Đằng sau sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali

(VOV) -Pháp can thiệp quân sự vào Mali là muốn xây dựng vị thế ngoại giao và lấy lại “tầm ảnh hưởng” của nước này ở Mali.

Trong những ngày này, dư luận thế giới đang tập trung quan tâm đến cuộc khủng hoảng ở Mali và sự kiện Pháp đưa quân đội can thiệp vào quốc gia từng là thuộc địa cũ của nước này.
Sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 3/2012 đã biến Mali từ một nước ổn định và được coi là một hình mẫu dân chủ ở châu Phi trở nên hỗn loạn và rơi vào khủng hoảng.

Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tại Mali được cho là tàn dư của thời kỳ hậu Libya khi các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Libya để lật đổ chế độ của Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Sau khi Chính phủ mới tại Libya được thiết lập, hàng trăm chiến binh người Tuareg phải rời bỏ để chạy sang Mali sinh sống.

Những người Tuareg vốn bị phân biệt đối xử từ nhiều năm qua trong khu vực đã tập hợp tại Mali dưới sự lãnh đạo của mạng lưới khủng bố al-Qaeda chi nhánh Bắc Phi cũng như người Hồi giáo cực đoan ở các địa phương khác ở phía Bắc Mali.

Binh sĩ và xe bọc thép của Pháp tiến vào thủ đô Mali ngày 15/1/2013 (Ảnh: Reuters)

Nhân cơ hội cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 3/2012, người Tuareg có vũ trang đã mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc; đồng thời tuyên bố ly khai và thành lập “Nhà nước Azawad” và áp dụng Luật Hồi giáo Sharia hà khắc khiến cộng đồng quốc tế thực sự lo ngại.

Sự thống nhất giữa những người Tuareg đã đẩy Mali rơi vào hỗn loạn. Quân đội Mali đã mất quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ. Một kịch bản rất xấu được dự báo nếu các lực lượng Hồi giáo cực đoan Mali liên kết với phiến quân Hồi giáo tại các nước trong khu vực như Nigieria và Somalia thì đó là mối nguy hiểm không chỉ với Mali mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác trong châu lục. Đây là lý do khiến cho nhiều nước là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đồng thuận cho rằng, cần quyết đoán và nhanh chóng thực hiện can thiệp quân sự để giải quốc cuộc khủng hoảng tại Mali.

Tổng thống Hollande muốn xây dựng hình ảnh ngoại giao

Trong sự can thiệp của nước ngoài vào Mali, đầu tiên phải kể tới Pháp. Tuy nhiên, vì sao Tổng thống Pháp Francois Hollande lại nhanh chóng đưa quân can thiệp quân sự vào Mali lại là điều mà nhiều nhà phân tích chính trị quan tâm, mổ xẻ.

Được bầu làm Tổng thống vào tháng 5/2012 đến nay đã được hơn 8 tháng, hành động ra lệnh cho quân đội can thiệp vào Mali đang được cho là để khẳng định quyền lực, tầm ảnh hưởng cũng như vị thế ngoại giao của chính trị gia Đảng Xã hội Francois Hollande.

Khi trúng cử vị trí Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande tuyên bố sẽ lãnh đạo đất nước và đưa ra những chính sách ngoại giao nổi trội hơn hẳn so với người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Điều này đã được khẳng định khi Tổng thống Hollande liên tục khẳng định sẽ đưa tầm ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế bằng sức mạnh ngoại giao.

Sau 8 tháng cầm quyền ở điện Elysess chủ yếu với các hoạt động đối ngoại, ông Francois Hollande tuyên bố, trong năm 2013 sẽ tập trung vào hoạt động đối nội và  trung bình mỗi tuần sẽ thực hiện 1 chuyến thăm đến các vùng trong nước để đưa ra các quyết sách của mình.

Trong khi cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được đánh giá là thành công trong thực hiện chính sách đối ngoại ở Libya với một chiến dịch can thiệp quân sự nhằm lật đổ Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, thì Tổng thống Francois Hollande đã từng bị chỉ trích là thiếu quyết đoán và thậm chí  bị ngờ vực đối với tình hình ở Mali.

Thế nhưng khi bất ngờ ngày 11/1, Tổng thống Pháp Hollande đã nhanh chóng quyết định đưa quân đội can thiệp vào Mali. Điều này bước đầu đã khiến cho hình ảnh của nhà lãnh đạo này thay đổi. Tuy nhiên, đây cũng đang là thách thức lớn đối trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Francois Hollande.

Pháp có lý khi can thiệp vào Mali?

Được sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an LHQ và sự hỗ trợ hậu cần từ phía Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, ngày 11/1, Tổng thống Hollande đã quyết định không kích  mở màn cho chiến dịch can thiệp vào Mali để ngăn chặn phiến quân Hồi giáo đang tiến vào phía Nam nước này.

Theo tuyên bố của Tổng thống Pháp Francois Hollande, chiến dịch can thiệp quân sự mang tên “Mèo sa mạc” ngày 11/1 có phần bất ngờ với dư luận song được giải thích là để bảo vệ người dân Pháp đang sinh sống tại Mali. Bởi hiện nay, Pháp có khoảng 6.000 người dân sinh sống tại Mali và ngược lại cũng có khoảng 100.000 người dân Mali sống tại Pháp.


Ngoài ra, hành động can thiệp quân sự vào Mali cũng nhằm mục đích để Tổng thống Hollande khẳng định vị thế  của Pháp với vùng đất từng là thuộc địa cũ; mặt khác cũng chứng tỏ Pháp không lùi bước trước cuộc chiến chống khủng bố.
Những vụ không kích của Pháp đã đánh bật các phần tử Hồi giáo khỏi những thị trấn chiến lược như Mopti và Savare  của Mali (Ảnh: AP)

Quyết định của Tổng thống Hollande đã nhận được sự đồng thuận của nhiều nước. Ngay tại Pháp, chưa có đảng đối lập nào ra mặt phản đối hành động của Tổng thống Francois Hollande can thiệp quân sự vào Mali.

Cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Catherine Ashton trong tuần qua đã hối thúc một sự đồng thuận quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Mali và cho biết, EU sẽ tăng cường kế hoạch triển khai 200 chuyên gia quân sự để đào tạo cho lực lượng an ninh Mali.

Các quan chức Mỹ cũng cho biết, họ đang cân nhắc các lựa chọn như chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần cho Pháp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nhấn mạnh: “Chúng tôi bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây tại Mali. Mỹ lên án các hành động mở rộng khu vực kiểm soát của nhóm vũ trang. Chúng tôi biết Pháp đã hỗ trợ quân sự cho lực lượng Mali theo yêu cầu của Chính phủ Mali. Chúng tôi đang tham vấn chặt chẽ với Chính phủ Pháp về kế hoạch này”.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron cũng thể hiện sự ủng hộ đối với kế hoạch can thiệp của Pháp, đề nghị hỗ trợ hậu cần cho Pháp.

Trong khi đó, Tổng thống Cote Di’voice Alassane Ouattara, Chủ tịch ECOWAS tuyên bố bắt đầu chiến dịch triển khai khoảng 3.300 binh lính châu Phi tới Mali. Theo kế hoạch, sớm nhất quân đội các nước sẽ đến Mali vào đầu tuần tới. Lực lượng đa quốc gia này sẽ do Tướng Shehu Abdulkadir của Nigeria dẫn đầu.

Mặc dù nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhưng kế hoạch can thiệp quân sự của Pháp vào Mali cũng vấp phải một số chỉ trích. Các chuyên gia phân tích quân sự bày tỏ lo ngại về kế hoạch này, cho rằng đây có thể chỉ là sự khởi đầu của một chiến dịch “lấy lại tầm ảnh hưởng” của khu vực vốn là thuộc địa của Pháp từ những thập niên 1800.

Paris đang muốn khôi phục lại chính sách mà Pháp gọi là “một châu Phi của nước Pháp”. Trong nhiều năm qua, chính sách này đã giúp các công ty Pháp kiểm soát trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản.

Mặc dù Tổng thống Pháp Francois Hollande luôn khẳng định, hành động can thiệp quân sự của Pháp vào Mali là không vì bất cứ lợi ích nào nhưng lịch sử vẫn còn đó, tàn dư của lịch sử vẫn không thể chối cãi. Và sự nghi nghờ của cộng đồng quốc tế đối với can thiệp quân sự của Pháp vào Mali không phải không có cơ sở.

Cho dù còn nhiều vấn đề đang gây tranh cãi nhưng việc Tổng thống Pháp Francois Hollande bất ngờ cho quân đội can thiệp vào Mali đã bước đầu khẳng định được hình ảnh ngoại giao của Pháp trên trường quốc tế. Bởi không giống như cuộc khủng hoảng tại Syria, sự hiện diện của Pháp lúc này là hợp pháp dựa vào Nghị quyết 2085 của Hội đồng Bảo an LHQ, cho phép can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng Mali chống lại phiến quân Hồi giáo.

Xây dựng được hình ảnh của Pháp trên trường ngoại giao là một bài toán khó đối với Tổng thống Francois Hollande. Tuy nhiên, để củng cố được hình ảnh của Pháp mới là điều quan trọng hơn cả, bởi vì thách thức đối với đương kim Tổng thống Hollande là liệu Pháp có sa lầy trong cuộc chiến ở Mali hay không, hệ quả của việc can thiệp quân sự vào đất nước từng là thuộc đĩa cũ của Pháp sẽ như thế nào và tác động đến khu vực cũng như thế giới ra sao?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ
Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ

(VOV) - Các nước châu Phi đang cố gắng đưa binh sỹ đến hỗ trợ cuộc chiến đánh đuổi phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ

Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ

(VOV) - Các nước châu Phi đang cố gắng đưa binh sỹ đến hỗ trợ cuộc chiến đánh đuổi phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Lực lượng quân sự Mali chưa đủ đối phó với phiến quân
Lực lượng quân sự Mali chưa đủ đối phó với phiến quân

(VOV) - EU sẽ cử khoảng 450-500 quân tới quốc gia Tây Phi này trong thời gian sớm nhất.

Lực lượng quân sự Mali chưa đủ đối phó với phiến quân

Lực lượng quân sự Mali chưa đủ đối phó với phiến quân

(VOV) - EU sẽ cử khoảng 450-500 quân tới quốc gia Tây Phi này trong thời gian sớm nhất.

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?
Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

(VOV) - Quyết định can thiệp quân sự được đưa ra chóng vánh, tuy nhiên bao giờ nó kết thúc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

(VOV) - Quyết định can thiệp quân sự được đưa ra chóng vánh, tuy nhiên bao giờ nó kết thúc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn
Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

(VOV) - Hiện Pháp đang triển khai khoảng 500 binh sĩ tại Mali và sự can thiệp này được Liên minh châu Âu (EU), NATO và Mỹ ủng hộ.

Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

(VOV) - Hiện Pháp đang triển khai khoảng 500 binh sĩ tại Mali và sự can thiệp này được Liên minh châu Âu (EU), NATO và Mỹ ủng hộ.

Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali
Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali

(VOV) - Người đứng đầu ngành quốc phòng Pháp cũng phủ nhận thông tin cho rằng quân đội Mali đã giành lại thị trấn chiến lược Kona.

Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali

Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali

(VOV) - Người đứng đầu ngành quốc phòng Pháp cũng phủ nhận thông tin cho rằng quân đội Mali đã giành lại thị trấn chiến lược Kona.

Nga ủng hộ các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại Mali
Nga ủng hộ các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại Mali

(VOV)-Theo đặc phái viên của Tổng thống Nga về châu Phi, Nga ủng hộ những nỗ lực quốc tế nhằm giúp Mali giải quyết cuộc khủng hoảng.

Nga ủng hộ các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại Mali

Nga ủng hộ các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại Mali

(VOV)-Theo đặc phái viên của Tổng thống Nga về châu Phi, Nga ủng hộ những nỗ lực quốc tế nhằm giúp Mali giải quyết cuộc khủng hoảng.

Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali
Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali

(VOV) - Cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong vòng 72 giờ tới, với trọng tâm là thị trấn Diabaly.

Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali

Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali

(VOV) - Cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong vòng 72 giờ tới, với trọng tâm là thị trấn Diabaly.

Binh lính đầu tiên của khu vực Tây Phi đến Mali
Binh lính đầu tiên của khu vực Tây Phi đến Mali

(VOV) - Theo kế hoạch, các quốc gia Tây Phi sẽ triển khai một lực lượng quân sự khoảng 3.300 binh sĩ tới Mali.

Binh lính đầu tiên của khu vực Tây Phi đến Mali

Binh lính đầu tiên của khu vực Tây Phi đến Mali

(VOV) - Theo kế hoạch, các quốc gia Tây Phi sẽ triển khai một lực lượng quân sự khoảng 3.300 binh sĩ tới Mali.

Chiến trường Mali: Mỹ sẽ hỗ trợ Pháp máy bay vận tải quân sự
Chiến trường Mali: Mỹ sẽ hỗ trợ Pháp máy bay vận tải quân sự

(VOV) - Chính phủ Mỹ hôm 17/1 đồng ý với yêu cầu của Pháp hỗ trợ phương tiện hàng không để chở binh sĩ và trang thiết bị tới Mali.

Chiến trường Mali: Mỹ sẽ hỗ trợ Pháp máy bay vận tải quân sự

Chiến trường Mali: Mỹ sẽ hỗ trợ Pháp máy bay vận tải quân sự

(VOV) - Chính phủ Mỹ hôm 17/1 đồng ý với yêu cầu của Pháp hỗ trợ phương tiện hàng không để chở binh sĩ và trang thiết bị tới Mali.

Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali
Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali

(VOV) - Các xe thiết giáp hạng nhẹ có thể được sử dụng nếu cần thiết, loại xe này đã được đưa từ Bờ Biển Ngà sang.

Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali

Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali

(VOV) - Các xe thiết giáp hạng nhẹ có thể được sử dụng nếu cần thiết, loại xe này đã được đưa từ Bờ Biển Ngà sang.

Pháp bắt đầu chiến dịch tấn công lên phía Bắc Mali
Pháp bắt đầu chiến dịch tấn công lên phía Bắc Mali

(VOV) - Binh sĩ Pháp và quân đội một số nước Tây Phi có thể sẽ giao chiến với phiến quân trong vài giờ tới.

Pháp bắt đầu chiến dịch tấn công lên phía Bắc Mali

Pháp bắt đầu chiến dịch tấn công lên phía Bắc Mali

(VOV) - Binh sĩ Pháp và quân đội một số nước Tây Phi có thể sẽ giao chiến với phiến quân trong vài giờ tới.