Tuổi trẻ các dân tộc bối rối trước vấn đề văn hóa gia đình

(VOV) -Thanh niên các dân tộc thiểu số dường như chỉ biết “cầu cứu”, chứ chưa có giải pháp cho việc giữ gìn văn hóa truyền thống.

Sáng nay (19/4), ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tại Làng văn hóa  du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra hội thảo “Tuổi trẻ các dân tộc với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam”. 77 đại biểu của 45 dân tộc đại diện cho thanh niên các dân tộc trong cả nước tham dự hội thảo. Vấn đề nổi bật được nêu trong hội thảo lại là những băn khoăn của các đại biểu về những hủ tục, hạn chế vẫn tồn tại trong cộng đồng dân tộc mình.

Giữ gìn văn hóa: chỉ trông chờ vào chính sách?

Các tham luận của các đại biểu là thanh niên các dân tộc được trình bày tại hội thảo đều mang tính khái quát, chung chung – “căn bệnh” rất phổ biến trong nhiều cuộc hội thảo. Các giải pháp đối với việc kế thừa, phát huy giá trị truyền thống văn hóa gia đình được nêu khá giống nhau và có thể bắt gặp ở nhiều các hội thảo tương tự. Ví dụ: đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền các gia đình sống văn minh, văn hóa; tổ chức tập huấn về văn hóa gia đình cho Đoàn Thanh niên; tổ chức các hội thi…


77 thanh niên của 45 dân tộc thiểu số tham dự hội thảo

Tới phần thảo luận, các đại biểu mới tích cực trình bày những tâm tư của mình về những vấn đề liên quan tới văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa gia đình hiện nay nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết đều nêu các vấn đề còn tồn tại và bày tỏ mong muốn được giúp đỡ để giải quyết chứ không đại biểu nào nêu được các kinh nghiệm để những người khác có thể học tập, áp dụng vào thực tiễn.

Lương Thị Mai Huyền, người Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bày tỏ trăn trở trước việc dân tộc Ơ đu, một dân tộc rất ít người ở huyện của cô hiện không có tiếng nói, chữ viết riêng, không còn giữ được phong tục tập quán mà phải mượn của dân tộc Thái. Mai Huyền mong muốn các cấp lãnh đạo có biện pháp nào giúp đỡ bà con Ơ đu khôi phục được tiếng nói, chữ viết và lưu giữ được các giá trị văn hóa của mình.

Một đại biểu người Chăm nêu lên tình trạng đám tang của người dân tộc mình hiện vẫn còn kéo dài, tốn kém vì phải mổ trâu, trở thành gánh nặng của nhiều gia đình còn khó khăn. Đại biểu này cũng đề nghị các chuyên gia văn hóa, nhà quản lý có cách nào hạn chế tình trạng này.

Đại biểu Pờ Pó Mé, người Si La ở Lai Châu đề nghị có chính sách nào giúp đàn ông dân tộc mình cùng chịu khó làm ăn với vợ vì phụ nữ Si La là lao động chính trong gia đình, còn đàn ông hay rượu chè, không lên nương rẫy. Đại biểu này cũng bày tỏ mong muốn có chính sách giúp thanh niên phát triển kinh tế mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

Một số các hủ tục khác như bắt vợ, phụ nữ không được coi trọng trong gia đình… cũng được đề cập trong hội thảo, song đều dừng ở mức độ nêu vấn đề, đề nghị được giúp đỡ. Dường như tuổi trẻ các dân tộc đều đang bối rối trong việc đối mặt với những phong tục truyền thống nhưng không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại và gây nhiều khó khăn cho họ. Tất cả đều chỉ đưa ra lời “cầu cứu” mà chưa đề xuất được các giải pháp khả thi.

Pờ Pó Mé, người dân tộc Si La ở Lai Châu 

Phải tự giữ lấy văn hóa của mình

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phần nào giúp các đại biểu trẻ tìm cách tháo gỡ những khó khăn. Về tục tổ chức đám ma kéo dài, thịt trâu gây tốn kém, ông gợi ý các bạn trẻ tìm cách thuyết phục những người lớn tuổi thay vì làm thịt trâu thì đốt trâu bò bằng hàng mã. Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho rằng cách làm này ít tốn kém hơn mà vẫn giữ được nét đẹp tâm linh lo lắng cho người đã khuất.

Còn với trường hợp dân tộc Ơ đu hiện chỉ còn chưa tới 1.000 người thì Giáo sư Tô Ngọc Thanh đành bày tỏ sự tiếc nuối với cô gái Thái Mai Huyền là dân tộc dưới 5.000 người thì không thể giữ được văn hóa truyền thống vì các dân tộc này bắt buộc phải giao lưu, kết hôn, dung hợp cùng các dân tộc khác. Hơn thế nữa, các nét văn hóa truyền thống đã mai một,  không ai còn nhớ nữa thì việc khôi phục, duy trì là không thể. 

Lương Thị Thanh Huyền rất buồn khi được biết khó có biện pháp nào giúp dân tộc Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An) khôi phục được tiếng nói, chữ viết và bảo tồn văn hóa dân tộc.

Đáp lại các băn khoăn, trăn trở của các thanh niên dân tộc thiểu số, ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có câu trả lời chung rất xác đáng rằng: Đồng bào các dân tộc phải là những người đầu tiên chịu trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc mình và đó là cách bảo tồn tốt nhất. Còn nhà nước và các cấp, các ngành chỉ hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ về chính sách.

Ông Hậu cũng cung cấp thông tin về các chính sách giáo dục, đào tạo đang được Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện nhằm giúp các dân tộc bảo tồn, khôi phục tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Hiện nay hầu hết các huyện, tỉnh đều đã có trường dân tộc nội trú. Trong các trường này, học sinh các dân tộc có nhiều điều kiện để học tập và giữ gìn văn hóa truyền thống.

Hầu hết các đề nghị của các đại biểu tham dự hội thảo đều đã có các chính sách tương ứng, như: Dự án bảo tồn các dân tộc ít người (Ủy ban dân tộc), Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015 (Bộ  Giáo dục và Đào tạo)…

Điều này chứng tỏ thanh niên các dân tộc vẫn chưa nắm được các chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho mình để tìm các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hòa hợp các yếu tố hiện đại – truyền thống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Việt ở Campuchia vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Người Việt ở Campuchia vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Dù cuộc sống của các gia đình tại Campuchia còn nhiều vất vả, nhưng bà con  vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.  

Người Việt ở Campuchia vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Người Việt ở Campuchia vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Dù cuộc sống của các gia đình tại Campuchia còn nhiều vất vả, nhưng bà con  vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.  

Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã “mời” được 200 người đẹp
Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã “mời” được 200 người đẹp

200 hồ sơ dự thi của các thí sinh rất nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Thái, Khmer, Kinh…

Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã “mời” được 200 người đẹp

Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã “mời” được 200 người đẹp

200 hồ sơ dự thi của các thí sinh rất nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Thái, Khmer, Kinh…

Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc
Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc

(VOV) - Cả cuộc đời nghệ nhân Lò Văn Ơn say mê, tìm tòi nghiên cứu để khôi phục lại các loại nhạc cụ dân tộc đã bị mai một.

Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc

Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc

(VOV) - Cả cuộc đời nghệ nhân Lò Văn Ơn say mê, tìm tòi nghiên cứu để khôi phục lại các loại nhạc cụ dân tộc đã bị mai một.

Ngày văn hóa các dân tộc hướng tới văn hóa gia đình
Ngày văn hóa các dân tộc hướng tới văn hóa gia đình

(VOV) -Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam là chủ đề của ngày văn hóa các dân tộc năm nay.

Ngày văn hóa các dân tộc hướng tới văn hóa gia đình

Ngày văn hóa các dân tộc hướng tới văn hóa gia đình

(VOV) -Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam là chủ đề của ngày văn hóa các dân tộc năm nay.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Sống xa Tổ quốc, nhưng cộng đồng người Việt ở Ba Lan luôn quan tâm gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, coi trọng việc dạy tiếng Việt cho con em mình

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Sống xa Tổ quốc, nhưng cộng đồng người Việt ở Ba Lan luôn quan tâm gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, coi trọng việc dạy tiếng Việt cho con em mình

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên
Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Các kinh nghiệm, giải pháp của các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa được trao đổi trong tọa đàm diễn ra sáng nay (29/8) tại Hà Nội.

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Các kinh nghiệm, giải pháp của các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa được trao đổi trong tọa đàm diễn ra sáng nay (29/8) tại Hà Nội.

Thành lập Hội UNESCO Bảo tồn Văn hóa dân tộc Việt Nam
Thành lập Hội UNESCO Bảo tồn Văn hóa dân tộc Việt Nam

(VOV) - Hội UNESCO Bảo tồn Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ góp phần quảng bá và lưu giữ những giá trị nghệ thuật của dân tộc ta.

Thành lập Hội UNESCO Bảo tồn Văn hóa dân tộc Việt Nam

Thành lập Hội UNESCO Bảo tồn Văn hóa dân tộc Việt Nam

(VOV) - Hội UNESCO Bảo tồn Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ góp phần quảng bá và lưu giữ những giá trị nghệ thuật của dân tộc ta.

Phát động cuộc thi viết về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Phát động cuộc thi viết về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

(VOV) - Cuộc thi hướng tới những nhận thức, tình cảm bảo tàng mang lại cho công chúng và những đề xuất để bảo tàng hoạt động tốt hơn.

Phát động cuộc thi viết về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Phát động cuộc thi viết về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

(VOV) - Cuộc thi hướng tới những nhận thức, tình cảm bảo tàng mang lại cho công chúng và những đề xuất để bảo tàng hoạt động tốt hơn.