Rộn ràng lễ rước kiệu ở vùng ven Đền Hùng

VOV.VN - Rước kiệu là hoạt động mang tính cộng đồng thể hiện tư tưởng hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết.

Ngày 7/4, tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ đã diễn ra Lễ rước kiệu của 6 xã, phường vùng ven Đền Hùng để tri ân công đức Tổ tiên. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng thời lưu giữ nét văn hóa truyền thống từ thời đại Hùng Vương dựng nước.

Mặc dù trời mưa nhưng ngay từ sáng sớm, 6 đoàn rước kiệu gồm các xã Hy Cương, Hùng Lô, phường Vân Phú, thành phố Việt Trì; xã Tiên Kiên, thị trấn Hùng Sơn và thị trấn Lâm Thao đã đồng loạt rước kiệu từ đình, đền ở các xã, phường về về hội tụ dưới chân núi Nghĩa Lĩnh. Các kiệu rước được sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa rộn rã với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng.

Kiệu Vua do những chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú, là người dân gốc của làng đảm trách. Đội nghi trượng ngoài phường bát âm, cờ phướn, biển dấu, bát bửu còn có đội múa sư tử đi trước dẫn đường. Tiếp đó là đội diễn trò với những màn diễn hài hước, hóm hỉnh thể hiện cuộc sống bình dị, vui tươi của người nông dân diễn ra trên suốt hành trình rước kiệu.


Lễ rước kiệu về Đền Hùng, dâng cúng lễ vật tri ân công đức các Vua Hùng. (Ảnh: Việt Cường)

Đội hình tham gia nghi thức dâng cúng lễ vật gồm: Chủ tế, quan viên, bô lão cùng các thế hệ của dân làng, các thiếu nữ trang phục áo dài truyền thống dâng hương hoa, lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, các sản vật địa phương do công sức người dân lao động và cả cộng đồng sáng tạo nên.

Ông Tạ Văn Bình, trưởng kiệu xã Hy Cương phấn khởi nói: “Chúng tôi rất tự hào và phấn khởi vì hàng năm được rước kiệu dâng hương tưởng niệm các vua Hùng. Trước đó, tuy có phải tập luyện hơi vất vả nhưng chúng tôi rất hãnh diện được khi được tỉnh tin tưởng. Đây cũng là dịp để chúng tôi giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất tổ đền Hùng".

Rước kiệu là một hoạt động tiêu biểu không thể thiếu trong ngày lễ hội. Đây là hoạt động mang tính cộng đồng cao nhất thể hiện tư tưởng hướng về cội nguồn dân tộc, biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ rước kiệu tạo thêm sự long trọng, linh thiêng cho Lễ hội Đền Hùng, tạo sự giao lưu văn hóa của các xã, phường, thị trấn ven Đền Hùng và thu hút được sự quan tâm của du khách về hành hương.

Ông Phạm Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết: "Trước mỗi kỳ dâng lễ vật lên đền Hùng, Ban tổ chức chúng tôi đều thông báo cho tất cả các làng xã trong khu vực đền Hùng mang kiệu về đây để rước, gọi là cuộc thi rước kiệu. Trong đó, nếu kiệu nào đẹp nhất thì 10/3 âm lịch sẽ được chọn để dâng lễ vật lên vua Hùng. Như vậy, qua hoạt động đầy ý nghĩa này chúng ta sẽ khơi dậy được những nét đẹp truyền thống. Vì tất cả những đội kiệu rước về đây đều thể hiện linh khí và sự uy nghi của văn hóa vùng đất Tổ".

Có thể thấy rằng, mỗi một hoạt động trong nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đều là sự chung tay của mọi người dân, thể hiện rõ tính cộng đồng trong tín ngưỡng. Qua hoạt động ý nghĩa này nhằm tôn vinh giá trị “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Những nét độc đáo trong lễ rước chính là tư liệu quan trọng trong hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sôi nổi các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Sôi nổi các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Các hoạt động văn hoá như tổ chức hội thi gói bánh, giã bánh giày… đã được tiến hành cùng các hoạt động thể dục thể thao và hội trại văn hoá.

Sôi nổi các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Sôi nổi các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Các hoạt động văn hoá như tổ chức hội thi gói bánh, giã bánh giày… đã được tiến hành cùng các hoạt động thể dục thể thao và hội trại văn hoá.

Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương
Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Hoạt động này nằm trong chương trình hành động bảo vệ khẩn cấp Di sản phi vật thể hát Xoan vừa được UNESCO công nhận.

Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Hát Xoan quy mô lớn tại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Hoạt động này nằm trong chương trình hành động bảo vệ khẩn cấp Di sản phi vật thể hát Xoan vừa được UNESCO công nhận.

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng
Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

VOV.VN -Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thường niên, tỉnh sẽ tổ chức theo hướng tạo cho người dân tham gia nhiều hơn vào lễ hội.

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

VOV.VN -Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thường niên, tỉnh sẽ tổ chức theo hướng tạo cho người dân tham gia nhiều hơn vào lễ hội.

Lễ giỗ tổ nghề hát xẩm
Lễ giỗ tổ nghề hát xẩm

Nghề hát xẩm ra đời vào thời nhà Trần, cách đây hơn 700 năm, một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất đối với nền văn học nghệ thuật truyền thống.  

Lễ giỗ tổ nghề hát xẩm

Lễ giỗ tổ nghề hát xẩm

Nghề hát xẩm ra đời vào thời nhà Trần, cách đây hơn 700 năm, một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất đối với nền văn học nghệ thuật truyền thống.  

Tưng bừng lễ giỗ Tổ nghề hát Xẩm
Tưng bừng lễ giỗ Tổ nghề hát Xẩm

(VOV) - Sau phần nghi lễ thắp hương tưởng nhớ vong linh của ông tổ nghề Xẩm là một phút mặc niệm dành cho cố nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Tưng bừng lễ giỗ Tổ nghề hát Xẩm

Tưng bừng lễ giỗ Tổ nghề hát Xẩm

(VOV) - Sau phần nghi lễ thắp hương tưởng nhớ vong linh của ông tổ nghề Xẩm là một phút mặc niệm dành cho cố nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?

(VOV) - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ 13-19/4, tức từ 4 đến 10 tháng Ba âm lịch).

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?

(VOV) - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ 13-19/4, tức từ 4 đến 10 tháng Ba âm lịch).

Giỗ tổ sân khấu: Nhớ những người có công
Giỗ tổ sân khấu: Nhớ những người có công

VOV.VN -Từ lâu, ngày Giỗ tổ sân khấu (12/8 âm lịch) luôn được mọi người trong nghề tổ chức thành kính, long trọng.

Giỗ tổ sân khấu: Nhớ những người có công

Giỗ tổ sân khấu: Nhớ những người có công

VOV.VN -Từ lâu, ngày Giỗ tổ sân khấu (12/8 âm lịch) luôn được mọi người trong nghề tổ chức thành kính, long trọng.