"Phố Ông Chảnh" - Hương vị Tết xưa giữa lòng Tây Đô

VOV.VN - Nằm trong con hẻm nhỏ dưới chân cầu Cái Răng, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, những năm qua “Phố Ông Chảnh” là địa chỉ quen thuộc để tham quan, chụp hình Tết xưa. Dù mỗi năm chỉ tái hiện một chủ đề do không gian nhỏ, nhưng “phim trường Xuân” này luôn được trang trí nhiều cụm tiểu cảnh đặc sắc, nổi bật nét văn hóa ăn Tết xưa đầy thi vị của người Nam bộ.

Bước đến đầu hẻm vào "Phố Ông Chảnh" đã nghe tiếng cười nói xôn xao của khách đến tham quan, chụp ảnh. Năm nay, "ông Chảnh" – tên gọi thân mật của anh Nguyễn Minh Nhật, người tạo nên phố Xuân độc đáo này - chọn chủ đề "Chiếu Bông" cho phim trường nhỏ được tạo dựng ngay con đường dân sinh, dài chỉ 50m.

Theo anh Nhật, chiếc chiếu, đôi chiếu từ xa xưa đã gắn liền với đời sống người Việt. Ở Nam bộ, chiếu còn được đi vào thơ ca, nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài ca cổ "Tình anh bán chiếu" làm nức lòng bao người mộ điệu. Đã 6 năm anh Nhật lên ý tưởng về Tết Xưa dưới nhiều chủ đề như: Lá dừa; Tết Nam – Bắc; Lồng đèn ngày Tết… Năm nay, chủ đề về chiếc chiếu nghĩ đơn giản, nhưng chắc chắn sẽ gợi lên cảm xúc cho khách tham quan, bởi nó gắn liền với ký ức tuổi thơ nhiều người, trong đó có anh.

"Tại sao năm nay lại chọn chủ đề chiếu là vì bà ngoại ngày xưa mỗi khi Tết đến Xuân về hay mua đôi chiếu mới, rồi trải trong nhà để khách đến uống trà, ăn bánh. Đôi chiếu mới có mùi thơm, rất là thơm, ngồi thấy thơm mùi lát phơi nắng. Mình nghĩ thay vì lấy chiếc chiếu treo lên thì kỳ, không thành cái cảnh, nên để ý trên chiếu người ta dệt có 5 màu chủ đạo, thế là mình lấy 5 màu đó thiết kế tạo cảnh này, cảnh kia để nó ra màu sắc rực rỡ, chụp hình lên sẽ đẹp hơn", anh Nhật cho biết.

"Phố Ông Chảnh" năm nào cũng trang trí tỉ mỉ với nhiều tiểu cảnh từ các vật liệu chủ đề. Không gian năm nay được tô điểm bởi góc họa tiết vẽ trên chiếu như bức tranh khắc họa nhân vật trong bài ca "Tình anh bán chiếu"; tấm phản có trải chiếu ngồi uống trà, đón tiếp khách; chiếc ghe bán chiếu và hoa quả ngày Tết; góc nhà có hoa mai – hoa đào và con lân đường phố;…

Chị Lê Thị Cẩm Loan, ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ, đã 2 năm cùng gia đình vào chụp hình Tết ở "Phố Ông Chảnh" chia sẻ: "Hồi trước tôi có lần đến chụp hình cưới ở đây, tôi rất ấn tượng và mong muốn đến lần thứ 2. Hôm nay, có thời gian rảnh nên tôi quay trở lại. Cả cách trang trí và sự đầu tư tuy không gian nhỏ nhưng cảnh ở đây rất là thu hút, cứ có sức cuốn nào đó. Đặc trưng đầu tiên là trang trí theo kiểu truyền thống, gợi nhớ lại kỷ niệm xa xưa, một không khí như góc nhỏ Tết cổ truyền của người Việt".

Nhằm chỉn chu cho phố Xuân, anh Nguyễn Minh Nhật đã đầu tư gần 200kg lác, khoảng 20 chiếc chiếu nhập từ làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Làng chiếu này nổi tiếng gần xa với nghề dệt chiếu cói, làm ra những chiếc chiếu bền chắc nhưng mềm mại, rực rỡ. Việc sử dụng chiếu của làng nghề Nam bộ không những giúp khách tham quan hiểu hơn về văn hóa ngày Tết mà còn lan tỏa nét đẹp của làng nghề truyền thống ở vùng đất này. 

Anh Trương Tân, đến từ tỉnh Vĩnh Long bày tỏ khi chụp hình tại "Phố Ông Chảnh": "Năm nay thay đổi hơn 2 – 3 năm về trước là có chiếu và góc này, góc kia đẹp hơn, sắc sảo hơn trong những ngày Tết, Xuân tràn về".

Không khí nhộn nhịp là vậy, nhưng ít ai nghĩ rằng "Phố Ông Chảnh" vào 6 năm trước chỉ là đường dân sinh tăm tối, không được đẹp. Xuất phát từ mong muốn làm nơi mình sinh sống sáng hơn, đẹp hơn,  anh Nguyễn Minh Nhật đã bỏ tiền ra đầu tư trang trí, tạo thêm không gian thư giãn cho bà con xóm làng. Sau này được nhiều người biết và đến đây chụp ảnh nên anh Nhật đã mở thêm dịch vụ trang điểm kèm chụp ảnh nhằm kiếm kinh phí để duy trì, sửa chữa và bố trí nhiều tiểu cảnh mới cho năm sau.

Người dân ở đây cứ mỗi năm gần đến Tết là vui vẻ nhường sân, hỗ trợ cho anh Nhật bố trí tiểu cảnh mới. Dần dà, tình làng nghĩa xóm lại thắt chặt hơn. Anh Phạm Trường Giang, người dân sống tại phường Lê Bình, quận Cái Răng cho biết: "Anh Nhật mỗi năm đều đem đến một giá trị đặc biệt về Tết xưa cho khu phố này, mỗi năm là một chủ đề khác nhau, đem lại màu sắc mới mẻ cho khu phố. Tôi thấy năm nay anh Nhật tái hiện lại chiếc ghe ở chợ nổi, những cái bếp lò… Nếu là người dân miền Tây hình ảnh ghe xuồng là hình ảnh rất quen thuộc nên khi tái hiện lại thì làm cho mọi người cảm thấy gần gũi về cái Tết ở miền Tây mình".

Dù luôn tự bỏ kinh phí từ vài chục đến trăm triệu đồng để thiết kế khu phố, nhiều khi không thể thu hồi đủ vốn nhưng anh Nguyễn Minh Nhật vẫn không từ bỏ mong muốn mang Tết xưa đến với mọi người, mọi nhà: "Khi Tết đến mọi người thường nghĩ đến “Phố Ông Chảnh”, nó giống địa điểm thường niên hàng năm khi người ta muốn chụp hình Tết, nên không có lý do gì tôi bỏ tôi không làm nữa cả. Rất là vui, rất hạnh phúc về sự yêu thương của xóm làng, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để tôi có thể làm cũng như mọi người ủng hộ mô hình này. Tôi cũng rất hạnh phúc khi mô hình làm lên nhiều khu phố khác của những tỉnh/thành khác đến đây học hỏi và làm tại xóm làng của họ. Đây là điều chứng minh tôi đã lan truyền được, lan tỏa được giá trị gìn giữ Tết xưa".

Tết xưa của người dân Nam bộ bao hàm rất nhiều phong tục, tập quán, khu phố này không thể khắc họa hết sự đặc sắc đó, nhưng với cái tình gửi trọn trong từng chủ đề, “Phố Ông Chảnh” vẫn là địa điểm góp phần lưu giữ truyền thống và nâng tầm hiểu biết cho thế hệ trẻ về cái Tết mộc mạc thuở xưa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngắm mai vàng “khủng” tại lễ hội Hoàng Mai xứ Huế
Ngắm mai vàng “khủng” tại lễ hội Hoàng Mai xứ Huế

VOV.VN - Hoàng Mai Huế là loài hoa bản địa, đặc hữu cho vùng đất Huế, được trồng rất lâu đời từ trong cung đình, phủ đệ, sân đình, cửa chùa cho đến sân nhà của những người dân Cố đô. Hoàng Mai Huế dần trở thành biểu tượng sắc xuân hết sức thân thuộc, biểu trưng cho thiên nhiên và con người xứ Huế.

Ngắm mai vàng “khủng” tại lễ hội Hoàng Mai xứ Huế

Ngắm mai vàng “khủng” tại lễ hội Hoàng Mai xứ Huế

VOV.VN - Hoàng Mai Huế là loài hoa bản địa, đặc hữu cho vùng đất Huế, được trồng rất lâu đời từ trong cung đình, phủ đệ, sân đình, cửa chùa cho đến sân nhà của những người dân Cố đô. Hoàng Mai Huế dần trở thành biểu tượng sắc xuân hết sức thân thuộc, biểu trưng cho thiên nhiên và con người xứ Huế.

Về miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
Về miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

VOV.VN - Đắk Nông là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá lại được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ, nhiều danh lam, thắng cảnh đã được tổ chức UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Những tiềm năng, lợi thế ấy đang được tỉnh Đắk Nông khai thác, phát huy cho phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.

Về miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Về miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

VOV.VN - Đắk Nông là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá lại được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ, nhiều danh lam, thắng cảnh đã được tổ chức UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Những tiềm năng, lợi thế ấy đang được tỉnh Đắk Nông khai thác, phát huy cho phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.

Ice Jungle Phú Quốc: Du xuân tại xứ sở ánh sáng diệu kỳ
Ice Jungle Phú Quốc: Du xuân tại xứ sở ánh sáng diệu kỳ

VOV.VN - Lễ hội “Ice cũng có Tết” được tổ chức tại Phú Quốc từ 29 Tết, dự kiến sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ với rất nhiều hoạt động thú vị chưa từng có tại Đảo Ngọc.

Ice Jungle Phú Quốc: Du xuân tại xứ sở ánh sáng diệu kỳ

Ice Jungle Phú Quốc: Du xuân tại xứ sở ánh sáng diệu kỳ

VOV.VN - Lễ hội “Ice cũng có Tết” được tổ chức tại Phú Quốc từ 29 Tết, dự kiến sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ với rất nhiều hoạt động thú vị chưa từng có tại Đảo Ngọc.

Phụ nữ bản Mông góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc
Phụ nữ bản Mông góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc

VOV.VN - Vốn là người con của đồng bào Mông sẵn biết nghề thêu thùa, may vá, nhận thấy nhu cầu thị trường hiện nay về trang phục dân tộc ngày càng nhiều, chị Thào Thị Dế đã quyết định đầu tư đi học cắt may cơ bản, rồi mở tiệm may trang phục dân tộc Mông.

Phụ nữ bản Mông góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc

Phụ nữ bản Mông góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc

VOV.VN - Vốn là người con của đồng bào Mông sẵn biết nghề thêu thùa, may vá, nhận thấy nhu cầu thị trường hiện nay về trang phục dân tộc ngày càng nhiều, chị Thào Thị Dế đã quyết định đầu tư đi học cắt may cơ bản, rồi mở tiệm may trang phục dân tộc Mông.