Xuân về xứ Lạng vui Lễ hội chùa Tam Thanh

VOV.VN - Lễ hội chùa Tam Thanh từ xưa đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách thập phương.

Được xây dựng thời Lê với nhiều giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc cùng những nét sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc, Chùa Tam Thanh ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được mọi người biết đến như một địa danh nổi tiếng của đất nước. Lễ hội chùa Tam Thanh từ xưa đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách thập phương.

Lễ rước kiệu danh nhân Ngô Thì Sĩ. (Ảnh: D.L)

"... Đồng Đăng có phố Kỳ lừa

    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

    Ai lên xứ Lạng cùng anh

    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em."

Đó là câu ca dao quen thuộc mà mỗi người dân khi nhắc đến chùa Tam Thanh- một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn không thể không nhớ đến. Lễ hội chùa Tam Thanh diễn ra dịp rằm tháng Giêng hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và khách thập phương, đồng thời duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh công lao to lớn của danh nhân Ngô Thì Sĩ đối với xứ Lạng. Người dân đi hội chùa Tam Thanh đầu năm để vãn cảnh, cầu may mắn, mọi người mạnh khỏe, cầu cho quốc thái dân an…

Bác Cao Khắc Liêm, 62 tuổi, thành viên ban khánh tiết chùa Tam Thanh cho biết: “Lễ hội Tam Thanh là lễ hội truyền thống từ xưa. Chuyện kể rằng ông Ngô Thì Sĩ ông chấn ải phía Bắc, ông về đây thấy 3 động đẹp Tam Thanh, Nhị Thanh, Nhất Thanh. Cứ hàng năm về rằm tháng giêng ông mở hội. Nhiều năm trở lại đây hội càng ngày càng vui. Hội vui trở thành hội là mọi người dân có tâm đức để đi lễ hội cầu bình an, mạnh khỏe cho gia đình.”

Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương.

Lễ hội chùa Tam Thanh bắt đầu bằng nghi lễ rước kiệu danh nhân Ngô Thì Sĩ. Xuất phát từ chùa Tam Giáo (động Nhị Thanh), đoàn rước kiệu đi qua những đường phố chính của thành phố rồi về chùa Tam Thanh (động Tam Thanh) khai mạc lễ hội. Dẫn đầu đoàn rước kiệu là đội múa sư tử và đội múa rồng đẹp mắt cuốn hút người dân vui trẩy hội. Tại các dãy phố đoàn rước kiệu đi qua, người dân bày biện lễ vật trang trọng để nghênh đón càng vui và ý nghĩa hơn khi các đội múa sư tử, múa rồng ghé vào múa chúc xuân mới các gia đình.

Đây là năm thứ 5 lễ hội chùa Tam Thanh tổ chức nghi lễ rước kiệu nhằm giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, khơi dậy niềm tự hào về các bậc tiền nhân, anh hùng có công với dân, với nước…

Chùa Tam Thanh.

Ngay sau các nghi lễ khai mạc, người dân và du khách đi vãn cảnh chùa, thăm động Tam Thanh và tham dự nhiều trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như, tung còn, đẩy gậy, kéo co, cờ tướng, đặc biệt có thêm các trò chơi mới như, tìm hiểu về văn hóa du lịch xứ Lạng, bịt mắt hái lộc xuân…tạo nên không khí vui tươi, hào hứng trong suốt lễ hội.

Điểm nhấn trong lễ hội chùa Tam Thanh năm nay chính là chương trình văn nghệ đặc sắc do các diễn viên Đoàn nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn biểu diễn…thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

Từ trước Tết Nguyên Đán Ất Mùi, Ban tổ chức lễ hội đã được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên để đảm bảo lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp. Để lễ rước kiệu diễn ra theo đúng lịch trình, đảm bảo mỹ quan, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, ban tổ chức tuyên truyền, vận động bà con ở các tuyến đường không bày mâm lễ, dựng rạp lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở khi đoàn rước kiệu đi qua…

Ông Nguyễn Bá San, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Trong thời gian tới, Lễ hội Tam Thanh- Nhị Thanh được đưa vào danh mục những lễ hội trọng điểm của tỉnh. Kế hoạch của Sở Văn hóa trong thời gian tới, xây dựng kế hoạch lập hồ sơ khoa học lễ hội Tam Thanh, Nhị Thanh đề nghị Bộ Văn hóa và Thể thao du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tạo cho lễ hội trở thành một điểm nhấn trong hệ thống lễ hội trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn. Mục đích trở thành một sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan đến với xứ Lạng vào các mùa xuân.”

Xuân này về xứ Lạng, về với Lễ hội chùa Tam Thanh, du khách được hòa mình vào không gian danh thắng, được tham gia các hoạt động văn hóa tín ngưỡng đầu năm. Trong mùi hương thơm lan tỏa, tiếng chuông chùa thanh tịnh, mỗi du khách như thấy tĩnh lòng hơn và càng cảm thấy chuyến du xuân trẩy hội thêm ý nghĩa, lại càng thêm yêu mảnh đất biên cương này. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL kiểm tra việc tổ chức lễ hội ở chùa Bái Đính
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL kiểm tra việc tổ chức lễ hội ở chùa Bái Đính

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh kiểm tra công tác quản lý lễ hội.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL kiểm tra việc tổ chức lễ hội ở chùa Bái Đính

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL kiểm tra việc tổ chức lễ hội ở chùa Bái Đính

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh kiểm tra công tác quản lý lễ hội.

Vì sao Lễ hội đầu Xuân bị biến tướng?
Vì sao Lễ hội đầu Xuân bị biến tướng?

VOV.VN - Từ việc hội nhập văn hóa, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, thương mại hóa lễ hội cho đến cách tổ chức… khiến lễ hội ngày càng biến tướng.

Vì sao Lễ hội đầu Xuân bị biến tướng?

Vì sao Lễ hội đầu Xuân bị biến tướng?

VOV.VN - Từ việc hội nhập văn hóa, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, thương mại hóa lễ hội cho đến cách tổ chức… khiến lễ hội ngày càng biến tướng.

Vung dao giữa lễ hội cướp phết cầu may
Vung dao giữa lễ hội cướp phết cầu may

Trong lúc lễ tế đang diễn ra tại sân đình Đông Lai (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ngày 25/2, một số thanh niên cầm dao xuất hiện tại sân đình.

Vung dao giữa lễ hội cướp phết cầu may

Vung dao giữa lễ hội cướp phết cầu may

Trong lúc lễ tế đang diễn ra tại sân đình Đông Lai (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ngày 25/2, một số thanh niên cầm dao xuất hiện tại sân đình.

Tái hiện lễ hội Tế Xuân thắm tình đoàn kết dân tộc
Tái hiện lễ hội Tế Xuân thắm tình đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Trong thời gian diễn ra lễ hội, người Việt và người Ba Na cũng tranh thủ mang hàng hóa ra trao đổi, mua bán, giao lưu.

Tái hiện lễ hội Tế Xuân thắm tình đoàn kết dân tộc

Tái hiện lễ hội Tế Xuân thắm tình đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Trong thời gian diễn ra lễ hội, người Việt và người Ba Na cũng tranh thủ mang hàng hóa ra trao đổi, mua bán, giao lưu.

Cộng đồng người Việt tham gia Lễ hội văn hóa Sakia tại Ai Cập
Cộng đồng người Việt tham gia Lễ hội văn hóa Sakia tại Ai Cập

VOV.VN - Tham dự lễ hội, cộng đồng người Việt Nam đã giới thiệu, quảng bá và tạo được ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Cộng đồng người Việt tham gia Lễ hội văn hóa Sakia tại Ai Cập

Cộng đồng người Việt tham gia Lễ hội văn hóa Sakia tại Ai Cập

VOV.VN - Tham dự lễ hội, cộng đồng người Việt Nam đã giới thiệu, quảng bá và tạo được ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.