Còn nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

VOV.VN - Trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử, nhiều Bộ, ngành còn gặp vướng mắc trong triển khai thí điểm kết nối, ứng dụng CNTT, thực hiện chữ ký số.

Chiều 28/2, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với 11 bộ, cơ quan để đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.

Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành: Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ họp với các Bộ,  ngành để đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử .

Nhiều nhiệm vụ triển khai chậm, chưa hoàn thành

Theo Báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ ban hành được gần 1 năm (7/3/2019), trong đó rất nhiều nhiệm vụ đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai và hoàn thành; có nhiều nhiệm vụ đang được triển khai với thời hạn 2 năm (2019 - 2020) hoặc tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025. 

Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao cụ thể 25 nhiệm vụ (có 4 nhiệm vụ được chuyển giao từ 9/2019), trong đó, có 9 nhiệm vụ hoàn thành (5 quá hạn, 4 trong hạn), còn lại 16 nhiệm vụ chưa hoàn thành (9 quá hạn, 7 trong hạn).

Bộ Công an được giao cụ thể 5 nhiệm vụ, trong đó có 1 nhiệm vụ hoàn thành, 1 nhiệm vụ mới chỉ hoàn thành 1/3 công việc, còn lại 3 nhiệm vụ chưa hoàn thành (1 quá hạn, 2 trong hạn). 

Bộ Tài chính được giao cụ thể 4 nhiệm vụ, trong đó, có 1 nhiệm vụ hoàn thành, 3 nhiệm vụ chưa hoàn thành (1 quá hạn, 2 trong hạn).

Trong số 10 nhiệm vụ được giao chung cho các bộ, ngành, địa phương: Bộ Tài chính đã hoàn thành 2 nhiệm vụ, còn lại 8 nhiệm vụ chưa hoàn thành (1 quá hạn, 7 trong hạn).

Bộ Y tế được giao 2 nhiệm vụ, trong đó, 2 nhiệm vụ chưa hoàn thành (2 trong hạn). Trong số 10 nhiệm vụ được giao chung cho các bộ, ngành, địa phương, Bộ Y tế đã hoàn thành 2 nhiệm vụ, còn lại 8 nhiệm vụ chưa hoàn thành…

Tỷ lệ các vụ, cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng đạt 80%. Nhiều bộ đã đạt được trước thời hạn với tỷ lệ rất cao như: Bộ Giáo dục và Đào tạo: 100%; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 100%; Bộ Thông tin và Truyền thông: 98,9%.

Đối với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), hầu hết các DVCTT 3, 4 theo danh mục đã được các bộ, ngành triển khai, vẫn còn một số bộ, ngành chưa hoàn thành. 

Nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai, xây dựng Chính phủ điện tử. 

Đó là còn gặp nhiều vướng mắc khi chưa thực hiện các nhiệm vụ đúng thời hạn liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện chữ ký số; triển khai thí điểm kết nối, liên thông giữa Bộ, ngành với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 

Cụ thể, với Bộ Tài chính, toàn bộ văn bản điện tử từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi đến Bộ Tài chính chỉ hiển thị nơi gửi là Văn phòng Chính phủ gây khó khăn cho việc tìm kiếm văn bản. Để khắc phục, Văn thư Bộ Tài chính phải xem file nội dung đính kèm, thực hiện chỉnh sửa lại thông tin nơi gửi, thao tác này mất nhiều thời gian...

Trong một số trường hợp, Bộ Giao thông vận tải không nhận được văn bản từ Trục vào hệ thống do liên quan đến tên file do sử dụng ký tự đặc biệt hoặc có nội dung đính kèm dài quá 255 ký tự; Trục liên thông văn bản quốc gia báo trùng văn bản giữa các năm, do đó không gửi được văn bản lên Trục; còn xảy ra một số lỗi kỹ thuật...

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao những nỗ lực của các Bộ, ngành trong quá trình thực hiện triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính thời gian qua. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành tập trung vào một số nhiệm vụ. 

Trong đó, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ triển khai chậm hoặc chưa đáp ứng yêu cầu và những nhiệm vụ sắp đến hạn, nhất là các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết số 17NQ-CP; Cùng với đó, tiến hành rà soát, đánh giá tình hình, kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại bộ, ngành, gửi VPCP tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Tham mưu, tiếp tục đổi mới phương thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước, điện tử hóa trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, giảm mạnh giấy tờ, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Khả năng đột phá xây dựng Chính phủ điện tử là cao
Thủ tướng: Khả năng đột phá xây dựng Chính phủ điện tử là cao

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng Chính phủ điện tử là việc lớn cần sự đồng tâm, hiệp lực, quyết tâm cụ thể hóa của các cấp bộ, ngành, địa phương,... 

Thủ tướng: Khả năng đột phá xây dựng Chính phủ điện tử là cao

Thủ tướng: Khả năng đột phá xây dựng Chính phủ điện tử là cao

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng Chính phủ điện tử là việc lớn cần sự đồng tâm, hiệp lực, quyết tâm cụ thể hóa của các cấp bộ, ngành, địa phương,... 

Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử
Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử

VOV.VN - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, dự kiến trong tháng 3 tới sẽ khai trương Trung tâm Báo cáo quốc gia nhằm phục vụ công tác chỉ đạo của Chính phủ. 

Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử

Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử

VOV.VN - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, dự kiến trong tháng 3 tới sẽ khai trương Trung tâm Báo cáo quốc gia nhằm phục vụ công tác chỉ đạo của Chính phủ. 

Thủ tướng: Làm tốt Chính phủ điện tử góp phần ngăn ngừa virus Covid-19
Thủ tướng: Làm tốt Chính phủ điện tử góp phần ngăn ngừa virus Covid-19

VOV.VN - Khi nhiều cơ quan, đơn vị ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp cũng giúp ngăn lây lan Covid -19.

Thủ tướng: Làm tốt Chính phủ điện tử góp phần ngăn ngừa virus Covid-19

Thủ tướng: Làm tốt Chính phủ điện tử góp phần ngăn ngừa virus Covid-19

VOV.VN - Khi nhiều cơ quan, đơn vị ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp cũng giúp ngăn lây lan Covid -19.