Thăm làng dệt cổ nhất Đông Nam Á

VOV.VN -Làng Mỹ Nghiệp được xem là làng nghề dệt cổ truyền duy nhất còn lại của người Chăm ở Ninh Thuận và là làng nghề cổ nhất Đông Nam Á.

Làng nghề cổ nhất của người Chăm

Làng Mỹ Nghiệp, tiếng Chăm là Chaleng, nằm về hướng Nam thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km. Xưa kia, làng thuộc xã Phước Dân, huyện Ninh Phước, trải qua quá trình thay tên đổi họ, nay trở thành khu phố Mỹ Nghiệp hay còn gọi là khu phố 11 thuộc thị trấn Phước Dân.

Về Mỹ Nghiệp những ngày này, mưa xuân nhè nhẹ như rắc bạc lên các mái tháp Chăm, lên các mái nhà trong palei Chăm cổ kính, khiến Mỹ Nghiệp đẹp cả trong mưa.

Cho dù đã lên phố, lên phường, Mỹ Nghiệp vẫn giữ nguyên dáng vẻ một làng xưa xóm cũ với ruộng lúa, vườn cây và nếp nhà xưa cổ kính. Một vùng thổ nhưỡng phì nhiêu, có cái thế “địa lợi nhân hòa”, không chỉ phát triển được nghề trồng cấy mà còn phát sinh nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của người Chăm. 

Thiếu nữ Chăm trong trang phục truyền thống bên khung cửu dệt (Ảnh minh họa)

Gặp ông Phú Văn Ngòi, Trưởng khu phố Mỹ Nghiệp ở nhà trưng bày sản phẩm và trình diễn nghề nằm ngay giữa làng, công trình vừa được chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư  xây dựng nhằm góp phần  bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống dân tộc Chăm, ông vui vẻ cho biết: Nghề dệt thổ cẩm ở đây đã có từ ngàn năm, theo truyền thuyết do thần mẹ xứ sở Ponagar của người Chăm truyền lại cho dân làng Chaleng thời xưa (tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay). Nghề dệt được coi là tiêu chuẩn khi đánh giá về người đàn bà đảm đang. Thơ cổ người Chăm có đoạn: “Đạo đàn bà giữ nhà, ham ăn người đời cười chê, tập dệt vải quay tơ”. Xưa kia, người dân Mỹ Nghiệp trồng bông và nuôi tằm tự túc nguyên liệu sản xuất, sản phẩm  cung cấp cho cộng đồng người Chăm và các cư dân quanh vùng như Raglai, Churu, Êđê. 

Bây giờ ở đây chẳng thấy cây bông hay vườn dâu ngày nào, có lẽ, thời công nghiệp hóa, nghề trồng cây bông, nuôi con tằm lấy tơ không cạnh tranh nổi với sợi chỉ công nghiệp nhiều loại, nhiều màu. Nhưng cách dệt vẫn được dân làng giữ nguyên như lối cũ. Tấm thổ cẩm làm ra vẫn giữ được bản sắc Chăm, ấy vậy mới có sức cuốn hút khách du lịch. “Sản phẩm thổ cẩm Chăm của làng trước đây chỉ phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng, sau này Nhà nước quan tâm đầu tư hơn 11 tỷ đồng để xây nhà trưng bày. Từ đó tạo điều kiện cho bà con xã viên góp vốn cùng nhau thành lập HTX thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Từ một sản phẩm chỉ phục vụ trong sinh hoạt cộng đồng, nay đã trở thành hàng hoá, đó là điều bà con nơi đây rất phấn khởi. Chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước tiếp tục đầu tư quảng bá các sản phẩm của HTX đến mọi nơi trong và ngoài nước” -  ông  Phú Văn Ngòi chia sẻ.

Thật thích thú khi được chứng kiến cảnh làm việc miệt mài bên khung dệt  của các nghệ nhân trong làng nghề. Họ luôn tay “móc chỉ, lên go”, pha màu, dập vải để làm nên những tấm thổ cẩm rực rỡ giàu họa tiết đặc sắc của văn hoá Chăm. Ngoài hoa văn đặc trưng thổ cẩm như: hình chim thú, hoa lá cách điệu, còn có vô số hoa văn biểu tượng của dân tộc Chăm rất sống động như: hoa văn quả trám (bingu tamun), hoa văn cách điệu hình rồng (bingu hăng), hoa văn chân chim (takay wa), hoa văn hột lúa nổ, hoa văn lá bồ đề… Qua đó như muốn gửi gắm tình cảm và ước nguyện của người Chăm vào một cuộc sống bình yên, no ấm. Chị Văn Thị Bạch, một nghệ nhân lâu năm của làng nghề, chỉ vào tấm vải chị đang dệt cho biết: “Để dệt được 100m hoa văn này phải mất 1 tháng, vì mỗi ngày chỉ dệt được 4m thôi. Loại hoa văn này tiếng Chăm gọi là Meta menuk (mắt gà) có thể may thành nhiều sản phẩm khác nhau như túi xách, ví, cà vạt, áo… Mình đã làm việc này hơn 30 năm nay rồi. Đây là nghề truyền thống của gia đình”.

Sáng lên ngọn lửa nghề

Cũng như các làng nghề khác, Mỹ Nghiệp đã trải qua những năm tháng khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề và tài năng, những người thợ dệt Mỹ Nghiệp vẫn âm thầm nuôi dưỡng nghề truyền thống, như giữ gìn ngọn lửa nhỏ thắp sáng niềm tin. Làn gió mát thời mở cửa khiến hàng thổ cẩm Mỹ Nghiệp có điều kiện vươn xa, để khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài biết đến và ưa chuộng. Tiếp sau các cơ sở chuyên sản xuất thổ cẩm với quy mô lớn, doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm như cơ sở sản xuất của chị Thuận Thị Trụ, của ông Lưu Quý Đôn, năm 2010, HTX thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã được thành lập thu hút hơn 73 xã viên. Việc góp vốn làm ăn chung theo cơ chế thị trường đã đem lại lợi ích cho các thành viên HTX, kích thích họ phát huy tính sáng tạo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong năm qua, HTX bắt đầu ăn nên làm ra với doanh thu gần 600 triệu đồng. Nhiều sản phẩm của làng nghề được trưng bày ở các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế trong nước và xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ. “Hiện nay, làng nghề đã biết tự thân vận động, đi các nơi quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên... Hiện HTX đã có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Làng nghề cũng tìm được đầu ra là các khu du lịch và đưa được sản phẩm ra ngoài nước. Tôi tin chắc làng nghề trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở thị trường trong nước và nước ngoài” - ông Đỗ Văn Minh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ninh Thuận nhận xét.

Thổ cẩm Mỹ Nghiệp từ lâu đã là một nét văn hóa rất riêng của người Chăm (Ảnh minh họa)

Sự khởi sắc của nghề dệt thổ cẩm đã thu hút khá nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Hiện nay, 95% dân số trong làng sống bằng nghề, trong đó có rất nhiều thợ lâu năm, vốn quí của nghề dệt thổ cẩm không nơi nào có được. Vấn đề mấu chốt của HTX thổ cẩm Mỹ Nghiệp vẫn là “đầu ra” của sản phẩm. Làm thế nào để “bán được hàng”, khắc phục được tình trạng bấp bênh của giá cả, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người thợ vẫn là trăn trở của HTX nói riêng, của tỉnh Ninh Thuận nói chung. Đẩy mạnh hơn nữa sự quảng bá, tiếp thị sản phẩm ra khu vực và thế giới, tìm tòi các bạn hàng ổn định có lẽ vẫn là hướng đi phù hợp để chắp cánh cho thổ cẩm Chăm trong lúc này. Việc gìn giữ Mỹ Nghiệp - nghề đẹp quê hương đã khó, nhưng phát triển nó còn khó hơn. Đáng quí thay, đã nhiều năm nay, những người thợ dệt Chăm ở đây đã không ngừng phấn đấu cho cái nghiệp đẹp quê mình.

Một mùa xuân mới lại về, như hứa hẹn điều lành cho làng dệt Chăm Mỹ Nghiệp. Tạm biệt Mỹ Nghiệp, cơn mưa xuân nhẹ vẫn rắc bạc lên các mái nhà trong palei Chăm cổ kính. Nghe đâu đây câu hát quen thuộc ngày nào: “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”, bỗng cảm khái một dáng Chăm tỏa bóng ngót ngàn năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tinh hoa làng nghề khăn xếp duy nhất ở miền Bắc
Tinh hoa làng nghề khăn xếp duy nhất ở miền Bắc

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng người dân ở thôn Giáp Nhất vẫn giữ được nghề làm khăn xếp đã được lưu truyền từ nhiều đời nay.

Tinh hoa làng nghề khăn xếp duy nhất ở miền Bắc

Tinh hoa làng nghề khăn xếp duy nhất ở miền Bắc

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng người dân ở thôn Giáp Nhất vẫn giữ được nghề làm khăn xếp đã được lưu truyền từ nhiều đời nay.

Hội hoa xuân Hà Nội 2013: Tôn vinh văn hóa làng nghề
Hội hoa xuân Hà Nội 2013: Tôn vinh văn hóa làng nghề

(VOV)-Ngoài triển lãm hoa, sinh vật cảnh, hội hoa xuân năm nay còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác: biểu diễn nghệ thuật, hội chợ ẩm thực...

Hội hoa xuân Hà Nội 2013: Tôn vinh văn hóa làng nghề

Hội hoa xuân Hà Nội 2013: Tôn vinh văn hóa làng nghề

(VOV)-Ngoài triển lãm hoa, sinh vật cảnh, hội hoa xuân năm nay còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác: biểu diễn nghệ thuật, hội chợ ẩm thực...

Huế tổ chức Hội chợ làng nghề năm 2009
Huế tổ chức Hội chợ làng nghề năm 2009

Hội chợ nhằm tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước

Huế tổ chức Hội chợ làng nghề năm 2009

Huế tổ chức Hội chợ làng nghề năm 2009

Hội chợ nhằm tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước

Triển lãm tôn vinh làng nghề truyền thống Hà Nội
Triển lãm tôn vinh làng nghề truyền thống Hà Nội

Triển lãm giới thiệu những làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, với trên 50 hiện vật bằng các chất liệu gỗ, vải được lựa chọn của các nghệ nhân nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống văn hoá của người Hà Nội qua các thời kỳ

Triển lãm tôn vinh làng nghề truyền thống Hà Nội

Triển lãm tôn vinh làng nghề truyền thống Hà Nội

Triển lãm giới thiệu những làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, với trên 50 hiện vật bằng các chất liệu gỗ, vải được lựa chọn của các nghệ nhân nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống văn hoá của người Hà Nội qua các thời kỳ

“Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng”
“Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng”

VOV.VN -Đây sẽ là chủ đề chính của Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013.

“Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng”

“Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng”

VOV.VN -Đây sẽ là chủ đề chính của Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013.