Khai hội Di tích cấp Quốc gia Thành Bản Phủ năm 2024

VOV.VN - Sáng nay 2/4, tại Khu Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2024.

Dự lễ khai mạc có ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; đoàn đại biểu các huyện: Phôn Thoong, tỉnh Luông Pha Băng; Mường Mày, tỉnh Phoong Sa Ly (Lào) và đại biểu của nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội; Hoà Bình; Thái Nguyên; Phú Thọ; Sơn La; Ninh Bình; Bắc Giang; Quảng Bình.

Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào ngày 24 -25/2 âm lịch để tưởng nhớ thủ lĩnh Hoàng Công Chất và Tướng Ngải, Tướng Khanh cùng nhân dân các dân tộc Mường Thanh chiến đấu anh dũng đánh tan giặc Phẻ, bảo vệ bản mường trong khu di tích cấp Quốc gia Thành Bản Phủ. Năm nay sự kiện này đánh dấu mốc kỷ niệm 270 năm chiến thắng của nghĩa quân Hoàng Công Chất, giải phóng Mường Thanh (1754-2024), đồng thời cũng là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024).

Tướng quân Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư, quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Năm 1748, nghĩa quân của Tướng quân Hoàng Công Chất cùng Tướng Ngải, Tướng Khanh là hai thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) vào tháng 5/1754. Để có căn cứ hoạt động lâu dài, Hoàng Công Chất đã cho xây dựng Thành Bản Phủ. Từ đó, căn cứ hoạt động của nghĩa quân đã phát triển ra khắp mười Châu của Phủ An Tây, phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc, phía Nam mở rộng xuống Hòa Bình-Ninh Bình- Thanh Hóa.

Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo kéo dài suốt 30 năm (1739-1769). Hoàng Công Chất đã tập hợp nhân dân các dân tộc vùng Hưng Hóa (Tây Bắc) thành một khối thống nhất, xây dựng mối tình đoàn kết ngược xuôi để cùng nhau đánh giặc giữ nước, bảo vệ núi rừng vùng biên cương Tổ quốc.

Lễ hội Thành Bản Phủ gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu, múa rồng, đọc chúc văn tưởng nhớ Hoàng Công Chất, dâng hương và nghi thức tế lễ. Phần hội là các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ X.

Ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: "Lễ hội Thành Bản Phủ là hoạt động tín ngưỡng với các nghi thức văn hóa dân gian được gìn giữ lâu đời nhằm duy trì và phát huy tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện Điện Biên, là dịp để nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong và ngoài huyện giao lưu, học hỏi lẫn nhau, là cơ hội để huyện quảng bá, tôn vinh những bản sắc văn hóa văn nghệ dân gian và tiềm năng thu hút phát triển du lịch của huyện cũng như của tỉnh Điện Biên".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giữ điệu Lượn Cọi của người Tày Bảo Lâm, Cao Bằng
Giữ điệu Lượn Cọi của người Tày Bảo Lâm, Cao Bằng

VOV.VN - Điệu Lượn Cọi, nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời của đồng bào Tày nơi đây đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điệu hát như những lời nhắn gửi yêu thương vẫn đang được đồng bào gìn giữ, phát huy hướng tới mục tiêu tạo dấu ấn riêng cho du lịch địa phương. 

Giữ điệu Lượn Cọi của người Tày Bảo Lâm, Cao Bằng

Giữ điệu Lượn Cọi của người Tày Bảo Lâm, Cao Bằng

VOV.VN - Điệu Lượn Cọi, nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời của đồng bào Tày nơi đây đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điệu hát như những lời nhắn gửi yêu thương vẫn đang được đồng bào gìn giữ, phát huy hướng tới mục tiêu tạo dấu ấn riêng cho du lịch địa phương. 

Bắc Ninh phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di sản văn hoá, cách mạng
Bắc Ninh phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di sản văn hoá, cách mạng

VOV.VN - Bên cạnh việc phát triển đô thị văn minh, hiện đại, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) đang chú trọng phát huy thế mạnh du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của hàng trăm di sản văn hoá, lịch sử, cách mạng tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Bắc Ninh phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di sản văn hoá, cách mạng

Bắc Ninh phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di sản văn hoá, cách mạng

VOV.VN - Bên cạnh việc phát triển đô thị văn minh, hiện đại, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) đang chú trọng phát huy thế mạnh du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của hàng trăm di sản văn hoá, lịch sử, cách mạng tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Mo Mường và Nghệ thuật Chèo được trình UNESCO là di sản văn hóa phi vật thể
Mo Mường và Nghệ thuật Chèo được trình UNESCO là di sản văn hóa phi vật thể

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ "Mo Mường" và "Nghệ thuật Chèo" trình UNESCO.

Mo Mường và Nghệ thuật Chèo được trình UNESCO là di sản văn hóa phi vật thể

Mo Mường và Nghệ thuật Chèo được trình UNESCO là di sản văn hóa phi vật thể

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ "Mo Mường" và "Nghệ thuật Chèo" trình UNESCO.