Mùa xuân và tình xuân trong ca khúc

VOV.VN -Cũng như các thi sĩ, mùa xuân là một chủ đề được các nhạc sĩ hào hứng viết lên bằng những giai điệu, thanh âm, ca từ mượt mà sâu lắng. 

Mỗi khi mùa xuân đến, nguồn cảm hứng lại càng dào dạt trong tâm hồn người nghệ sĩ trước khung cảnh đất trời trẻ lại, với hương xuân làm ngây ngất lòng người. Thế nhưng không phải ai cũng giống ai, vì cảm hứng mỗi người mỗi khác, tùy theo tâm trạng của từng người trong từng khoảnh khắc thời gian.

Cũng như các thi sĩ, mùa xuân là một chủ đề được các nhạc sĩ hào hứng viết lên bằng những giai điệu, thanh âm, ca từ mượt mà sâu lắng. Tiếng hát lời ca về mùa xuân thật nồng nàn, thắm đượm, mang lại cho công chúng món ăn tinh thần sảng khoái qua mọi thời gian và không gian, qua mọi giới hạn và ngăn cách.

Ngày xưa nếu như nhạc sĩ Thẩm Oánh thốt lên trong tâm trạng “Đàn Xuân tủi lòng, nảy cung đợi mong...” thì nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc (lời thơ Nguyễn Bính) cũng đầy suy tư  “Xuân đã đem mong nhớ trở về, lòng cô lái ở bến sông kia...”…

Nhạc sĩ La Hối (Thơ Thế Lữ) đã trẻ lại sau mùa xuân Cách mạng thành công của đất nước “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống. Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn đóa hồng. Ta muốn luôn cười với hoa” và “Vui sướng đi cho đời tươi sáng. Vui sướng đi cho lòng thêm tươi. Ta ca lên đón mừng xuân mới. Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái. Hát vang lên đời ta thắm tươi…”

Một tiết mục trong đêm nhạc "Khát vọng mùa xuân"

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã làm nên biết bao mùa xuân đầy hoa chiến thắng. Từ đó các nhạc sĩ đã viết nên những ca khúc lắng đọng tình người, tình dân tộc như: Mơ đời chiến sĩ (Lương Ngọc Trác, thơ Mạc Tần), Bài ca hy vọng (Văn Ký), Xuân chiến khu (Xuân Hồng), Chào anh Giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân), Cùng hành quân giữa mùa xuân (Hoàng Hà)…

Sau ngày đất nước thống nhất, những bài ca xuân vui tươi hơn, lắng đọng hơn trong mỗi nốt nhạc, trong mỗi lời ca, ví như: Mùa xuân đến rồi đó (Trần Chung), Mùa xuân trên quê hương (Hoài Mai), Cung đàn mùa xuân (Cao Việt Bách, thơ Lưu Trọng Lư), Một nét ca trù ngày xuân (Nguyễn Cường), Hà Nội mùa xuân (Văn Ký), Mùa xuân bên cửa sổ, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), Một mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn, thơ Thanh Hải), Lời tỏ tình mùa xuân (Thanh Tùng), Hơi thở mùa xuân (Dương Thụ), Mùa xuân gọi (Trần Tiến)…

Điểm qua trong hàng ngàn bản “Tình ca mùa xuân” ấy, chỉ nêu ra một số bài mà tôi nhớ để chúng ta có dịp ôn lại những giai điệu đẹp giữa mùa xuân này. Qua thư thính giả mà tôi đọc được trong những năm qua thì cứ đến mùa xuân, nhiều người hay nhắc đến ca khúc “Nụ cười sơn cước” của Tô Hải, ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp khi tác giả vừa khoác ba lô đi kháng chiến nhưng vẫn còn rất lãng mạn: “Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi, mây mờ buông xuống núi đồi...”. 

Một kỷ niệm riêng tư của chàng trai với một cô gái miền sơn cước thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai nghe cũng thấy man mác, bâng khuâng, thiết tha yêu đời. Tiết tấu valse tạo sự uyển chuyển, nhẹ nhàng cho giai điệu, như tâm hồn lâng lâng của con người.

Rồi ca khúc “Tình ca Tây Bắc” (Bùi Đức Hạnh, thơ Cầm Giang) là cảnh xuân về thật êm đềm, tươi thắm, thật nên thơ và lãng mạn của một vùng núi rừng đang trào dâng sức sống: “Rừng cây xanh lá muôn đóa hoa mai mừng đón xuân về. Vui trong nắng vàng từng đàn bướm trắng bay khắp rừng hoa. Ngập ngừng bên suối nước reo quanh mình như muôn tiếng đàn. Bâng khuâng nỗi lòng nhịp sáo ai đưa tiếng ca rộn vang. Rừng rừng hoa với chim ca vui tưng bừng. Suối nước trong xanh soi bóng anh và bóng em.... Một bài tình ca đặc sắc kết hợp được những chất liệu âm nhạc dân gian vùng núi rừng Tây Bắc với bút pháp hiện đại.

Rất nhiều thư hay nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Việt đã thiết tha trong âm hưởng của mùa xuân xa xứ, da diết nhớ về quê hương trong ca khúc Tình ca: “Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa – em hãy ngước mắt lên vui nhìn trời xanh bao la – chim bay dăng dăng trời nắng Xuân đẹp thay – tan cơn phong ba – mặt biển yên rồi đấy – em hãy nở nụ cười tươi xinh – như đóa hoa Xuân chào riêng anh – nói nhau những lời – qua đôi mắt xanh...

Nhà thơ Hữu Loan khi còn sống đã nói với chúng tôi lúc về thăm ông ở Thanh Hóa rằng, nhạc sĩ Trần Chung đã vẽ lại bức tranh tươi vui, đón xuân rộn ràng ở các vùng quê trong ca khúc Cô gái hội xuân (Nhạc Trần Chung, thơ Hữu Loan) mà nhà thơ từng chứng kiến: ”Đôi mắt em mang trời quê. Đẹp dáng em khi xuân về. Đường quê thơm đóa hoa nở... Câu hát em mang tình quê. Tình gái bên thôn Đoài. Tình trai bên thôn Thượng. Gặp nhau âu yếm bao lời... Gặp người em vẫn đợi. Hẹn hò em vẫn chờ...”. Chất dân ca đồng bằng Bắc bộ thể hiện trong ca khúc này đã làm xốn xang lòng người mỗi độ xuân về.

Trong một năm, mùa xuân là khoảng thời gian khiến con người có nhiều tâm trạng nhất. Kết thúc một năm cũ, mở ra một năm mới với bao điều hy vọng cùng nhiều nỗi niềm trăn trở suy ngẫm cho tương lai. Sự phong phú ấy đã được thể hiện rõ qua âm hưởng của những nét nhạc và lời ca, chan chứa tình xuân, tình người.  Và mỗi chúng ta cùng cảm ơn mùa xuân và những người đã hát về mùa xuân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và hai hành khúc quen thuộc
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và hai hành khúc quen thuộc

VOV.VN-Đã hơn 70 năm kể từ ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, quân và dân ta đã quen thuộc với thể loại “Hành khúc” trong đó có tác phẩm của Đỗ Nhuận.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và hai hành khúc quen thuộc

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và hai hành khúc quen thuộc

VOV.VN-Đã hơn 70 năm kể từ ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, quân và dân ta đã quen thuộc với thể loại “Hành khúc” trong đó có tác phẩm của Đỗ Nhuận.

Ba ca khúc về Đảng được nhiều người yêu thích
Ba ca khúc về Đảng được nhiều người yêu thích

VOV.VN -Ca khúc “Màu cờ tôi yêu”  lấy hình ảnh lá cờ liềm búa để thể hiện tình cảm của người viết đối với Đảng.

Ba ca khúc về Đảng được nhiều người yêu thích

Ba ca khúc về Đảng được nhiều người yêu thích

VOV.VN -Ca khúc “Màu cờ tôi yêu”  lấy hình ảnh lá cờ liềm búa để thể hiện tình cảm của người viết đối với Đảng.

Nhạc sĩ Ánh Dương và bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng“
Nhạc sĩ Ánh Dương và bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng“

VOV.VN -Nhạc sĩ Ánh Dương đã khéo vận dụng dân ca Nghệ Tĩnh để làm nên một tác phẩm âm nhạc dễ hát, dễ thuộc và đầy tình người đến thế.

Nhạc sĩ Ánh Dương và bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng“

Nhạc sĩ Ánh Dương và bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng“

VOV.VN -Nhạc sĩ Ánh Dương đã khéo vận dụng dân ca Nghệ Tĩnh để làm nên một tác phẩm âm nhạc dễ hát, dễ thuộc và đầy tình người đến thế.

Nhạc sĩ Văn Ký và bài hát “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi”
Nhạc sĩ Văn Ký và bài hát “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi”

VOV.VN -Ca khúc này không được viết theo chiều hướng ca ngợi chung chung, mà thông qua một con người cụ thể để tôn vinh một nghề cao quý, nghề "trồng người"...

Nhạc sĩ Văn Ký và bài hát “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi”

Nhạc sĩ Văn Ký và bài hát “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi”

VOV.VN -Ca khúc này không được viết theo chiều hướng ca ngợi chung chung, mà thông qua một con người cụ thể để tôn vinh một nghề cao quý, nghề "trồng người"...

“Em là mầm non của Đảng” - Ca khúc được bình chọn của thế kỷ XX
“Em là mầm non của Đảng” - Ca khúc được bình chọn của thế kỷ XX

VOV.VN -Đây là một trong tổng số 50 bài hát của giới nhạc sĩ được các thế hệ thiếu nhi bình chọn của thế kỷ XX.

“Em là mầm non của Đảng” - Ca khúc được bình chọn của thế kỷ XX

“Em là mầm non của Đảng” - Ca khúc được bình chọn của thế kỷ XX

VOV.VN -Đây là một trong tổng số 50 bài hát của giới nhạc sĩ được các thế hệ thiếu nhi bình chọn của thế kỷ XX.