Thứ trưởng Bộ TT&TT: "Xâm lăng văn hoá đang vào tận phòng ngủ của mỗi gia đình"

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Lâm, cuộc "xâm lăng văn hóa" đã đến rất gần, hiện diện trong cuộc sống thường nhật của người dân.

Nỗi lo "xâm lăng văn hóa" 

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam diễn ra ngày 22/12, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, hiện nay bên cạnh lực lượng chính thống chúng ta quan sát và quản lý được thì có một lực lượng sáng tạo nội dung trên mạng mang về doanh thu lớn. Thống kê số thu thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thông báo năm nay riêng các nền tảng số xuyên biên giới đăng ký nộp thuế đã thu được 8.000 tỉ đồng, có những doanh nghiệp nộp tương ứng 10% doanh thu, có những doanh nghiệp tương ứng 5%.

"Như vậy chỉ riêng khu vực trên mạng, nội dung số doanh thu quảng cáo khoảng 4 tỷ USD, trong đó 70% là nước ngoài, chúng ta chỉ thu được phần nhỏ", Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay.

Thứ trưởng Bộ TT&TT đề xuất, trong chuyển đổi số phải dùng cả công nghệ và các phương pháp khác để quan sát được đầy đủ lĩnh vực này, có bộ đo chính thức, chính xác, đầy đủ và không nhầm. Bên cạnh đó, cần sớm có phương thức và mô hình phát triển. Dù trong báo cáo của Bộ VHTT&DL có rất nhiều nội dung và chi tiết nhưng chúng ta còn thiếu phần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế dù các nước xung quanh chúng ta có rất nhiều tương đồng về văn hóa, cách làm, xuất phát điểm có thể tham khảo.

Đặc biệt trong những quyết sách tới đây, Nhà nước cần thúc đẩy công nghiệp văn hóa bằng biện pháp tham gia thị trường như là một khách hàng lớn của văn hóa, là khách hàng khó tính nhưng cũng là khách hàng sòng phẳng có đủ nguồn lực để trang trải. 

Cũng theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, hiện nay, chúng ta đang chứng kiến thực trạng gọi là "xâm lăng văn hóa", vào tận phòng ngủ của mỗi gia đình, hiện diện trên điều khiển tivi, xem YouTube, các kênh nước ngoài dễ hơn Truyền hình Việt Nam. Để lập lại trật tự và cân bằng ở lĩnh vực này, từ năm 2024, Bộ TT&TT đề nghị tất cả các nền tảng ti vi thông minh của Việt Nam phải cài sẵn các ứng dụng về báo chí, truyền hình.

"Tới đây nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ VHTT&DL sẽ phối hợp đề xuất có quyết định của Thủ tướng bắt buộc cài sẵn ứng dụng nền tảng OTT lên các sản phẩm thiết bị thông minh. Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của Bộ Công Thương ở lĩnh vực này. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sớm đề xuất một số thể chế, đặc biệt trong hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Báo chí lần này đưa chính sách xuất khẩu các sản phẩm văn hóa thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình trên không gian số", ông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Định vị lại tính giải trí

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, đã đến lúc chúng ta phải định vị lại tính giải trí. Điển hình như người Hàn Quốc đã đưa ra một khái niệm mới là nông nghiệp giải trí, ghép nông nghiệp và giải trí trở thành một thuật ngữ, một sản phẩm mang lại giá trị thương mại đặc sắc.

"Tại Bắc Giang vừa qua, có sự kiện văn hoá - thời trang kết hợp với nông nghiệp trong mùa vải Lục Ngạn để kết nối bán hàng đã tạo ra sự lan toả tốt, thu hút được sự quan tâm và rất hiệu quả. Sự sáng tạo trong văn hoá, nông nghiệp - nông thôn còn vô vàn dư địa dành cho các nhà sáng tạo nội dung. Chúng ta có thể áp dụng và phát huy sức mạnh này tại nhiều địa phương với đa dạng các sản phẩm làng nghề thông qua chuyển đổi số, các nền tảng. Chúng ta không nên xem nhẹ yếu tố giải trí mà phải coi đó tiềm lực quan trọng", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực hấp dẫn của văn hoá tạo ra hiệu ứng lớn. Điển hình như phim Hàn Quốc đi tới đâu thì các sản phẩm của Hàn Quốc đi ra thế giới tới đó. Quảng cáo từ phim đã cộng hưởng để tạo ra nguồn kinh phí lớn, hiệu ứng tốt. Đó cũng là không gian phát triển cho các nhà làm văn hoá. Thậm chí, chúng ta có thể nhìn văn hoá ở khía cạnh bán hàng. Gần đây, tỉnh Phú Yên đã sử dụng phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" để làm thương hiệu du lịch cho tỉnh và tương đối thành công. Đây chính là sức mạnh của văn hoá.

Nhìn rộng ra, công nghiệp văn hoá không chỉ mang lại giá trí kinh tế mà là giá trị sâu xa trong quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương và các sản phẩm mang đậm bản sắc. Vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần khai phá ra những không gian phát triển mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng: Nhiều điểm nhấn văn hóa trong năm 2023
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng: Nhiều điểm nhấn văn hóa trong năm 2023

VOV.VN - Năm 2023, với nhiều giải pháp quyết liệt, ngành Văn hóa đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng, bắt đầu trước hết từ việc đổi mới tư duy làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng: Nhiều điểm nhấn văn hóa trong năm 2023

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng: Nhiều điểm nhấn văn hóa trong năm 2023

VOV.VN - Năm 2023, với nhiều giải pháp quyết liệt, ngành Văn hóa đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng, bắt đầu trước hết từ việc đổi mới tư duy làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa.

Công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người
Công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người

VOV.VN - Tại hội nghị bàn về công nghiệp văn hóa của Việt Nam, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhận định công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người, phát triển kinh tế - xã hội, giúp bảo vệ sự đa dạng sinh thái.

Công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người

Công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người

VOV.VN - Tại hội nghị bàn về công nghiệp văn hóa của Việt Nam, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhận định công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người, phát triển kinh tế - xã hội, giúp bảo vệ sự đa dạng sinh thái.

Nhiều giải pháp đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa
Nhiều giải pháp đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Sáng 22/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp nhằm tìm ra những giải pháp để lĩnh vực này trong thời gian tới gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng của Việt Nam.

Nhiều giải pháp đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Nhiều giải pháp đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Sáng 22/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp nhằm tìm ra những giải pháp để lĩnh vực này trong thời gian tới gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng của Việt Nam.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Tấn công mạng có thể giết chết một cá nhân
Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Tấn công mạng có thể giết chết một cá nhân

VOV.VN - Tại Hội nghị bàn về công nghiệp văn hóa của Việt Nam, Đạo diễn Hoàng Nhật Nam (Công ty Sen Vàng) bày tỏ lo ngại sản phẩm văn hóa chịu tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, những hội anti điều hướng dư luận có thể giết chết tương lai, danh dự của một người...

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Tấn công mạng có thể giết chết một cá nhân

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Tấn công mạng có thể giết chết một cá nhân

VOV.VN - Tại Hội nghị bàn về công nghiệp văn hóa của Việt Nam, Đạo diễn Hoàng Nhật Nam (Công ty Sen Vàng) bày tỏ lo ngại sản phẩm văn hóa chịu tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, những hội anti điều hướng dư luận có thể giết chết tương lai, danh dự của một người...