“Vua Phật” – Xem để yêu, để hiểu lịch sử đất Việt

VOV.VN - “Vua Phật” là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức vị “Vua đời - Vua đạo” Trần Nhân Tông và được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật.

Đức vua Trần Nhân Tông được tôn vinh là Phật Hoàng hay Vua Phật không chỉ bởi Ngài xuất gia tu hành, lập Thiền phái Trúc lâm Yên Tử riêng có ở Việt Nam mà còn bởi cuộc đời và sự nghiệp của Ngài còn toát lên trí tuệ và đức hạnh tuyệt luân của Phật. 

Những tư tưởng, bài học mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông để lại cho hậu thế đến nay vẫn nguyên giá trị. Kỷ niệm 707 năm ngày nhập Niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông (1/11, âm lịch), nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam mắt khán giả vở cải lương “Vua Phật”. 

Với “Vua Phật” nhân cách, trí tuệ siêu quần của vua Trần Nhân Tông được khắc họa qua những câu chuyện, chi tiết tưởng như bình dị nhất. 
Nhiều khán giả xem xong đều cảm thấy tâm đắc với vở kịch và chia sẻ: "Tôi thấy rất là hay. Qua vở kịch tôi hiểu thêm về lịch sử, có nhiều cái trước mình lơ mơ, mình chưa hiểu lắm thì mình xem vở này mình hiểu rất là kỹ". hay "Vở này rất là hay, có ý nghĩa. Một là giáo dục đạo đức cho người dân, hai là nó truyền một thông điệp rất là mạnh mẽ đó là quản lý xã hội và quản lý đất nước phải bằng pháp luật, bằng tâm đức người cầm cân nảy mực để cố kết lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; "Vở này chủ yếu nói về tinh thần yêu nước truyền bá Phật pháp thời nhà Trần. Lịch sử phật giáo Việt Nam mình không bị ảnh hưởng của các nước như Trung Quốc hay Ấn Độ, phật của Việt Nam".

Với thời lượng 150 phút gồm 8 phân cảnh, vở diễn đã tái hiện một giai đoạn oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Đó là những năm tháng quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của các Vua Trần đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi, xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. 

Theo tác giả kịch bản văn học, Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, câu chuyện “Vua Phật” được viết để khán giả hôm nay hiểu Trần Nhân Tông là một đấng minh quân, không chỉ lừng lẫy chiến công mà còn biết “dựng đạo - tạo đời”. Ở ông, “Vua đời - Vua đạo”  là một.

Với thời lượng 150 phút gồm 8 phân cảnh, vở diễn đã tái hiện một giai đoạn oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc.
"Ngài vốn đã liễu đạo và là một bậc minh quân đã hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan quân Nguyên Mông và với ý chí dựng nước độc lập tự cường với phong cách của một nhà sư làm vua. Ngài đã liễu đạo từ lúc còn rất trẻ. Tức là Ngài đã mang tâm của một nhà sư, mang phong thái và tầm nhìn của một nhà sư. Cho nên dù là một bậc quân vương nhưng luôn luôn có tâm hồn, nhân thái, phong cách của một nhà sư" - Tiến sĩ Bùi Hữu Dược cho biết.

Với “Vua Phật” nhân cách, trí tuệ siêu quần của vua Trần Nhân Tông được khắc họa qua những câu chuyện, chi tiết tưởng như bình dị nhất. Như việc ông gả Huyền Trân công chúa cho Vua Chiêm là Chế Mân. Cuộc hôn nhân đâu chỉ để đổi lấy hai châu Ô, Lý, mà xa hơn, cao hơn là thông qua việc bang giao này muốn đưa tư tưởng thuần hậu, nhân từ, đức hiếu sinh của người Việt cảm hóa dân tộc Chăm Pa vốn hiếu chiến. 

Cải hóa đất nước quanh mình là cách giữ nước tốt nhất của Trần Nhân Tông. Hay như cách Ngài dạy vua con là Trần Anh Tông: “Giết hổ tưởng khó mà dễ hơn chia thịt hổ”. Bởi khi biết hổ dữ, ai cũng đồng lòng hướng mũi tên, chĩa ngọn giáo về phía hổ để giết cho bằng được. Nhưng khi chia thịt thì ai cũng muốn phần hơn. Giết hổ là làm vua thời loạn, còn chia thịt hổ là làm vua thời bình… 

 

Những câu chuyện kể về Phật Hoàng phải là những câu chuyện giản dị nhất, chân thực và nhiều xúc cảm nhất. 
Nghệ sĩ Quang Khải, người vào vai Phật hoàng Trần Nhân Tông chia sẻ: "Với trách nhiệm người nghệ sĩ phải thể hiện làm sao để khán giả tin rằng đó là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tất cả cảm xúc, biểu cảm, cái tâm, cái thần khí, từ ý sinh ra khí, sinh ra thần thì đó là cái cốt yếu nhất. Cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình. Vì trong Phật hoàng Trần Nhân Tông có rất nhiều đức tính mà chúng ta cần phải học".

“Vua Phật” còn hay ở nhiều cảnh sống động với nội dung phản ánh sự khốc liệt, mất mát đau thương do chiến tranh gây ra, những nỗ lực vươn lên của cả một dân tộc thường xuyên phải đối mặt với họa xâm lăng. 

Bên cạnh đó, việc Nhà hát Cải lương Việt Nam sử dụng hầu hết các diễn viên trẻ trong một vở diễn lịch sử cũng mang lại cho “Vua Phật” một màu sắc trẻ trung, tươi mới. Hay những màn múa võ, đánh kiếm được đưa vào một cách khéo léo cũng khiến vở diễn hấp dẫn hơn, sinh động hơn và có bản sắc hơn. 

Nghệ sĩ ưu tú Triệu Trung Kiên, đạo diễn vở cải lương “Vua Phật” cho biết: Những câu chuyện kể về Phật Hoàng phải là những câu chuyện giản dị nhất, chân thực và nhiều xúc cảm nhất. Nhóm sáng tạo chỉ biết kể về Ngài bằng một câu chuyện thực, bằng một cái tâm trong sáng nhất trong lòng ngưỡng mộ đối với Ngài. Chúng tôi không dùng thủ pháp, chúng tôi cố gắng đem rất nhiều ngôn ngữ nghệ thuật vào để cho khán giả thấy rằng ngoài một câu chuyện giản dị về Vua Phật, thì họ đang được thưởng thức một bữa tiệc chay thông qua ngôn ngữ mỹ thuật, múa, âm nhạc và đặc biệt là cách kể chuyện”.

Hơn 700 năm sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi Niết bàn, công hạnh của Ngài vẫn còn nguyên giá trị để hậu thế noi theo. Vở cải lương “Vua Phật” như nhắc lại những giá trị to lớn của lịch sử đất nước, lịch sử Phật giáo Việt Nam. 

Xem “ Vua Phật” để hiểu thêm yêu lịch sử, thêm tự hào về khí phách của cha ông, qua đó hun đúc ý chí độc lập tự cường trong mỗi người dân Việt Nam. Sau các đêm công diễn, “Vua Phật” sẽ được biểu diễn phục vụ công chúng vào Ngày giỗ Đức Phật Hoàng (1/11/2015 âm lịch), phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tổ chức biểu diễn tại các Trung tâm văn hóa Phật giáo, các đình chùa trên cả nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp
Khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp

VOV.VN -Tối 6/11, tại Nhà hát cải lương Cao Văn Lầu, TP. Bạc Liêu đã diễn ra lễ khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015.

Khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp

Khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp

VOV.VN -Tối 6/11, tại Nhà hát cải lương Cao Văn Lầu, TP. Bạc Liêu đã diễn ra lễ khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015.

Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa
Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của Đức vua Trần Nhân Tông, vở Cải lương “Vua Phật” được dàn dựng và ra mắt đông đảo công chúng.

Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa

Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của Đức vua Trần Nhân Tông, vở Cải lương “Vua Phật” được dàn dựng và ra mắt đông đảo công chúng.

“Hamlet” lên sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam
“Hamlet” lên sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam

VOV.VN -Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng vở “Hamlet” để phục vụ công chúng yêu sân khấu được thưởng thức một vở kịch kinh điển.

“Hamlet” lên sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam

“Hamlet” lên sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam

VOV.VN -Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng vở “Hamlet” để phục vụ công chúng yêu sân khấu được thưởng thức một vở kịch kinh điển.

Tái hiện hình tượng Mai Hắc Đế trên sân khấu cải lương
Tái hiện hình tượng Mai Hắc Đế trên sân khấu cải lương

VOV.VN -  Sau “Chuyện tình Khâu Vai”, PGS- TS Nguyễn Thế Kỷ sẽ tái ngộ khán giả yêu nghệ thuật truyền thống qua vở cải lương “Mai Hắc Đế”. 

Tái hiện hình tượng Mai Hắc Đế trên sân khấu cải lương

Tái hiện hình tượng Mai Hắc Đế trên sân khấu cải lương

VOV.VN -  Sau “Chuyện tình Khâu Vai”, PGS- TS Nguyễn Thế Kỷ sẽ tái ngộ khán giả yêu nghệ thuật truyền thống qua vở cải lương “Mai Hắc Đế”.