Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu chiếm gần 50%.

Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc
Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc

(VOV) - Nhà văn Tạ Duy Anh trò chuyện về ý nghĩa bữa cơm tất niên và những kỷ niệm đáng nhớ của ông.

Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc

Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc

(VOV) - Nhà văn Tạ Duy Anh trò chuyện về ý nghĩa bữa cơm tất niên và những kỷ niệm đáng nhớ của ông.

Tất niên ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đăk Lăk
Tất niên ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đăk Lăk

Ngày cuối năm, mặc dù không được đoàn tụ cùng gia đình, nhưng những đứa trẻ ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đăk Lăk vẫn được quây quần Tất cỗ niên.

Tất niên ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đăk Lăk

Tất niên ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đăk Lăk

Ngày cuối năm, mặc dù không được đoàn tụ cùng gia đình, nhưng những đứa trẻ ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đăk Lăk vẫn được quây quần Tất cỗ niên.