Nghệ sĩ Trần Phương – giọng đọc Nam bộ hấp dẫn

VOV.VN - Không chỉ có một giọng đọc hấp dẫn, nghệ sĩ Trần Phương đã đúc kết được lý luận về "Nghệ thuật nói trên Đài" nâng lên tầm kiến thức nghề nghiệp.

Tôi (nhạc sĩ Dân Huyền) biết Trần Phương từ năm 1957 khi anh mới về công tác ở Tổ nói của Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN), nhưng phải đến sau những ngày Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972, một “Đài TNVN thu nhỏ” được lệnh đi sơ tán cách Hà Nội hơn 600 km, chúng tôi cùng sống với nhau gần 2 năm… thì tôi mới hiểu thêm về anh - một người sống hết mình vì nghề và rất chân thành với các bạn đồng nghiệp.

Dạo đó, khi hai giọng đọc Hoàng Yến và Hà Phương chưa được bổ sung, ông Nguyễn Thơ (phát thanh viên) thấy tôi có giọng đọc được, nên cho tôi đọc bản tin thời sự với chị Phi Điểu, có hôm tôi đọc với anh Trần Phương (một giọng Nam, một giọng Bắc), anh hướng dẫn cho tôi cách lấy hơi, cánh nhấn chữ… rất chân tình mà cũng rất nghiêm khắc. Tôi cũng nhận ra thêm những cái hay của giọng đọc Nam Bộ đầy hấp dẫn này.

NSƯT Trần Phương tại cuộc giao lưu ở Đài PTTH tỉnh Hậu Giang ngày 21/6/2007

Cũng là giọng Nam Bộ, nhưng Lan Hương (người Bạc Liêu) rất dịu dàng trong "đọc chuyện đêm khuya", Minh Đạo (người Bến Tre) rất dõng dạc trong các bài bình luận, còn Trần Phương lại có được cả hai: Đọc truyện cũng hay mà đọc bình luận cũng tuyệt vời. Giọng đọc "trời phú" ấy đã góp thêm cho Đài TNVN một bản sắc Nam Bộ mà ngay cả người nghe của miền Bắc cũng khó quên.

Năm 1948 thôi học trường tỉnh, Trần Phương - tên khai sinh là Nguyễn Bá Thế - rời quê hương Bình Đức, Châu Thành, Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang) để tham gia kháng chiến trong Tiểu ban quân báo Long Châu Hà (Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên). Suốt 6 năm làm chiến sĩ quân báo đã để lại trong anh biết bao kỷ niệm đẹp về đồng đội, về tình quân dân. Những kỷ niệm đó anh đã mang theo khi tập kết ra Bắc năm 1954 và kể lại cho bạn bè ở tỉnh Thanh Hóa nghe những năm tháng sôi động ấy.

Tháng 12/1956, có ai ngờ rằng Nguyễn Bá Thế đã lọt vào vòng chung kết thi thử giọng đọc và được điều về Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó thính giả trong cả nước quen dần với tên Trần Phương, yêu mến giọng đọc của anh.

Tôi nhớ tết Quý Dậu (1993), Trần Phương ra ăn tết ở Hà Nội và vẫn góp giọng mình trong các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Và, lại có ai ngờ rằng, những người phát thanh viên cùng thời phần lớn đọc đến 25 năm là nghỉ hoặc chuyển công tác khác, riêng với Trần Phương vẫn bền bỉ, vẫn giữ được giọng đến 30 năm có lẻ. Từ ngày đất nước thống nhất, Trần Phương không những tham gia đọc các chương trình, mà còn góp phần đào tạo nhiều phát thanh viên cho các Đài địa phương ở Nam Bộ. Anh cũng là một trong những người ở tuổi 80 đã đúc kết được lý luận về "Nghệ thuật nói trên Đài" nâng lên tầm kiến thức nghề nghiệp, xứng đáng là một nghệ sĩ ưu tú.

Trong tập "Những lá thư thính giả" gửi về Đài Tiếng nói Việt Nam yêu mến giọng đọc của anh, tôi đã đọc đi đọc lại lá thư của cụ Thiên Giang ở số nhà 23/156, đường Nơ Trang Lơng, phường 7 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh: "Ngày xưa dưới chế độ phong kiến có Thị Độc Học Sĩ - một quan chức của Triều đình chuyên đọc chầu Vua. Ngày nay anh Trần Phương cũng là một Thị Độc Học Sĩ, nhưng không đọc cho một ông vua nghe mà đọc cho toàn dân nghe. Chức Thị Độc Học Sĩ ngày nay cao hơn nhiều so với ngày xưa. Chúc anh giữ mãi giọng đọc lâu dài để nhân dân cả nước trong đó có tôi được nhờ. Bởi vì chuyện chưa hay mà cứ để Trần Phương đọc cũng hóa hay".

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đài TNVN, xin được chia vui cùng anh Trần Phương và đội ngũ những người phát thanh viên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”

VOV.VN - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn sẽ là đạo diễn âm nhạc cho chương trình thực tế “Du ca Việt”, bắt đầu phát sóng trên VTV1 từ 25/7.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”

VOV.VN - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn sẽ là đạo diễn âm nhạc cho chương trình thực tế “Du ca Việt”, bắt đầu phát sóng trên VTV1 từ 25/7.

Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy
Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

VOV.VN -Gần 20 năm, nhạc sĩ An Thuyên nhóm lửa rồi cùng tập thể thổi bùng ngọn lửa cho biết bao thế hệ học trò thành những tài năng quân đội và đất nước.

Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

VOV.VN -Gần 20 năm, nhạc sĩ An Thuyên nhóm lửa rồi cùng tập thể thổi bùng ngọn lửa cho biết bao thế hệ học trò thành những tài năng quân đội và đất nước.

Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca
Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca

VOV.VN - Những tiết mục do Nhạc sĩ, Soạn giả Dân Huyền viết lời bao giờ cũng sâu lắng tình cảm với đất nước quê hương.

Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca

Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca

VOV.VN - Những tiết mục do Nhạc sĩ, Soạn giả Dân Huyền viết lời bao giờ cũng sâu lắng tình cảm với đất nước quê hương.

Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày
Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày

Chỉ trong thời gian ngắn, những “cây đại thụ” âm nhạc Việt: GS.TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phan Nhân; Phan Huỳnh Điểu; An Thuyên lần lượt về cuối trời.

Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày

Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày

Chỉ trong thời gian ngắn, những “cây đại thụ” âm nhạc Việt: GS.TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phan Nhân; Phan Huỳnh Điểu; An Thuyên lần lượt về cuối trời.