Người Dao Khâu ở Sìn Hồ mở lễ khai xuân mùng 3 Tết

VOV.VN - Lễ hội khai xuân của người Dao nơi đây rất đặc sắc, được tổ chức gần như cả ngày lẫn đêm.

Mùa xuân về, hòa cùng không khí tưng bừng mở hội của các dân tộc Tây Bắc, người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũng có nhiều phong tục đón xuân năm mới. Trong đó phải kể đến lễ khai xuân mồng 3 Tết- (Khoi Kiềm), được hình thành từ lâu đời, với mong ước năm mới nhà nhà bình yên, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội được tổ chức ở ngoài trời, có bãi rộng.

Các bản người Dao Khâu thường làm lễ khai xuân vào ngày mồng ba Tết Nguyên Đán. Lễ hội khai xuân của người Dao nơi đây rất đặc sắc, được tổ chức gần như cả ngày lẫn đêm. Người già trẻ nhỏ, ai nấy đều hân hoan vui lễ. Khai xuân là một hình thức tạ ơn trời đất, các đấng thần linh đã phù hộ cho dân bản làm ăn thuận lợi trong một năm qua và tống tiễn những điều khó khăn bất lợi. Cầu mong bước sang một năm mới, người sống bình yên, gia súc phát triển, mùa màng tươi tốt, thóc ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đối với người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ không làm lễ cúng thóc giống hay cúng hồn lúa riêng mà tất cả đều kết hợp làm trong lễ khai xuân này.

Lễ  được tổ chức ở giữa bản hoặc cạnh bản, ngoài trời, có bãi rộng. Khi làm lễ này, những người đàn ông Dao khỏe mạnh chuẩn bị lập hai đàn tế:  Một đàn tế chính có một con lợn, một bát hương, một chén nước, năm chén rượu và không thể thiếu tiền âm phủ. Một đàn tế phụ gồm một con gà, một bát hương, một chén nước, năm chén rượu và các loại thóc giống, ngô giống của từng gia đình trong bản mang đến góp.

Gia đình người Dao khâu trong buổi lễ.

Ông Tẩn A San - thầy cúng chính trong lễ khai xuân cho biết: “Theo phong tục người Dao thì bước sang năm mới là phải xem ngày để làm lễ khai xuân. Bởi xem ngày để làm lễ cúng hết sự quan trọng. Thứ nhất là lựa ngày đẹp để đi trồng tượng trưng cây ngô, cây lúa những mong một năm mới mùa màng tươi tốt, thóc ngô đầy bồ. Thứ hai là: từ ngày mồng 4, 5 trở đi thì phải chọn một ngày kiêng kỵ gọi là cấm bản, trong ba ngày không cho người ngoài bản vào mang theo những điều xui xẻo tới. Theo quan niệm của người Dao khâu nếu không kiêng, tránh được thì việc cúng sẽ không tốt mà còn nguy cơ hại thầy, hại dân bản”.

Đối với người Dao Khâu việc cúng lễ nhất thiết phải mời thầy. Thường trong một buổi lễ có hai thầy, thầy cúng chính (ở đàn tế chính) nói rõ lý do của lễ cúng hôm nay. Thỉnh mời các đấng thần linh, thổ công. Tiếp đến là mời gia chủ, gia tiên của từng dòng họ trong bản, tất cả mời về dự lễ khai xuân. Thầy cúng chính thổi tù và mời Ngọc Hoàng đại đế - (Nhụt tái hùng) xuống chứng giám cuộc tế lễ. Thầy cúng thứ hai cúng thần ngũ cốc, ma bản- (hìa miênz), cùng các thần bảo vệ mùa màng. Mời rượu, trao tiền, tiễn đưa các vị về nơi an nghỉ. Sau khi cúng xong, thầy chính tuyên bố lễ khai xuân bắt đầu. Lúc này, những người lao động của các dòng họ trong bản tay cầm sẵn dao, cào, cuốc… tiến về phía các thửa ruộng hoặc mảnh nương gần đó làm động tác tượng trưng xuống giống mà gia đình đã mang theo khi đến dự lễ khai xuân.

Ông Tẩn Kim Phu, một người am hiểu văn hóa Dao ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết thêm: “Ngay sau khi làm xong lễ khai xuân, những người được phân công phải khẩn trương đi đến các ngả đường làm các ký hiệu cấm bản, không cho người ngoài vào bản. Người ta bện một cái dây thừng bằng rơm to bằng cổ tay, đẽo những con dao bằng gỗ, phết máu loang lổ bằng tiết lợn dắt lên cái dây thừng rồi chăng ngang qua tất cả những con đường chính vào bản, cao khoảng hai đến ba mét. Nếu người ngoài bản đã thấy ký hiệu cấm bản mà cố tình vào thì khi vào đến bản phải bị phạt lợn, gà, tiền giấy để bản đó làm lại lễ khai xuân. Bởi theo quan niệm của đồng bào khi làm lễ này những điều không may mẵn đã tống tiễn đi, người ở nơi khác đến lại mang theo những điều không may mắn ở nơi khác đến”.

Xong buổi lễ, con lợn, con gà cúng được chế biến làm thức ăn. Bữa cơm cả bản được tổ chức tại nhà trưởng bản. Các gia đình dòng họ cùng ăn uống chúc nhau những điều may mắn tốt đẹp. Lễ cúng khai xuân của đồng bào Dao Khâu ở Sìn Hồ mang tính gắn kết cộng đồng rất cao được đồng bào duy trì hằng năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền dịp Lễ hội mãn chay năm 2019 tại Lào
Tưng bừng Lễ hội đua thuyền dịp Lễ hội mãn chay năm 2019 tại Lào

VOV.VN - Hội đua thuyền là hoạt động sôi nổi nhất của người dân Lào sau khi kết thúc mùa Chay.

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền dịp Lễ hội mãn chay năm 2019 tại Lào

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền dịp Lễ hội mãn chay năm 2019 tại Lào

VOV.VN - Hội đua thuyền là hoạt động sôi nổi nhất của người dân Lào sau khi kết thúc mùa Chay.

Bình Thuận sôi nổi Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty
Bình Thuận sôi nổi Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

VOV.VN - Lễ hội đua thuyền năm nay thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 13 phường xã trên địa bàn TP. Phan Thiết. 

Bình Thuận sôi nổi Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Bình Thuận sôi nổi Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

VOV.VN - Lễ hội đua thuyền năm nay thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 13 phường xã trên địa bàn TP. Phan Thiết. 

Những lễ hội đón Tết rực rỡ nhất trên thế giới
Những lễ hội đón Tết rực rỡ nhất trên thế giới

VOV.VN - Từ Bắc Mỹ cho tới châu Á và nhiều quốc gia trên thế giới đang tưng bừng tổ chức các lễ hội để chào đón Năm Canh Tý 2020.

Những lễ hội đón Tết rực rỡ nhất trên thế giới

Những lễ hội đón Tết rực rỡ nhất trên thế giới

VOV.VN - Từ Bắc Mỹ cho tới châu Á và nhiều quốc gia trên thế giới đang tưng bừng tổ chức các lễ hội để chào đón Năm Canh Tý 2020.