“Việc cổ phần hoá đẫm nước mắt ở Hãng phim truyện Việt Nam“

VOV.VN - Nói về cuộc cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam, NSND-đạo diễn Thanh Vân cảm thấy "yếu đuối, bất lực trước những gương mặt mang tên dối trá”.

Sáng 21/9, Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ tổ chức buổi họp mặt báo chí, liên quan đến những bức xúc của các nghệ sĩ sau khi cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam gây nóng dư luận những ngày qua. Buổi họp mặt không có đại diện nào của Tổng công ty Vận tải Thuỷ Việt Nam (VIVASO) - chủ mới của Hãng phim truyện Việt Nam.

"Cuộc cổ phần hoá đẫm nước mắt và dối trá tại Hãng phim truyện Việt Nam"

Đạo diễn Quốc Tuấn chủ trì cuộc họp mặt này cho rằng: "Hãng phim truyện Việt Nam đã sáng tạo nên những bộ phim có giá trị lịch sử quý báu, không gì thay thế được. Thế nhưng khi cổ phần hoá, hãng phim đang đứng trước bờ vực xoá sổ".

"Chưa có cuộc cổ phần hoá nào lại đẫm nước mắt và nhục nhã như cuộc cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam. Hành động của Ban chỉ đạo cổ phần hoá là thiếu minh bạch, lén lút.  Cục điện ảnh là đơn vị chủ quản không được tham gia. Hai Phó Giám đốc của Hãng phim truyện Việt Nam là ông Lý Thái Dũng và ông Nguyễn Thanh Vân không được tham gia. Một miếng đất 5.000m2 thuê giá ưu đãi nhà nước, vị trí đắc địa, chưa kể 7.000 m2 ở Cổ Loa, rồi đạo cụ, máy quay phim... mà định giá 19,7 tỷ đồng, không bằng một căn biệt thự Vinhomes", đạo diễn Quốc Tuấn bức xúc nói.

Đạo diễn Quốc Tuấn bật khóc.

Trong đoạn clip các nghệ sĩ miền Nam gửi ra, NSND Trà Giang rưng rưng chia sẻ: "Chúng tôi đã lên Bộ VHTT&DL song cũng không giải quyết được gì. Một đơn vị như Tổng công ty Vận tải Thuỷ Việt Nam không hề dính dáng gì đến nghệ thuật lại trở thành cổ đông chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam. Sau khi vào thì việc đầu tiên là cắt lương anh em, xác định giá trị thương hiệu Hãng phim bằng 0. Nếu Bộ VHTT&DL không làm gì thì Đảng và Nhà nước phải làm".

Trong khi đó, NSƯT Minh Đức nhấn mạnh: “Những việc làm của Tổng Công ty Vận tải Thuỷ đối với Hãng phim truyện Việt Nam đã sỉ nhục nhiều thế hệ nghệ sĩ. Chúng tôi đau lòng vì bị xúc phạm”.

"Yếu đuối, bất lực trước những gương mặt mang tên dối trá"

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, nguyên Phó giám đốc Nghệ thuật Hãng phim truyện Việt Nam mang đến buổi họp báo bức tâm thư với nội dung "Suy nghĩ về sự dối trá trong tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam".

Ông chỉ ra những chi tiết mà theo ông là sai phạm ngày từ thời kỳ đầu: “Từ năm 2015, ông Vương Tuấn Đức - Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Hãng phim thành lập Tổ giúp việc cho Ban cổ phần hóa - Bộ VHTT&DL gồm 7 người, trong đó lại không có các ông: ông Lý Thái Dũng - NSND, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, ủy viên Hội đồng thành viên Hãng phim truyện Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Vân - NSND, phó giám đốc phụ trách nghệ thuật, ủy viên Hội đồng thành viên Hãng phim truyện Việt Nam. Thay vào đó là bà Hồ Lan - nhân viên phòng tổ chức và bà Hồng Thắm - trợ lý giám đốc". Sau khi đọc xong, đạo diễn "Đời cát" khẳng định "xin không có lời bình".

NSND-Đạo diễn Thanh Vân mang đến buổi họp mặt tờ báo có đăng thông tin tìm kiếm cổ đông chiến lược.

"Tổ giúp việc này... đã đưa ra giá trị thương hiệu và giá trị đất đai bằng 0, với sự đồng ý của Ban cổ phần hoá - Bộ VHTT&DL". Đạo diễn Thanh Vân chỉ ra "đây là một sự ngu dốt và xúc phạm" bởi "điều này dẫn đến hệ luỵ là Tổng công ty Vận tải Thủy với chỉ 32,5 tỷ đồng đã chiếm 65% tổng giá trị doanh nghiệp, trở thành cổ đông chính, nhà cổ đông chiến lược sau khi Hãng trở thành Công ty cổ phần. Ước tính giá trị đất đai và lợi thế vị trí đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam theo giá trị trường khoảng 2.000 tỷ đồng, chưa kể giá trị thương hiệu với trên 400 bộ phim truyện có từ gần 60 năm thành lập.

Giá trị thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng.

Sau nhiều lần nhận được kiến nghị của tập thể những nghệ sĩ, nhà quản lý thì ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam. Thế nhưng ngày 23/6/2017, Bộ VHTT&DL ra quyết định thành lập CTCP đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam thay thế Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam mà hoàn toàn không có giá trị thương hiệu như chỉ đạo của Thủ tướng". NSND-đạo diễn Thanh Vân đặt câu hỏi: “Đây là sự dối trá hay chống đối?”.

"Nhà cổ đông chiến lược là Tổng công ty Vận tải Thuỷ (nhà cổ đông duy nhất) đã đưa ra rất nhiều cam kết trong đó có việc đảm bảo việc làm, tôn trọng nghề nghiệp ... và đảm bảo mức lương theo quy định của Nhà nước. Kết quả: không có bất cứ sự thay đổi nào ở tháng đầu tiên và mức lương thấp nhất vẫn là 540.000 đồng. Tháng thứ 2 tạm ứng ở mức thấp và chênh lệch không đồng đều.. Nguy cơ hiển hiện là một số anh chị sẽ nghỉ không ăn lương".

Đạo diễn "Đời cát" chỉ ra chi tiết quan trọng: việc tìm kiếm cổ đông chiến lược chỉ cho đăng 3 kỳ trên báo Kinh tế&Đô thị Hà Nội với khổ chữ bé không đọc nổi và ở góc không ai tìm đọc, chỉ trong hơn chục ngày (từ ngày 16-26/1/2016). Trong khi đó ngày 28/1/2016 đã là ngày làm việc cuối cùng của công chức để nghỉ Tết Âm lịch 2016. "Đây có phải là sự dối trá?".

NSND-đạo diễn Thanh Vân bật khóc khi đọc những dòng cuối cùng của bức tâm thư: “Tôi cảm thấy ở mình sự yếu đuối, sự bất lực trước những gương mặt mang tên “dối trá”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?
Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?

Ông chủ thực sự tại VFS không phải là công ty vận tải thủy VIVASO mà là công ty Vạn Cường của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.

Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?

Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?

Ông chủ thực sự tại VFS không phải là công ty vận tải thủy VIVASO mà là công ty Vạn Cường của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không được cho thuê đất của Hãng phim truyện Việt Nam
Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không được cho thuê đất của Hãng phim truyện Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu VIVASO không được cho thuê mặt bằng, đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam, bố trí phòng làm việc cho các nghệ sĩ.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không được cho thuê đất của Hãng phim truyện Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không được cho thuê đất của Hãng phim truyện Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu VIVASO không được cho thuê mặt bằng, đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam, bố trí phòng làm việc cho các nghệ sĩ.

Bộ VHTT&DL yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam
Bộ VHTT&DL yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ VHTT&DL khẳng định đã yêu cầu Công ty cổ phần phải trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam theo luật.

Bộ VHTT&DL yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam

Bộ VHTT&DL yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ VHTT&DL khẳng định đã yêu cầu Công ty cổ phần phải trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam theo luật.

Nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam: “Chủ tịch VIVASO trả lời vòng vo“
Nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam: “Chủ tịch VIVASO trả lời vòng vo“

VOV.VN - "Những câu hỏi quan trọng của các nghệ sĩ đều được ông Nguyên trả lời rất vòng vo...", NSND - đạo diễn Thanh Vân bức xúc cho biết tại buổi đối thoại.

Nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam: “Chủ tịch VIVASO trả lời vòng vo“

Nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam: “Chủ tịch VIVASO trả lời vòng vo“

VOV.VN - "Những câu hỏi quan trọng của các nghệ sĩ đều được ông Nguyên trả lời rất vòng vo...", NSND - đạo diễn Thanh Vân bức xúc cho biết tại buổi đối thoại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam

VOV.VN - Khoảng 9h45 sáng 20/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam (số 4, Thụy Khuê, Hà Nội).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam

VOV.VN - Khoảng 9h45 sáng 20/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam (số 4, Thụy Khuê, Hà Nội).