Truyện ngắn: "Cây đại học" - Viết tiếp những ước mơ

VOV.VN - Trong sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, những cô gái vẫn không nguôi ước mơ sau này được tiếp tục đi học, tâm hồn họ vẫn trong trẻo như suối rừng, vẫn lãng mạn và đẹp như những đóa phong lan treo đầy quanh trạm.

Câu chuyện chúng ta vừa nghe nằm trong bối cảnh Trường Sơn năm 1971, những tháng ngày ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhân vật chính của truyện là trung đội trưởng Nguyễn Kháng, người nhận nhiệm vụ quản lý một trạm xăng dầu giữa rừng Trường Sơn và đặt các đường ống dẫn xăng dầu ẩn mình dưới rừng già.

Hai nhân vật nữ xuất hiện sau nhân vật chính là Phượng và Dịu, hai cô gái được bổ sung từ hậu phương vào, giữ nhiệm vụ lắp đặt và sửa chữa cơ khí. Chính hai cô gái đã tạo ra một bầu không khí sinh động, tươi tắn, mới mẻ cho cả trạm xăng dầu, cũng là tạo nên vẻ đẹp cho truyện ngắn này. Giọng điệu trần thuật của tác giả cũng thay đổi kể từ khi xuất hiện hai nhân vật nữ.

Người đọc sẽ còn nhớ thật nhiều những đoạn tâm sự giữa hai cô gái, những câu nói đùa, những phút thẫn thờ, và cả những tình huống dở khóc dở cười của Phượng và Dịu. Trong sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, những cô gái vẫn không nguôi ước mơ sau này được tiếp tục đi học, tâm hồn họ vẫn trong trẻo như suối rừng, vẫn lãng mạn và đẹp như những đóa phong lan treo đầy quanh trạm.

Trở lại với nhan đề của truyện ngắn, đây thực sự là một cách gọi tên gây nhiều bất ngờ và ấn tượng. Cả một thế hệ thanh niên Việt Nam đã “xếp bút nghiên lên đường ra trận”, rồi để lại những ký ức, những nỗi nhớ và cả bao mơ ước của mình khắc lên vỏ cây giữa rừng già. Biết bao người trong số đó đã ngã xuống, để lại phần khắc tên như những dòng chữ cuối cùng trong cuộc đời.

Phần kết của truyện gây nhiều xúc động khi Phượng trúng bom hy sinh, tay vẫn ôm mảnh gỗ từ thân “cây đại học” để kê vào đường ống dẫn dầu. Chi tiết những sợi tóc của Phượng mắc vào vỏ gỗ mà không ai nỡ gỡ ra là một chi tiết đầy ảm ảnh.

Cái kết của truyện tuy buồn thương nhưng nó không làm người ta yếu lòng, trái lại, sự hy sinh ấy như tiếp thêm sức mạnh cho những người đang sống để tiếp tục chiến đấu kiên cường. Chính họ sẽ viết tiếp những ước mơ cho bao đồng đội đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyện ngắn: "Cơn đau dĩ vãng"- Đoạn đời sau chiến trận
Truyện ngắn: "Cơn đau dĩ vãng"- Đoạn đời sau chiến trận

VOV.VN - Ba người lính, ba người bạn chí cốt trong truyện ngắn của nhà văn Trung Sỹ, mỗi người đều rời chiến trường với những thương tích chiến trận, xót xa cơn đau dĩ vãng khi trở về đời thường.

Truyện ngắn: "Cơn đau dĩ vãng"- Đoạn đời sau chiến trận

Truyện ngắn: "Cơn đau dĩ vãng"- Đoạn đời sau chiến trận

VOV.VN - Ba người lính, ba người bạn chí cốt trong truyện ngắn của nhà văn Trung Sỹ, mỗi người đều rời chiến trường với những thương tích chiến trận, xót xa cơn đau dĩ vãng khi trở về đời thường.

Truyện ngắn “Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành
Truyện ngắn “Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

VOV.VN -Đọc truyện "Một khúc sông sâu" của tác giả Nguyễn Hồng, người đọc cảm nhận được nỗi đau của người lính khi biết vợ mình kiên quyết chạy theo những mê lầm dục vọng. Nhưng người đàn ông ấy lại tha thứ cho vợ hết lần này đến lần khác.

Truyện ngắn “Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

Truyện ngắn “Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

VOV.VN -Đọc truyện "Một khúc sông sâu" của tác giả Nguyễn Hồng, người đọc cảm nhận được nỗi đau của người lính khi biết vợ mình kiên quyết chạy theo những mê lầm dục vọng. Nhưng người đàn ông ấy lại tha thứ cho vợ hết lần này đến lần khác.

Truyện ngắn “Hương của một đời": Buồn vui kiếp người
Truyện ngắn “Hương của một đời": Buồn vui kiếp người

VOV.VN - Cả đời chị Điền trong truyện ngắn "Hương của một đời" là cả một đời tự trách, không muốn phiền lụy ai, chỉ lo sống cho gia đình mà quên mất bản thân mình.

Truyện ngắn “Hương của một đời": Buồn vui kiếp người

Truyện ngắn “Hương của một đời": Buồn vui kiếp người

VOV.VN - Cả đời chị Điền trong truyện ngắn "Hương của một đời" là cả một đời tự trách, không muốn phiền lụy ai, chỉ lo sống cho gia đình mà quên mất bản thân mình.

Truyện ngắn "Thu của ngàn năm trước": Cổ tích tình người
Truyện ngắn "Thu của ngàn năm trước": Cổ tích tình người

VOV.VN - Có những điều khi đã thành dĩ vãng, thật xa xôi, không thể trở lại, ta mới thấy nhớ tiếc. Ai bảo người giàu, người thành đạt không có nỗi lo, không có nỗi buồn, không khi nào có thời giờ để trống vắng, lạc lõng.

Truyện ngắn "Thu của ngàn năm trước": Cổ tích tình người

Truyện ngắn "Thu của ngàn năm trước": Cổ tích tình người

VOV.VN - Có những điều khi đã thành dĩ vãng, thật xa xôi, không thể trở lại, ta mới thấy nhớ tiếc. Ai bảo người giàu, người thành đạt không có nỗi lo, không có nỗi buồn, không khi nào có thời giờ để trống vắng, lạc lõng.