Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đóng góp 7% GDP vào năm 2030

VOV.VN - Thế giới đang đứng trước dấu mốc lịch sử mang tính thời đại, với sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số thay vì mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, qua đó, cũng xác định những giá trị mới của văn hóa thời đại mới.

Chủ trì cuộc họp về Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam (Chương trình) diễn ra sáng 4/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng Chương trình cần tương xứng với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, kế thừa, phát huy những quan điểm, chủ trương về nhiệm vụ văn hóa mang đặc trưng của thời đại; mạnh dạn xem xét, xác định những điểm nghẽn về lý luận, nhận thức để định hình, hoàn thiện cơ chế chính sách mới.

Đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, mục tiêu tổng quát của Chương trình là Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, tương xứng với vai trò, vị trí của ngành văn hóa trong điều kiện phát triển chung của đất nước, hướng tới mục tiêu đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai; Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người, hoàn thiện nhân cách, bản sắc và bản lĩnh Việt Nam; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Hoàn thiện thể chế, thiết chế cho hoạt động văn hóa từ Trung ương đến cơ sở; Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các ngành công nghiệp văn hóa; Tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào trong lĩnh vực hoạt động văn hóa... Đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP. 

Đóng góp về quan điểm, mục tiêu trong Chương trình, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Chương trình phải chuẩn bị kỹ về chủ trương, chính sách, pháp luật, tư tưởng, định hướng cho giai đoạn phát triển mới về văn hóa, lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng nêu ý kiến, Chương trình cần xem xét những mục tiêu ưu tiên, then chốt để bảo đảm tính khả thi: “Bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm đến Chương trình, nhất là phát triển thiết chế văn hóa trong trường học, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên cho các môn nghệ thuật, mỹ thuật…”. 

Chia sẻ quan điểm này, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị cách tiếp cận và nội hàm của Chương trình cần gọn gàng hơn để dễ thực hiện và đánh giá hiệu quả; tập trung vào cơ chế, chính sách đầu tư để phát triển văn hóa; đồng thời chú trọng và lĩnh vực văn hóa gia đình, văn hóa học đường, văn hóa xã hội. Lãnh đạo UBND TP.HCM đề xuất áp dụng mô hình thí điểm cơ chế có kiểm soát (sandbox) để phát triển văn hóa đa dạng, phân cấp giữa thành phố lớn, đô thị, khu vực nông thôn.

Giải quyết những hạn chế nổi cộm trong văn hóa

Tại cuộc họp, NSND Thuý Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nêu những vấn đề bức xúc về tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở vật chất của các đoàn nghệ thuật; hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật, lý luận phê bình; chưa có phương thức hiệu quả để đưa sân khấu vào trường học; nhiều địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động biểu diễn phục vụ nhân dân…

Do đó, trong quá trình triển khai Chương trình, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần làm rõ tiêu chí xác định mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên; phân định rõ cơ cấu nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội; khả năng tận dụng cơ chế, chính sách hiện có và phương án tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại… 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, hiện nay, thế giới đang đứng trước dấu mốc lịch sử mang tính thời đại, với sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số thay vì mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, qua đó, cũng xác định những giá trị mới của văn hóa thời đại mới.: “Đây là thời điểm của sự chuyển đổi, là yêu cầu bắt buộc, sống còn”. 

Bên cạnh đó, Chương trình cần tiếp tục triển khai các chủ trương phát triển văn hóa đã có với mục tiêu tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, bồi đắp các phẩm chất, giá trị cho xã hội, con người, đồng thời mang lại những giá trị vật chất thông qua công nghiệp văn hóa; hình thành những giá trị văn hóa mới trong dòng chảy thời đại gắn với kinh tế tri thức, đạo đức môi trường, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý vai trò quan trọng của doanh nhân hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa và cần có cách thức quản lý phù hợp với đặc thù của sản phẩm nghệ thuật. 

“Chúng ta cần thay đổi cơ bản, thể chế hoá đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý văn hóa. Trong đó, phân định rõ vai trò quản lý, đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cơ chế, chính sách động viên, huy động nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, mang lại lợi ích thiết thực, gắn với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh “xã hội hoá nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm đạt được các mục tiêu đặt ra”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện về người nghệ sĩ chuyên mang rối cạn đi "đánh xứ người"
Chuyện về người nghệ sĩ chuyên mang rối cạn đi "đánh xứ người"

VOV.VN - NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên là nữ nghệ sĩ múa rối đầu tiên của Việt Nam có chương trình độc diễn rối cạn tham gia các liên hoan múa rối thế giới. Bằng tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật rối cạn, chị mong muốn cùng những đứa con tinh thần của mình đưa văn hóa Việt đến gần hơn với khán giả trong nước và quốc tế.

Chuyện về người nghệ sĩ chuyên mang rối cạn đi "đánh xứ người"

Chuyện về người nghệ sĩ chuyên mang rối cạn đi "đánh xứ người"

VOV.VN - NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên là nữ nghệ sĩ múa rối đầu tiên của Việt Nam có chương trình độc diễn rối cạn tham gia các liên hoan múa rối thế giới. Bằng tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật rối cạn, chị mong muốn cùng những đứa con tinh thần của mình đưa văn hóa Việt đến gần hơn với khán giả trong nước và quốc tế.

Thừa Thiên Huế tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản
Thừa Thiên Huế tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Thừa Thiên Huế tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản

Thừa Thiên Huế tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

"Chấn hưng phải đi cùng với phát triển các giá trị văn hoá mới"
"Chấn hưng phải đi cùng với phát triển các giá trị văn hoá mới"

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình) phải chỉ ra những vấn đề cấp bách cần bảo vệ, bảo tồn, duy trì, phát huy; đồng thời xác định những giá trị mới, những đổi mới để phát triển văn hóa.

"Chấn hưng phải đi cùng với phát triển các giá trị văn hoá mới"

"Chấn hưng phải đi cùng với phát triển các giá trị văn hoá mới"

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình) phải chỉ ra những vấn đề cấp bách cần bảo vệ, bảo tồn, duy trì, phát huy; đồng thời xác định những giá trị mới, những đổi mới để phát triển văn hóa.