Phát hiện mỏ neo “khủng” nghi từ thời chúa Nguyễn

Chiếc mỏ neo được làm bằng gỗ, kích thước rất lớn - nghi là cổ vật, được ngư dân huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trục vớt trong lúc khai thác hải sản.

 Ngày 7/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, lãnh đạo đơn vị vừa cử đoàn công tác đến thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) để khảo sát, tìm hiểu về một chiếc mỏ neo cũ làm bằng gỗ, có kích thước rất lớn - nghi là cổ vật, được ngư dân địa phương trục vớt trong lúc khai thác hải sản.
Mỏ neo có kích cỡ dài hơn cả con thuyền nhỏ của dân địa phương. Ảnh: Ngọc Văn
Mỏ neo có kích cỡ dài hơn cả con thuyền nhỏ của dân địa phương. Ảnh: Ngọc Văn

Chiếc neo gỗ có chiều dài 8,1m - tương đương một con thuyền nhỏ của ngư dân địa phương, đầu neo bọc kim loại đã hoen rỉ, hai cánh mũi neo có kích thước không cân xứng (30 x 40cm).

Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan (TP Huế), có thể đây là chiếc neo bị đứt từ một con tàu thời các chúa Nguyễn, khi di chuyển vào vùng cửa biển Thuận An.

Đây được xem là chiếc mỏ neo cũ bằng gỗ có kích thước lớn nhất từng được phát hiện tại vùng biển Thuận An từ trước đến nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên