NSƯT Kim Cúc kể chuyện đọc tin chiến thắng B52

(VOV) - Trong căn hầm hẹp, dưới tiếng gầm rít của máy bay, NSƯT Kim Cúc vẫn dõng dạc đọc tin chiến thắng để truyền đến thính giả.

Cách đây đúng 40 năm trước, đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lớn trên hậu phương miền Bắc. Trong những ngày ấy Đài Tiếng Nói Việt Nam chia làm hai nửa. Những chị em có con nhỏ lên địa điểm sơ tán cách Hà Nội 40 km lo biên tập, sản xuất chương trình. Bộ phận xung kích bám giữ Hà Nội, phản ứng nhanh kịp đưa tin, phóng sự, bình luận lên sóng ngay.

Trong số những người ở lại Hà Nội có NSƯT Kim Cúc (Phát thanh viên Đài TNVN). Trong căn hầm hẹp, dưới tiếng gầm rít của máy bay, bom dội, NSƯT Kim Cúc cùng những phát thanh viên của Đài Tiếng Nói Việt Nam vẫn dõng dạc đọc tin chiến thắng để truyền đến mọi người dân.

Phóng viên VOV trò chuyện với NSƯT Kim Cúc về hồi ức những ngày tháng đó.

P.V: Thưa NSƯT Kim Cúc! Trong 12 ngày đêm lịch sử tháng 12/1972, Đài Tiếng Nói Việt Nam là nguồn thông tin để người dân luôn lắng nghe và theo dõi. Khi ấy công việc của nhóm phát thanh viên của Đài như thế nào?

NSƯT Kim Cúc: Phòng PTV lúc bấy giờ chỉ còn lại bác Nguyễn Thơ, Việt Khoa, chị Kim Ngôn, Phương Chi, Kim Cúc và Hoàng Yến. Nhiệm vụ của PTV là phát bản tin từ 8h - 21h, sau đó phải trực tin từ hội nghị Paris đọc vào bản tin 0h cho Đối ngoại (đồng bào Việt Nam ở nước ngoài) nghe.

NSƯT Kim Cúc thời trẻ (ảnh tư liệu)

Chỉ có 1 nhóm làm việc như vậy mà phải thu tất cả các chương trình phát thanh. Các chương trình phát thanh lúc bấy giờ là không phát lại, mà luôn luôn mới. Chỉ với 6 người mà làm công việc của hơn 20 người nên đòi hỏi không chỉ là thời gian, sức lực mà còn phải bảo toàn giọng đọc cho tốt.

Không chỉ trực ở bên khu vực 39-41 phố Bà Triệu mà còn trực cả ở bên 58, phố Quán Sứ. Phòng PTV phải xé lẻ ra và chia ra theo ca kíp. Ca sáng làm từ sau bản tin trưa rồi nghỉ, từ bản trưa đến bản tin chiều, ca tối thì từ chiều cho đến hết đêm. Tức là 6 người chia làm 3 cặp, nhưng mà 3 cặp ấy còn các buổi phát thanh khác chứ không chỉ có bản tin. Nghĩa là cứ chồng chéo nhau, đang đọc bên này thì bên kia gọi đọc, lúc đó các PTV cứ như con thoi. Chúng tôi phải trực 24/24h, trừ những ai có con nhỏ hoặc bố mẹ cao tuổi.

P.V: Trong trận chiến ấy, người dân Hà Nội đi sơ tán hết, Đài TNVN cũng đi sơ tán chỉ còn lại 1 bộ phận. Vậy tâm trạng những người ở lại khi đó như thế nào?

NSƯT Kim Cúc: Lúc đó Hà Nội vắng lắm. Khi chia phòng PTV, PV ra để lên Quốc Oai sơ tán để nếu như ở Hà Nội bị bom thì trên Quốc Oai sẽ làm nhiệm vụ của mình. Đồng chí Nguyễn Thơ là Trưởng phòng và Bí thư chi bộ giao mọi người ở lại sẽ phải làm việc không phải 8 tiếng mà kể cả là 24h.

NSƯT Kim Cúc (phải) cũng là người đọc bản tin chiến thắng vào trưa 30/4/1975. Sau khi bà đọc lần 1, PTV Kim Tuyến (giọng Sài Gòn) đọc lại lần 2 (ảnh tư liệu)

Lúc đó vắng cũng buồn lắm nhưng chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ chính trị lên hàng đầu. Đọc trực tiếp không được vấp, dù nhìn thấy những đau thương, đổ vỡ cũng không được rơi nước mắt. Đọc bằng giọng dõng dạc truyền cảm của mình. Những đêm như thế, anh Lê Quý lúc bấy giờ là Phó Tổng Giám đốc Đài cũng phổ biến là có tin Mỹ sẽ đánh vào 39 phố Bà Triệu, cho nên anh em trực đêm phải làm việc hết sức mình nếu có trúng bom cũng phải cố gắng giữ vững tinh thần và làm tròn nhiệm vụ cuả mình.

Lúc bấy giờ chúng tôi là thanh niên và đã đi bộ đội nên tinh thần không có gì náo núng, cảm giác đó đã trở thành bản năng của con người trước nguy hiểm nhưng mình vẫn phải làm nhiệm vụ cho tốt. Những ngày đó chúng tôi đã làm hết sức mình, tất cả tin chiến thắng đến đều được chúng tôi đưa trọn vẹn, không ai vấp váp trên sóng…

P.V: Những ngày Mỹ trực tiếp ném bom ở Hà Nội thì công việc của phóng viên và phát thanh viên khác với những ngày trước như thế nào? Lúc đó, mọi người phải khắc phục khó khăn như thế nào, thưa bà?

NSƯT Kim Cúc: Đối với PTV thì 1 ngày đọc sau đó có thể nghỉ ngơi, lúc đó lượng người có hạn mà số buổi phát thanh vẫn phải đảm bảo nên mọi người đều phải làm tăng ca lên, không còn giờ ăn chính thức nữa. Ai có cơm thì mang cơm theo, tôi còn nhớ lúc đó bác Việt Khoa mang theo 1 camen trong đó có cả rau, cả sữa trộn vào nhau… nghĩa là chỉ nghĩ tới công việc.


NSƯT Kim Cúc và gia đình hiện nay

Phóng viên thì chỉ có cái xe đạp, đạp xích còn kêu nhưng mà đi tới các trận địa pháo, những nơi bị ném bom cách xa hàng mấy chục cây số để viết bài. Về đến nơi đưa tin vào là chúng tôi đọc ngay. PTV và phóng viên cũng giống nhau, không kể giờ giấc bất kỳ lúc nào, ở đâu có chiến sự là họ đi. Không ai nghĩ đến mình và không ai dành thời gian riêng cho mình.

P.V: Lúc bấy giờ người dân luôn theo dõi những tin về chiến trận hay tin chiến thắng qua làn sóng Đài TNVN. Bà có cảm nhận được những người dân đón nghe tin tức trên Đài như thế nào không?

NSƯT Kim Cúc: Cảm nhận được rõ lắm. Bởi vì thực ra vẫn còn rất nhiều người còn ở lại Hà Nội trực chiến, họ nghe tin chiến thắng nhờ các loa đài công cộng. Đến giờ bản tin mọi người đứng ở dưới loa lắng nghe. Có những buổi trưa họ nấu cơm nhưng cứ ngó ngó sang cổng cơ quan ở phố Bà Triệu xem Đài phát tin đi như thế nào. Mỗi lần như thế họ nhảy lên reo hò, sung sướng. Đấy là sự động viên, khích lệ đối với mỗi PTV, PV và KTV chúng tôi lúc bấy giờ.

P.V: Phát thanh viên lúc đó hẳn là hiểu rõ từng lời, từng từ, từng chữ của mình có ý nghĩa như thế nào. Vậy, bà và các đồng nghiệp đã làm thế nào để đưa những thông tin một cách tốt nhất đến thính giả?

NSƯT Kim Cúc: Đúng như thế, lúc đó phải giữ giọng của mình thật trong, khỏe, hào sảng với những lời bình về những trận chiến, bài viết phóng sự cổ vũ những đơn vị đã bắn rơi máy may. Phải chuẩn bị giong thật tốt, thật hay. Tuổi của mình lúc đó còn đang trẻ, mọi ngườii nghe thấy giọng mình sảng khoái lắm.

Hơi thở, cảm xúc cuộc sống làm cho người PTV phải đọc hào sảng, sảng khoái và đầy sức mạnh như thế. Phải trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những gì đang diễn ra mới đọc được những bài bình luận, tin chiến thắng, bài chính luận hay. Những tên tuổi thính giả không bao giờ quên: Vĩnh Thơ, Tuyết Mai, Việt Khoa… và những người trẻ như chúng tôi là: Trần Phương, Minh Đạo, Hoàng Yến, Kim Cúc…

P.V: Kỷ niệm sâu sắc nhất về những ngày Mỹ ném bom Hà Nội còn đọng lại đến bây giờ trong bà là gì?

NSƯT Kim Cúc: Có lẽ, kỷ niệm sâu sắc nhất đối với tôi là đấy là sau đêm B52 ném bom phố Khâm Thiên. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy mất mát, đau thương như thế. Tôi cùng với Tố Uyên (là vợ của bác Huỳnh Văn Tiểng - Phó Giám đốc Đài TNVN) đạp xe ra phố Khâm Thiên mới nhìn thấy cảnh tượng thật đau xót. Chính vì thế nó đi vào tâm khảm, làm cho mình có đầy đủ cảm xúc để hiểu rõ sự mất mát và chiến thắng.

Đó cũng là suy nghĩ, trăn trở của mình để làm sao mình rèn luyện được giọng đọc truyền tải sự đau thương, mất mát cùng với chiến thắng huy hoàng của dân tộc. Được chứng kiến chiến thắng B52 và đọc trực tiếp trên sóng tôi cảm thấy rất hạnh phúc nhưng khi trở về thì mâm cơm của mình có mảng vữa trần rơi xuống không ăn được nữa. Lúc đó, tôi cảm thấy cuộc sống của những người ở lại cũng vất vả, tuy nhiên, so với sự hy sinh của rất nhiều người thì mình cần phải làm như thế nào để xứng đáng hơn...

P.V: Xin cảm ơn NSƯT Kim Cúc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước
"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

(VOV) - Những hình ảnh, tư liệu tái hiện rõ nét về lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm với chiến thắng hào hùng "Điện Biên Phủ trên không".

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

(VOV) - Những hình ảnh, tư liệu tái hiện rõ nét về lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm với chiến thắng hào hùng "Điện Biên Phủ trên không".

“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân
“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân

(VOV) - Bộ phim kể câu chuyện về những người lính phòng không - không quân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ gian khổ.

“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân

“Cao hơn bầu trời” - phim xúc động về người lính không quân

(VOV) - Bộ phim kể câu chuyện về những người lính phòng không - không quân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ gian khổ.

Gần 500.000 bài dự thi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”
Gần 500.000 bài dự thi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”

(VOV) -Hầu hết bài thi thể hiện tâm huyết, tình cảm của người tham gia với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Gần 500.000 bài dự thi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”

Gần 500.000 bài dự thi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”

(VOV) -Hầu hết bài thi thể hiện tâm huyết, tình cảm của người tham gia với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Giao lưu nghệ thuật Hà Nội-Điện Biên phủ trên không
Giao lưu nghệ thuật Hà Nội-Điện Biên phủ trên không

(VOV) -Chương trình nhằm ôn lại những chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta, tri ân những người đã góp công sức làm nên chiến thắng

Giao lưu nghệ thuật Hà Nội-Điện Biên phủ trên không

Giao lưu nghệ thuật Hà Nội-Điện Biên phủ trên không

(VOV) -Chương trình nhằm ôn lại những chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta, tri ân những người đã góp công sức làm nên chiến thắng

“Bản hùng ca một thời kiêu hãnh”
“Bản hùng ca một thời kiêu hãnh”

(VOV) - Ca khúc như một lời tri ân của những người con được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội đối với các thế hệ cha anh đi trước.

“Bản hùng ca một thời kiêu hãnh”

“Bản hùng ca một thời kiêu hãnh”

(VOV) - Ca khúc như một lời tri ân của những người con được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội đối với các thế hệ cha anh đi trước.