Đích đến của nông sản Việt

VOV.VN-Muốn để nông sản Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận thì cần thay đổi thói quen canh tác, chế biến sản phẩm.

Vốn được biết đến là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản với số lượng lớn, thế nhưng con số 90% xuất thô đang chỉ ra nhiều bất cập của nông sản Việt. Với thị trường ngoài nước là sự bị động, phụ thuộc vào bạn hàng, còn trong nước là tình trạng nông dân- những người trực tiếp sản xuất đang dần bỏ ruộng bởi không tìm thấy động lực gắn bó với nghề. Giải quyết bất cập này, đích đến không thể khác ngoài nâng cao giá trị sản phẩm cho nông sản.

Thời điểm cuối năm được nhìn nhận là giai đoạn khó khăn về thị trường khi hàng loạt các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, ca cao bị sụt giảm về số lượng xuất khẩu một cách đáng lo ngại. Mất mùa, ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng gay gắt… là những lý do được đưa ra để lý giải cho tình trạng này. Tuy nhiên, sâu xa, đằng sau câu chuyện giảm sản lượng xuất khẩu có thể thấy là tình trạng bị động của các doanh nghiệp trong điều tiết thị trường, là giá cả cũng như số lượng nông sản xuất khẩu luôn trong trạng thái bất ổn!

Để nông sản Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận thì cần thay đổi thói quen canh tác, chế biến sản phẩm

Từ trước đến nay, thế mạnh của nông sản Việt tại thị trường nước ngoài chủ yếu là sản lượng chứ không phải chất lượng. Vậy nhưng chuyện “ăn xổi” giờ đã quá lỗi thời. Khi nhu cầu thị trường đang đòi hỏi ngày càng cao những sản phẩm có sự góp mặt của yếu tố khoa học công nghệ, bắt buộc chúng ta phải tính đến việc giảm số lượng, mà tập trung tăng về chất, để qua đó có thể giúp nông dân tăng thu nhập cũng như nâng cao giá trị sản phẩm. Muốn làm được điều này, phải tính đến yếu tố chuỗi giá trị trong từng khâu sản xuất, áp dụng chuyên môn hóa, chuyển từ tập trung đầu tư vào công đoạn sản xuất sang đầu tư cho cả những khâu tạo giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sau thu hoạch. Và quan trọng hơn cả là có sự gắn kết chặt chẽ với các nhà khoa học-  nhằm đưa khoa học hỗ trợ đắc lực cho sản xuất trong việc chuyển giao giống cây, con đạt chất lượng cũng như trong khâu chế biến, bảo quản, đóng gói thành phẩm.

Nhìn sang các nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản, có thể học tập được rất nhiều kinh nghiệm. Lấy một ví dụ hết sức đơn giản từ mặt hàng lúa gạo. Tại các quốc gia này, khái niệm về lúa, gạo không chỉ đơn thuần theo nghĩa đen là một loại ngũ cốc phục vụ các bữa ăn trong từng gia đình, mà còn được hiểu một cách rộng hơn với rất nhiều sản phẩm được chế biến tinh, được tính toán một cách kỹ lưỡng để qua đó tăng giá trị sử dụng, giá bán trên thị trường. Từ các sản phẩm phục vụ cho việc làm đẹp của quý bà, quý cô, như mặt nạ dưỡng da chiết xuất từ cám gạo đến sản phẩm ăn kiêng bổ dưỡng, hay những loại thức ăn nhanh, đồ uống được pha trộn, chế biến tùy theo khẩu vị của người dùng…

Tương tự, các sản phẩm nông sản như ngô, khoai, sắn ngoài việc làm lương thực, có thể chế biến thành các sản phẩm ăn nhanh, sản phẩm dinh dưỡng, đồ uống… tốt cho sức khỏe. Còn phế phụ phẩm có thể dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi... Nếu chúng ta xác định tốt phân khúc thị trường để từ đó đầu tư vào sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn của bạn hàng và của thị trường mục tiêu mà mình hướng đến- thì giá trị nông sản mới tương xứng với hiệu quả sản xuất. Và khi đó, chúng ta mới có thể tăng được giá bán, tăng giá trị lợi nhuận.

Những vấn đề, việc cần làm đã được chỉ ra, tuy nhiên để mục tiêu tăng giá trị cho hàng nông sản hướng tới xuất khẩu tới đích thì hơn ai hết chính những doanh nghiệp, những người nông dân phải nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen canh tác, chế biến của mình để những sản phẩm của mình làm ra thực sự an toàn và được người tiêu dùng thế giới đón nhận. Từ đó, hình ảnh và chỗ đứng của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới mới thực sự bền vững.

Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trong thời gian tới hy vọng sẽ là một giải pháp, thêm một động lực giúp nông sản Việt bắn một mũi tên trúng 2 đích. Đó là nâng cao được giá trị và giúp nông dân được hưởng lợi từ chính thành quả của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh
Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh

Trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước giảm 12%.

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh

Trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước giảm 12%.

Nông sản Việt Nam bị cạnh tranh mạnh ở Hàn Quốc
Nông sản Việt Nam bị cạnh tranh mạnh ở Hàn Quốc

Tập trung ở các mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như cà phê, cao su, thủy sản…

Nông sản Việt Nam bị cạnh tranh mạnh ở Hàn Quốc

Nông sản Việt Nam bị cạnh tranh mạnh ở Hàn Quốc

Tập trung ở các mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như cà phê, cao su, thủy sản…

Tổng kết mô hình sản xuất kinh doanh nông sản theo VietGAP
Tổng kết mô hình sản xuất kinh doanh nông sản theo VietGAP

VOV.VN-Từ năm 2007 đến nay, 20 mô hình điểm về trồng trọt-chăn nuôi-giết mổ và kinh doanh thực phẩm tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tổng kết mô hình sản xuất kinh doanh nông sản theo VietGAP

Tổng kết mô hình sản xuất kinh doanh nông sản theo VietGAP

VOV.VN-Từ năm 2007 đến nay, 20 mô hình điểm về trồng trọt-chăn nuôi-giết mổ và kinh doanh thực phẩm tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản
Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

VOV.VN- Tại tỉnh Long An, nhiều nông sản khi xây dựng được thương hiệu đã tăng giá trị và gia tăng lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp.

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

VOV.VN- Tại tỉnh Long An, nhiều nông sản khi xây dựng được thương hiệu đã tăng giá trị và gia tăng lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp.

Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013
Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013

VOV.VN-Điểm mới nhất ở hội chợ là giới thiệu các sản phẩm sạch, đang là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, chè, cà phê, ca cao...

Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013

Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013

VOV.VN-Điểm mới nhất ở hội chợ là giới thiệu các sản phẩm sạch, đang là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, chè, cà phê, ca cao...

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?
Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

VOV.VN-Muốn tăng giá trị nông sản, phải linh hoạt các mô hình sản xuất, phát huy sản xuất theo chuỗi giá trị, coi trọng maketing nông sản.

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

VOV.VN-Muốn tăng giá trị nông sản, phải linh hoạt các mô hình sản xuất, phát huy sản xuất theo chuỗi giá trị, coi trọng maketing nông sản.